Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X
Hội nghị sẽ tập trung xem xét một số vấn đề cơ bản để chuẩn bị cho Đại hội XI của Đảng
Sáng 5/10 tại Hà Nội, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã tổ chức họp phiên toàn thể lần thứ 11. Hội nghị sẽ tập trung xem xét một số vấn đề cơ bản để chuẩn bị cho Đại hội XI của Đảng.
Dự kiến Hội nghị sẽ làm việc đến ngày 10/10/2009, thảo luận và cho ý kiến về các dự thảo Văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội XI của Đảng; Báo cáo về một số vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2009 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010 và một số vấn đề quan trọng khác.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh: Đối với Cương lĩnh bổ sung, phát triển và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, trong quá trình thảo luận các văn kiện này, đề nghị Trung ương phát huy tinh thần dân chủ, suy nghĩ độc lập và sáng tạo, nắm chắc các quan điểm thực tiễn, lịch sử, đổi mới và phát triển, xem xét toàn diện, toàn cục trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tập trung nghiên cứu, đóng góp ý kiến, tạo sự nhất trí cao về nội dung cũng như cách thể hiện, bảo đảm cho Cương lĩnh thực sự là nền tảng lý luận, nền tảng tư tưởng và chính trị, định hướng cho toàn Đảng và toàn xã hội.
Về Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị cũng như xác định mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, khi đánh giá thành tựu, chúng ta không chỉ đơn thuần nhấn mạnh những gì đạt được về kinh tế, mà cần thấy hết ý nghĩa chính trị của các thành tựu đó.
Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới và khu vực lâm vào khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, ở nước ta, nhờ sự nỗ lực, phấn đấu rất cao của toàn dân, của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời và có hiệu lực của Đảng và Chính phủ, chúng ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, ổn định cơ bản kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và tăng cường các hoạt động đối ngoại...
Những việc đã làm, những kết quả đạt được là những bài học kinh nghiệm quý báu cần được tổng kết giúp cho việc chỉ đạo, thực hiện trong thời gian tới.
Tổng Bí thư cũng đề nghị Trung ương đặc biệt quan tâm đóng góp ý kiến vào phần xây dựng Đảng trong Báo cáo chính trị và những vấn đề cần nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.
Thực tiễn xây dựng Đảng là vô cùng phong phú. Yêu cầu xây dựng Đảng đặt ra rất cao. Chúng ta phải đánh giá đúng thành tựu, hạn chế, yếu kém, thực chất tình hình tư tưởng trong Đảng, tình hình về tổ chức và cán bộ, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, đề ra được những chủ trương, biện pháp thiết thực để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thực sự giữ vị trí then chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Dự kiến Hội nghị sẽ làm việc đến ngày 10/10/2009, thảo luận và cho ý kiến về các dự thảo Văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội XI của Đảng; Báo cáo về một số vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2009 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010 và một số vấn đề quan trọng khác.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh: Đối với Cương lĩnh bổ sung, phát triển và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, trong quá trình thảo luận các văn kiện này, đề nghị Trung ương phát huy tinh thần dân chủ, suy nghĩ độc lập và sáng tạo, nắm chắc các quan điểm thực tiễn, lịch sử, đổi mới và phát triển, xem xét toàn diện, toàn cục trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tập trung nghiên cứu, đóng góp ý kiến, tạo sự nhất trí cao về nội dung cũng như cách thể hiện, bảo đảm cho Cương lĩnh thực sự là nền tảng lý luận, nền tảng tư tưởng và chính trị, định hướng cho toàn Đảng và toàn xã hội.
Về Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị cũng như xác định mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, khi đánh giá thành tựu, chúng ta không chỉ đơn thuần nhấn mạnh những gì đạt được về kinh tế, mà cần thấy hết ý nghĩa chính trị của các thành tựu đó.
Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới và khu vực lâm vào khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, ở nước ta, nhờ sự nỗ lực, phấn đấu rất cao của toàn dân, của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời và có hiệu lực của Đảng và Chính phủ, chúng ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, ổn định cơ bản kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và tăng cường các hoạt động đối ngoại...
Những việc đã làm, những kết quả đạt được là những bài học kinh nghiệm quý báu cần được tổng kết giúp cho việc chỉ đạo, thực hiện trong thời gian tới.
Tổng Bí thư cũng đề nghị Trung ương đặc biệt quan tâm đóng góp ý kiến vào phần xây dựng Đảng trong Báo cáo chính trị và những vấn đề cần nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.
Thực tiễn xây dựng Đảng là vô cùng phong phú. Yêu cầu xây dựng Đảng đặt ra rất cao. Chúng ta phải đánh giá đúng thành tựu, hạn chế, yếu kém, thực chất tình hình tư tưởng trong Đảng, tình hình về tổ chức và cán bộ, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, đề ra được những chủ trương, biện pháp thiết thực để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thực sự giữ vị trí then chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước.