Khách sạn hạng sang tại Hà Nội “làm ăn” tốt
Hoạt động của thị trường khách sạn đang có những kết quả khác biệt giữa các phân khúc cũng như giữa Hà Nội và Tp.HCM
Hoạt động của thị trường khách sạn đang có được kết quả khả quan nhờ lượng khách du lịch tăng trưởng khá, nhưng sự tăng trưởng giữa các địa phương và các phân khúc lại không đồng đều.
Báo cáo mới nhất của CBRE về phân khúc khách sạn cho thấy, phân khúc khách sạn 5 sao tại Hà Nội có mức tăng trưởng cao nhất, lên tới 32,4%, trong khi đó tại Tp.HCM và Đà Nẵng đều chứng kiến sự sụt giảm doanh thu phòng bình quân do cả công suất và giá phòng đều giảm.
Lý do là bởi, trong nửa đầu năm 2014, có hơn 4,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng khoảng 21% so với cùng kỳ năm trước, song tại Tp.HCM chỉ đạt 830.000 lượt khách, giảm 33,4% so với quý đầu năm và khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm trước nên hầu hết các khách sạn trên địa bàn đều ghi nhận sụt giảm công suất phòng, trong đó khách sạn 5 sao có mức sụt giảm mạnh nhất.
Cũng do vắng khách nên hầu hết các khách sạn trên địa bàn Tp.HCM đều công bố giảm giá thuê và khuyến mại nhiều dịch vụ. Giá thuê khách sạn 3 sao khoảng 35,6 USD/phòng/đêm, giảm khoảng 15,7% so với năm ngoái. Khách sạn 4 - 5 sao cũng có mức giảm giá song với tỷ lệ thấp hơn từ 1,6 - 2,3% so với quý trước đó.
Trong khi đó tại Hà Nội, tính đến nửa cuối năm 2014, không có khách sạn mới nào mở cửa, nhưng có 5 dự án chính thức được xếp hạng từ 3 - 4 sao, nằm rải rác cả trong và ngoại thành. Tổng cung toàn thị trường đạt khoảng 9.600 phòng, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước.
Do vào mùa du lịch thấp điểm nên công suất sử dụng phòng trung bình toàn thị trường giảm 5,2% so với hồi đầu năm. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, các khách sạn 4 - 5 sao ghi nhận cả công suất sử dụng và doanh thu phòng bình quân đều tăng khá. Trong khi đó, khách sạn 3 sao lại gặp khó khi cả hai tiêu chí này đều giảm.
Công suất phòng bình quân toàn thị trường đạt 59,4%, giảm 5,2% so với hồi đầu năm và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Duy nhất phân khúc khách sạn 5 sao có giá thuê phòng bình quân tăng mạnh 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đáng chú ý là khách sạn 5 sao JW Marriott dù mới đi vào hoạt động nhưng có giá thuê phòng bình quân cao thứ 3 trong phân khúc, chỉ sau Sofitel Legend Metropole và Hillton Opera.
Từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ đón thêm khoảng 320 phòng khách sạn 5 sao từ Lotte và 360 phòng từ Keangnam Landmark. Và nếu tính từ 3 - 5 năm tới, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 4.200 phòng khách sạn chủ yếu là 4 - 5 sao.
Theo CBRE, nguồn cung lớn có thể dấy lên lo ngại về khả năng thừa cung, từ đó khiến cho cuộc chiến cạnh tranh giữa các khách sạn cùng hạng và khác hạng sẽ trở nên căng thẳn hơn nhiều.
Còn tại Đà Nẵng, so với cùng kỳ năm trước, doanh thu phòng bình quân của các khách sạn 5 và 4 sao ven biển đều giảm lần lượt là 5,4% và 19,8% do sự sụt giảm của công suất phòng.
Ngược lại các khách sạn trong thành phố đều có công suất phòng tốt do khách nội địa tăng, lần lượt là 9,1% và 25,4% với khách sạn 5 và 4 sao. Mặc dù vậy, có đến 6 dự án khách sạn, nghỉ dưỡng được đưa vào khai thác với khoảng 500 phòng, đưa số khách sạn, nghỉ dưỡng cao cấp tại Đà Nẵng lên con số 65, tính đến nửa cuối năm 2014.
Báo cáo mới nhất của CBRE về phân khúc khách sạn cho thấy, phân khúc khách sạn 5 sao tại Hà Nội có mức tăng trưởng cao nhất, lên tới 32,4%, trong khi đó tại Tp.HCM và Đà Nẵng đều chứng kiến sự sụt giảm doanh thu phòng bình quân do cả công suất và giá phòng đều giảm.
Lý do là bởi, trong nửa đầu năm 2014, có hơn 4,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng khoảng 21% so với cùng kỳ năm trước, song tại Tp.HCM chỉ đạt 830.000 lượt khách, giảm 33,4% so với quý đầu năm và khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm trước nên hầu hết các khách sạn trên địa bàn đều ghi nhận sụt giảm công suất phòng, trong đó khách sạn 5 sao có mức sụt giảm mạnh nhất.
Cũng do vắng khách nên hầu hết các khách sạn trên địa bàn Tp.HCM đều công bố giảm giá thuê và khuyến mại nhiều dịch vụ. Giá thuê khách sạn 3 sao khoảng 35,6 USD/phòng/đêm, giảm khoảng 15,7% so với năm ngoái. Khách sạn 4 - 5 sao cũng có mức giảm giá song với tỷ lệ thấp hơn từ 1,6 - 2,3% so với quý trước đó.
Trong khi đó tại Hà Nội, tính đến nửa cuối năm 2014, không có khách sạn mới nào mở cửa, nhưng có 5 dự án chính thức được xếp hạng từ 3 - 4 sao, nằm rải rác cả trong và ngoại thành. Tổng cung toàn thị trường đạt khoảng 9.600 phòng, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước.
Do vào mùa du lịch thấp điểm nên công suất sử dụng phòng trung bình toàn thị trường giảm 5,2% so với hồi đầu năm. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, các khách sạn 4 - 5 sao ghi nhận cả công suất sử dụng và doanh thu phòng bình quân đều tăng khá. Trong khi đó, khách sạn 3 sao lại gặp khó khi cả hai tiêu chí này đều giảm.
Công suất phòng bình quân toàn thị trường đạt 59,4%, giảm 5,2% so với hồi đầu năm và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Duy nhất phân khúc khách sạn 5 sao có giá thuê phòng bình quân tăng mạnh 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đáng chú ý là khách sạn 5 sao JW Marriott dù mới đi vào hoạt động nhưng có giá thuê phòng bình quân cao thứ 3 trong phân khúc, chỉ sau Sofitel Legend Metropole và Hillton Opera.
Từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ đón thêm khoảng 320 phòng khách sạn 5 sao từ Lotte và 360 phòng từ Keangnam Landmark. Và nếu tính từ 3 - 5 năm tới, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 4.200 phòng khách sạn chủ yếu là 4 - 5 sao.
Theo CBRE, nguồn cung lớn có thể dấy lên lo ngại về khả năng thừa cung, từ đó khiến cho cuộc chiến cạnh tranh giữa các khách sạn cùng hạng và khác hạng sẽ trở nên căng thẳn hơn nhiều.
Còn tại Đà Nẵng, so với cùng kỳ năm trước, doanh thu phòng bình quân của các khách sạn 5 và 4 sao ven biển đều giảm lần lượt là 5,4% và 19,8% do sự sụt giảm của công suất phòng.
Ngược lại các khách sạn trong thành phố đều có công suất phòng tốt do khách nội địa tăng, lần lượt là 9,1% và 25,4% với khách sạn 5 và 4 sao. Mặc dù vậy, có đến 6 dự án khách sạn, nghỉ dưỡng được đưa vào khai thác với khoảng 500 phòng, đưa số khách sạn, nghỉ dưỡng cao cấp tại Đà Nẵng lên con số 65, tính đến nửa cuối năm 2014.