KFC Trung Quốc thử nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt để thanh toán
Tại cửa hàng KPro của KFC Trung Quốc, khách hàng không cần dùng tới tiền mặt, thẻ tín dụng hay smartphone
Tại cửa hàng KPro của KFC Trung Quốc, khách hàng không cần đến tiền mặt, cũng chẳng cần thẻ tín dụng hay di động thông minh (smartphone). Trong mọi bước từ đặt món cho tới thanh toán, họ chỉ cần đưa khuôn mặt của mình vào trước máy quét với công nghệ nhận diện khuôn mặt do Ant Financial, công ty tài chính thuộc tập đoàn Alibaba, phát triển.
Theo CNN, công nghệ mới này được Ant Financial ra mắt tại một nhà hàng của KFC tại phía đông thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Thực khách tới dùng bữa tại nhà hàng KPro của KFC tại Trung Quốc có thể đặt món tại thiết bị điện tử gắn trên tường của cửa hàng và "thanh toán bằng khuôn mặt” của mình.
Sau khi máy quét, nếu nhận diện khuôn mặt được xác nhận trùng khớp với dữ liệu về ảnh chứng minh thư lưu trên hệ thống, khách hàng chỉ việc nhập số điện thoại và thanh toán được hoàn tất ngay lập tức.
Sau khi thanh toán, họ vẫn được phục vụ bởi các nhân viên của cửa hàng như bình thường.
Hệ thống mới này tại cửa hàng KFC được vận hành dựa trên nền tảng thanh toán điện tử Alipay của Ant Financial. Với hơn nửa tỷ người dùng trên khắp thế giới, nền tảng này hiện đã cho phép đăng nhập vào ứng dụng tiếng Trung bằng nhận diện khuôn mặt.
Ant Financial cho biết Kpro của KFC là cửa hàng đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để thanh toán.
Công nghệ này phân tích hơn 600 đặc điểm trên khuôn mặt người và sử dụng camera 3D cùng một thuật toán “động” để đảm bảo không thể dùng ảnh hoặc video để gian lận. Ant Financial khẳng định công nghệ này hoàn toàn bảo mật và an toàn.
Ant Financial cho biết có dự định phổ biến công nghệ mới này tại nhiều cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc ngoài KFC. Hiện tại, Ant Financial là một cổ đông của Yum China - công ty vận hành chuỗi nhà hàng KFC ở Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, công nghệ ứng dụng nhận diện khuôn mặt ngày càng trở nên phổ biến. Hãng công nghệ Baidu cũng đã bắt đầu thử nghiệm phần mềm nhận diện khuôn mặt để quản lý du khách ra vào thị trấn cổ Wuzhen thuộc tỉnh Chiết Giang với hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Nhân viên tại trụ sở của Baidu cũng dùng công nghệ nhận diện khuôn mặt để thanh toán tại nhà hàng của công ty.
Baidu hiện đang ấp ủ một dự án thử nghiệm tham vọng hơn tại một cửa hàng KFC tại Bắc Kinh. Theo đó, công ty này phát triển công nghệ cho phép quét khuôn mặt của khách hàng và đoán biết món ăn yêu thích của họ dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính và tâm trạng.
Giới chuyên gia nhận định việc đưa vào ứng dụng công nghệ nhận diên khuôn mặt tại Trung Quốc đã giúp ích nhiều trong việc quản lý lượng dữ liệu ảnh chứng minh thư của công dân khổng lồ, cũng như lượng ảnh lớn được thu thập bởi các công ty Internet.
Các hãng công nghệ phương Tây thì có các bước tiếp cận thận trọng hơn với công nghệ này bởi các vấn đề liên quan tới sự riêng tư. Năm 2011, Google cho biết đã loại bỏ phần mềm cho phép smartphone chụp ảnh khuôn mặt của người dùng để tìm ra vị trí của họ.
Trong khi đó, giới chức Trung Quốc đã và đang kết hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt với hệ thống camera giám sát để quản lý công dân. Cảnh sát nước này được cho là đã bắt được nhiều nghi phạm nhờ việc âm thầm quét khuôn mặt của những người tham gia các sự kiện, trong đó có lễ hội bia gần đây.
“Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang trở thành thứ cần thiết trong các dự án giám sát mới tại nhiều thành phố ở Trung Quốc”, hãng nghiên cứu IHS Markit cho biết trong một báo cáo gần đây. Thậm chí, công nghệ này được đưa vào các nhà vệ sinh công cộng tại một công viên đông đúc ở Bắc Kinh để ngăn chặn người dùng sử dụng lãng phí giấy vệ sinh.
Theo CNN, công nghệ mới này được Ant Financial ra mắt tại một nhà hàng của KFC tại phía đông thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Thực khách tới dùng bữa tại nhà hàng KPro của KFC tại Trung Quốc có thể đặt món tại thiết bị điện tử gắn trên tường của cửa hàng và "thanh toán bằng khuôn mặt” của mình.
Sau khi máy quét, nếu nhận diện khuôn mặt được xác nhận trùng khớp với dữ liệu về ảnh chứng minh thư lưu trên hệ thống, khách hàng chỉ việc nhập số điện thoại và thanh toán được hoàn tất ngay lập tức.
Sau khi thanh toán, họ vẫn được phục vụ bởi các nhân viên của cửa hàng như bình thường.
Hệ thống mới này tại cửa hàng KFC được vận hành dựa trên nền tảng thanh toán điện tử Alipay của Ant Financial. Với hơn nửa tỷ người dùng trên khắp thế giới, nền tảng này hiện đã cho phép đăng nhập vào ứng dụng tiếng Trung bằng nhận diện khuôn mặt.
Ant Financial cho biết Kpro của KFC là cửa hàng đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để thanh toán.
Công nghệ này phân tích hơn 600 đặc điểm trên khuôn mặt người và sử dụng camera 3D cùng một thuật toán “động” để đảm bảo không thể dùng ảnh hoặc video để gian lận. Ant Financial khẳng định công nghệ này hoàn toàn bảo mật và an toàn.
Ant Financial cho biết có dự định phổ biến công nghệ mới này tại nhiều cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc ngoài KFC. Hiện tại, Ant Financial là một cổ đông của Yum China - công ty vận hành chuỗi nhà hàng KFC ở Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, công nghệ ứng dụng nhận diện khuôn mặt ngày càng trở nên phổ biến. Hãng công nghệ Baidu cũng đã bắt đầu thử nghiệm phần mềm nhận diện khuôn mặt để quản lý du khách ra vào thị trấn cổ Wuzhen thuộc tỉnh Chiết Giang với hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Nhân viên tại trụ sở của Baidu cũng dùng công nghệ nhận diện khuôn mặt để thanh toán tại nhà hàng của công ty.
Baidu hiện đang ấp ủ một dự án thử nghiệm tham vọng hơn tại một cửa hàng KFC tại Bắc Kinh. Theo đó, công ty này phát triển công nghệ cho phép quét khuôn mặt của khách hàng và đoán biết món ăn yêu thích của họ dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính và tâm trạng.
Giới chuyên gia nhận định việc đưa vào ứng dụng công nghệ nhận diên khuôn mặt tại Trung Quốc đã giúp ích nhiều trong việc quản lý lượng dữ liệu ảnh chứng minh thư của công dân khổng lồ, cũng như lượng ảnh lớn được thu thập bởi các công ty Internet.
Các hãng công nghệ phương Tây thì có các bước tiếp cận thận trọng hơn với công nghệ này bởi các vấn đề liên quan tới sự riêng tư. Năm 2011, Google cho biết đã loại bỏ phần mềm cho phép smartphone chụp ảnh khuôn mặt của người dùng để tìm ra vị trí của họ.
Trong khi đó, giới chức Trung Quốc đã và đang kết hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt với hệ thống camera giám sát để quản lý công dân. Cảnh sát nước này được cho là đã bắt được nhiều nghi phạm nhờ việc âm thầm quét khuôn mặt của những người tham gia các sự kiện, trong đó có lễ hội bia gần đây.
“Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang trở thành thứ cần thiết trong các dự án giám sát mới tại nhiều thành phố ở Trung Quốc”, hãng nghiên cứu IHS Markit cho biết trong một báo cáo gần đây. Thậm chí, công nghệ này được đưa vào các nhà vệ sinh công cộng tại một công viên đông đúc ở Bắc Kinh để ngăn chặn người dùng sử dụng lãng phí giấy vệ sinh.