Khánh thành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Ngày 6/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cắt băng khánh thành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Ngày 6/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã cắt băng khánh thành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Là công trình lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được đặt tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là công trình trọng điểm quốc gia được Chính phủ giao cho Petro Vietnam triển khai với số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất 6,5 triệu tấn/năm, đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu cả nước hiện nay.
Vào giữa năm 2005, Petro Vietnam đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy chính với Tổ hợp nhà thầu Technip. Quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn, thử thách liên quan đến thiết kế kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, đặc biệt là tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 - 2009 đến thị trường và chi phí thiết bị, nhân công.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của chủ đầu tư, trong vòng bốn năm, dự án đã hoàn thành và có sản phẩm đầu tiên từ tháng 2/2009.
Ngày 25/5/2010, trên cơ sở kết quả chạy thử, chạy nghiệm thu nhà máy, chủ đầu tư đã cấp chứng chỉ nghiệm thu sơ bộ cho tổ hợp nhà thầu Technip và tổ hợp nhà thầu này tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo hành nhà máy trong thời gian hai năm tiếp theo.
Ngay sau đó, hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã ký văn bản nghiệm thu, cho phép công trình Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được chính thức đưa vào hoạt động thương mại. Ngày 30/5/2010, Petro Vietnam và Tổ hợp nhà thầu Technip đã tổ chức bàn giao nhà máy cho chủ đầu tư.
Công tác quyết toán dự án được chủ đầu tư cơ bản hoàn thành trong tháng 12/2010 với giá trị quyết toán thấp hơn tổng mức đầu tư được duyệt trên 8 nghìn tỷ đồng (43,3 nghìn tỷ đồng so với 51,7 nghìn tỷ đồng).
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng trên tổng diện tích 337 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, sản phẩm của nhà máy gồm khí hóa lỏng LPG, xăng 92/95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel ôtô, dầu nhiên liệu FO, lưu huỳnh và hạt nhựa Polypropylen (PP).
Nhà máy chính gồm 14 phân xưởng công nghệ chế biến dầu, 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ, khu bể chứa dầu thô, bể chứa sản phẩm, hệ thống ống dẫn dầu thô và sản phẩm khác...
Là công trình lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được đặt tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là công trình trọng điểm quốc gia được Chính phủ giao cho Petro Vietnam triển khai với số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất 6,5 triệu tấn/năm, đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu cả nước hiện nay.
Vào giữa năm 2005, Petro Vietnam đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy chính với Tổ hợp nhà thầu Technip. Quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn, thử thách liên quan đến thiết kế kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, đặc biệt là tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 - 2009 đến thị trường và chi phí thiết bị, nhân công.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của chủ đầu tư, trong vòng bốn năm, dự án đã hoàn thành và có sản phẩm đầu tiên từ tháng 2/2009.
Ngày 25/5/2010, trên cơ sở kết quả chạy thử, chạy nghiệm thu nhà máy, chủ đầu tư đã cấp chứng chỉ nghiệm thu sơ bộ cho tổ hợp nhà thầu Technip và tổ hợp nhà thầu này tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo hành nhà máy trong thời gian hai năm tiếp theo.
Ngay sau đó, hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã ký văn bản nghiệm thu, cho phép công trình Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được chính thức đưa vào hoạt động thương mại. Ngày 30/5/2010, Petro Vietnam và Tổ hợp nhà thầu Technip đã tổ chức bàn giao nhà máy cho chủ đầu tư.
Công tác quyết toán dự án được chủ đầu tư cơ bản hoàn thành trong tháng 12/2010 với giá trị quyết toán thấp hơn tổng mức đầu tư được duyệt trên 8 nghìn tỷ đồng (43,3 nghìn tỷ đồng so với 51,7 nghìn tỷ đồng).
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng trên tổng diện tích 337 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, sản phẩm của nhà máy gồm khí hóa lỏng LPG, xăng 92/95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel ôtô, dầu nhiên liệu FO, lưu huỳnh và hạt nhựa Polypropylen (PP).
Nhà máy chính gồm 14 phân xưởng công nghệ chế biến dầu, 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ, khu bể chứa dầu thô, bể chứa sản phẩm, hệ thống ống dẫn dầu thô và sản phẩm khác...