Khi ngành than nhập cuộc đua tăng giá
Điện, xi măng, hóa chất, giấy đang lo sốt vó trước việc than đòi tăng giá từ 1/7/2008
Bốn “ông lớn” gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Hoá chất (Vinachem), Tổng công ty Giấy đang lo sốt vó trước việc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ tăng giá từ 1/7/2008.
Hiện giá bán than cho bốn "ông lớn" nói trên đã được điều chỉnh tăng 20 – 70% so với giá áp dụng trước đó. Nhưng mức giá này vẫn còn bao cấp, thấp hơn mức giá mà TKV bán ra cho các khách hàng khác trong thị trường nội địa 20 – 30%, và chỉ bằng 50% giá than xuất khẩu.
Đẩy chi phí
Theo kế hoạch mới của TKV, kể từ 1/7/2008, giá bán than cho tổng công ty xi măng và tổng công ty giấy sẽ tăng lên cho sát giá thị trường. Giá bán than cho EVN cũng tăng theo lộ trình tăng giá điện.
Tức là từ 1/7 tới, nếu giá bán điện tăng theo lộ trình đã được thủ tướng duyệt thì TKV cũng tự động điều chỉnh giá than lên cho bằng mức giá thị trường. Tổng công ty Phân bón phải chịu tăng giá, và sẽ tăng dần lên, tiệm cận giá thị trường.
Theo ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của TKV thì việc tăng giá than là điều tất yếu và cũng nhằm thực hiện chỉ đạo của chính phủ là đưa giá bán than lên đến mức hợp lý, phản ánh được đúng chi phí sản xuất.
Trong các buổi họp với TKV gần đây, đại diện của các doanh nghiệp trong ngành hoá chất, giấy, xi măng, điện đều bày tỏ sự lo ngại về mức giá than tăng sẽ làm tăng chi phí của các doanh nghiệp này lên rất cao.
Ví dụ, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc lên kế hoạch sản xuất năm 2008 là 173.500 tấn urê. Nhưng giá than tăng lên như than cục xô tăng tới 46%, than cám 4b tăng 21%... thì giá thành sản xuất urê của công ty này tăng 444.000 đồng/tấn sản phẩm, ước tính chi phí tăng 77 tỉ đồng/năm.
Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển cũng cho biết, giá thành sản xuất phân lân nung chảy sẽ tăng thêm 153.860 đồng/tấn và tổng chi phí cả năm tăng thêm do giá than sẽ lên tới gần 42 tỉ đồng.
Tác động dây chuyền
Ông Hoàng Mạnh Tiến, Trưởng ban Kế hoạch kinh doanh Vinachem nói: “Các doanh nghiệp sản xuất phân bón khó lòng cầm cự được khi giá bán than tăng nhanh như vậy và chúng tôi cũng buộc phải nâng giá phân bón lên. Giá phân bón tăng thì chắc chắn sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ tăng theo”.
Trong tờ trình mới đây về đề nghị tăng giá bán điện, ngoài nguyên nhân giá dầu tăng, EVN cũng đưa ra một nguyên nhân lớn khác là do giá than tăng từ 1/7/2008. Các tổng công ty còn lại cũng nhanh chóng xác nhận việc tăng giá bán mỗi khi TKV áp dụng mức giá bán mới.
Ví dụ, do giá bán than cho xi măng tăng từ 1/1/2008, các doanh nghiệp thuộc tổng công ty xi măng cũng đã tăng giá mỗi tấn xi măng lên 30.000 đồng và thông báo sẽ tăng tiếp khi than lên giá. “Theo tôi, không chỉ xi măng, phân bón hay giấy, cùng với việc giá điện, than tăng vào 1/7 tới, giá vật liệu xây dựng và nhiều mặt hàng công nghiệp lại đồng loạt tăng”, một quan chức của Tổng công ty Xi măng nói.
Ông Phạm Chí Cường, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, mặc dù ngành thép chỉ sử dụng than cốc trong một số công đoạn luyện thép nhưng các doanh nghiệp trong ngành này cũng rất lo ngại vì phản ứng tăng giá dây chuyền một khi TKV tăng giá.
Trao đổi với Sài Gòn Tiếp thị ngày 10/3, ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng nói rằng: “Thêm giá than tăng nữa thì chắc chắn tác động đến giá cả thị trường rất lớn. Tôi đồng ý là nhiều loại mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế cũng phải điều chỉnh, nhưng cần có cách nào để giãn các đợt điều chỉnh giá ra chứ dồn dập cùng tăng thế này, sẽ rất khó cho việc kiềm chế mức tăng giá cả”.
Hiện giá bán than cho bốn "ông lớn" nói trên đã được điều chỉnh tăng 20 – 70% so với giá áp dụng trước đó. Nhưng mức giá này vẫn còn bao cấp, thấp hơn mức giá mà TKV bán ra cho các khách hàng khác trong thị trường nội địa 20 – 30%, và chỉ bằng 50% giá than xuất khẩu.
Đẩy chi phí
Theo kế hoạch mới của TKV, kể từ 1/7/2008, giá bán than cho tổng công ty xi măng và tổng công ty giấy sẽ tăng lên cho sát giá thị trường. Giá bán than cho EVN cũng tăng theo lộ trình tăng giá điện.
Tức là từ 1/7 tới, nếu giá bán điện tăng theo lộ trình đã được thủ tướng duyệt thì TKV cũng tự động điều chỉnh giá than lên cho bằng mức giá thị trường. Tổng công ty Phân bón phải chịu tăng giá, và sẽ tăng dần lên, tiệm cận giá thị trường.
Theo ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của TKV thì việc tăng giá than là điều tất yếu và cũng nhằm thực hiện chỉ đạo của chính phủ là đưa giá bán than lên đến mức hợp lý, phản ánh được đúng chi phí sản xuất.
Trong các buổi họp với TKV gần đây, đại diện của các doanh nghiệp trong ngành hoá chất, giấy, xi măng, điện đều bày tỏ sự lo ngại về mức giá than tăng sẽ làm tăng chi phí của các doanh nghiệp này lên rất cao.
Ví dụ, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc lên kế hoạch sản xuất năm 2008 là 173.500 tấn urê. Nhưng giá than tăng lên như than cục xô tăng tới 46%, than cám 4b tăng 21%... thì giá thành sản xuất urê của công ty này tăng 444.000 đồng/tấn sản phẩm, ước tính chi phí tăng 77 tỉ đồng/năm.
Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển cũng cho biết, giá thành sản xuất phân lân nung chảy sẽ tăng thêm 153.860 đồng/tấn và tổng chi phí cả năm tăng thêm do giá than sẽ lên tới gần 42 tỉ đồng.
Tác động dây chuyền
Ông Hoàng Mạnh Tiến, Trưởng ban Kế hoạch kinh doanh Vinachem nói: “Các doanh nghiệp sản xuất phân bón khó lòng cầm cự được khi giá bán than tăng nhanh như vậy và chúng tôi cũng buộc phải nâng giá phân bón lên. Giá phân bón tăng thì chắc chắn sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ tăng theo”.
Trong tờ trình mới đây về đề nghị tăng giá bán điện, ngoài nguyên nhân giá dầu tăng, EVN cũng đưa ra một nguyên nhân lớn khác là do giá than tăng từ 1/7/2008. Các tổng công ty còn lại cũng nhanh chóng xác nhận việc tăng giá bán mỗi khi TKV áp dụng mức giá bán mới.
Ví dụ, do giá bán than cho xi măng tăng từ 1/1/2008, các doanh nghiệp thuộc tổng công ty xi măng cũng đã tăng giá mỗi tấn xi măng lên 30.000 đồng và thông báo sẽ tăng tiếp khi than lên giá. “Theo tôi, không chỉ xi măng, phân bón hay giấy, cùng với việc giá điện, than tăng vào 1/7 tới, giá vật liệu xây dựng và nhiều mặt hàng công nghiệp lại đồng loạt tăng”, một quan chức của Tổng công ty Xi măng nói.
Ông Phạm Chí Cường, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, mặc dù ngành thép chỉ sử dụng than cốc trong một số công đoạn luyện thép nhưng các doanh nghiệp trong ngành này cũng rất lo ngại vì phản ứng tăng giá dây chuyền một khi TKV tăng giá.
Trao đổi với Sài Gòn Tiếp thị ngày 10/3, ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng nói rằng: “Thêm giá than tăng nữa thì chắc chắn tác động đến giá cả thị trường rất lớn. Tôi đồng ý là nhiều loại mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế cũng phải điều chỉnh, nhưng cần có cách nào để giãn các đợt điều chỉnh giá ra chứ dồn dập cùng tăng thế này, sẽ rất khó cho việc kiềm chế mức tăng giá cả”.