“Khó giảm được lãi suất lúc này!”
Lãnh đạo các ngân hàng mà VnEconomy tham vấn đều bất ngờ trước thông tin lãi suất giảm ở thời điểm này
Lãnh đạo các ngân hàng mà VnEconomy tham vấn đều bất ngờ trước thông tin lãi suất giảm ở thời điểm này, khi thị trường xuất hiện một số phản ánh.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng đã tốt hơn, lạm phát trong tháng 6 đã cho tín hiệu giảm tốc, dù không nới lỏng nhưng Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấu thầu trái phiếu liên tiếp giảm… được cho là những tín hiệu có thể hướng đến khả năng giảm lãi suất hiện nay.
Mới chỉ là nhích nhắc
Trên một số kênh truyền thông, cũng như trong báo cáo của một số tổ chức đầu tư, lãi suất ngân hàng đang giảm nhẹ trong những ngày gần đây.
Cụ thể, những nguồn trên cho biết các ngân hàng thương mại đã bắt đầu điều chỉnh lãi suất huy động VND xuống dưới mốc 14%/năm trên biểu niêm yết. Đây được cho là chuyển động đầu tiên sau khi cơ chế trần lãi suất huy động VND được áp và tình trạng căng thẳng vượt trần kéo dài vừa qua.
Thế nhưng, dữ liệu lãi suất huy động của hầu hết các ngân hàng thương mại lại không cho thấy điều đó một cách rõ nét. Thực tế, từ tháng 3/2011 cho đến nay, hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ đều áp lãi suất huy động VND sát và bằng mốc 14%. Ở biểu tiết kiệm thông thường, ngay từ thời điểm đó nhiều nhà băng đã áp phổ biến các mức dưới 14%/năm (chứ không phải đến lúc này mới rút xuống), hoặc mức 14% đó chỉ áp ở một vài kỳ hạn.
Việc áp đồng loạt lãi suất huy động tối đa 14%/năm thường chỉ tập trung ở những sản phẩm “nóng”, mang tính thời vụ, linh hoạt để gọi vốn trong ngắn hạn. Và những sản phẩm này hiện hầu hết vẫn giữ nguyên trạng thái so với trước đó.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh cũng đã nhích nhắc xuất hiện ở một số ngân hàng, khi lãi suất các kỳ hạn sau 12 tháng đã giảm nhẹ. Điều này có thể suy đoán là họ bắt đầu dự phòng rủi ro chi phí huy động cao trước kỳ vọng lãi suất sẽ giảm trong trung và dài hạn.
Liên quan đến yếu tố tín hiệu, mới đây bản tin tiếng Anh của một công ty chứng khoán nói rằng có một số ngân hàng lớn tính chuyện đồng thuận hạ lãi suất. Xác minh thông tin này, phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn ngạc nhiên khi nói rằng: “Không hề có thông tin đó. Sao lại có thể giảm lãi suất được vào thời điểm này? Nếu giảm thật, có lẽ vì mục đích phi kinh tế chăng?”, vị phó tổng này hoài nghi.
Và một tuần đã trôi qua, thông tin đó cũng không gợn được một chút biểu hiện nào trên thực tế.
Mưa chưa thuận, gió chưa hòa
Những ngày đầu tháng 7, kỳ vọng giảm lãi suất lại vấp phải những làn gió ngược. Chính phủ chính thức nới mục tiêu kiềm chế lạm phát lên 17%. Thị trường tiêu dùng chứng kiến “cú sốc” của giá lương thực thực phẩm, gây áp lực cho chỉ số giá tháng này.
Một công ty chứng khoán uy tín nói rằng: “mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy khả năng lạm phát trong tháng 7 sẽ tăng khoảng 1,5%”.
Lạm phát hiện vẫn là một rào cản lớn đối với khả năng giảm lãi suất. Một lãnh đạo ngân hàng khác khi VnEconomy tham vấn cũng e ngại rằng: “Lạm phát vẫn đang rất phức tạp. Những tác động từ tăng tỷ giá, tăng giá các loại năng lượng đầu vào, nhập khẩu lạm phát… vẫn chưa truyền dẫn hết. Đó là chưa nói đến một yếu tố không kém phần quan trọng là tâm lý người dân, niềm tin của họ trong bối cảnh lạm phát cao như vậy còn có thể khiến tình hình phức tạp hơn. Vậy thì, làm sao mà tính chuyện giảm lãi suất lúc này được!”.
Là người trong cuộc, lãnh đạo một số ngân hàng cũng nhìn nhận rằng, họ chưa có điều kiện để giảm lãi suất ở thời điểm này.
Trước hết, lãi suất huy động đầu vào hiện vẫn chưa giảm một cách rõ ràng. Giả sử, nếu giảm được lúc này, quán tính của chi phí huy động vốn cao thời gian qua (dù chưa hẳn đã đảm bảo được lợi ích của người gửi tiền trước thực tế của lạm phát) sẽ còn có trong vài ba tháng tới, lãi suất cho vay theo đó chưa thể giảm ngay theo diện rộng.
Xét ở yếu tố cung - cầu, cơ hội giảm lãi suất hiện cũng ở cửa hẹp.
Năm nay, tăng trưởng tín dụng bị khống chế ở 20%. Nửa đầu năm đã có cỡ chục nhà băng gần chạm giới hạn này. Cũng như ở tình hình chung, điều kiện để đẩy mạnh tín dụng là hạn chế. Đầu ra bị siết, trong khi cầu vay vốn lớn, cạnh tranh lãi suất để cho vay theo đó được thay bằng chọn lọc để cho vay.
Với yêu cầu nội tại của các ngân hàng, áp lực lợi nhuận cũng là một rào cản được tính tới. Nguồn thu chủ yếu của họ vẫn là từ tín dụng, trong khi mức tăng trưởng năm nay lại bị khống chế 20% (thấp hơn nhiều so với những năm gần đây). Lượng giảm, “chất” phải tăng là một tính toán để cân đối. Khi lượng tín dụng bị ép tăng trưởng thấp, lãi suất sẽ vẫn ở mức cao để bù cho lượng, để đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận.
Đó là một tính toán trong kinh doanh. Hay nói một cách hình ảnh, năm nay mưa không thuận, gió không hòa, sản lượng thấp thì giá bán sản phẩm sẽ cao hơn.
Nhưng ở đây, câu chuyện lợi nhuận ngân hàng lại là một vấn đề nhạy cảm. Thời gian qua đã có nhiều tranh luận, xuất phát từ những góc nhìn khác nhau. Trong khi giới chủ ngân hàng quan tâm hơn cả là áp lực từ các cổ đông, từ yêu cầu đảm bảo cân đối các chỉ số tài chính trong mắt giới đầu tư.
Thế nên, việc một số nhà băng có chương trình hạ lãi suất cho vay với một số đối tượng, hay gói tín dụng riêng, xuất hiện mới đây có thể xem là những “món quà”, sự chia sẻ hơn là từ thực tế vận động của thị trường lúc này.
Còn ở góc nhìn vĩ mô, một tham khảo là, tại một hội thảo gần đây, một chuyên gia đưa ra quan điểm rằng: nếu dùng chính sách tiền tệ thắt chặt, dùng lãi suất cao để chống lạm phát cao thì cần kiên trì; bởi những năm gần đây cứ “thắt” nửa đầu năm, “nới” nửa cuối năm thì y như rằng lạm phát đầu năm tới nó lại quay lại gõ cửa, và cứ luẩn quẩn như vậy…
Thanh khoản hệ thống ngân hàng đã tốt hơn, lạm phát trong tháng 6 đã cho tín hiệu giảm tốc, dù không nới lỏng nhưng Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấu thầu trái phiếu liên tiếp giảm… được cho là những tín hiệu có thể hướng đến khả năng giảm lãi suất hiện nay.
Mới chỉ là nhích nhắc
Trên một số kênh truyền thông, cũng như trong báo cáo của một số tổ chức đầu tư, lãi suất ngân hàng đang giảm nhẹ trong những ngày gần đây.
Cụ thể, những nguồn trên cho biết các ngân hàng thương mại đã bắt đầu điều chỉnh lãi suất huy động VND xuống dưới mốc 14%/năm trên biểu niêm yết. Đây được cho là chuyển động đầu tiên sau khi cơ chế trần lãi suất huy động VND được áp và tình trạng căng thẳng vượt trần kéo dài vừa qua.
Thế nhưng, dữ liệu lãi suất huy động của hầu hết các ngân hàng thương mại lại không cho thấy điều đó một cách rõ nét. Thực tế, từ tháng 3/2011 cho đến nay, hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ đều áp lãi suất huy động VND sát và bằng mốc 14%. Ở biểu tiết kiệm thông thường, ngay từ thời điểm đó nhiều nhà băng đã áp phổ biến các mức dưới 14%/năm (chứ không phải đến lúc này mới rút xuống), hoặc mức 14% đó chỉ áp ở một vài kỳ hạn.
Việc áp đồng loạt lãi suất huy động tối đa 14%/năm thường chỉ tập trung ở những sản phẩm “nóng”, mang tính thời vụ, linh hoạt để gọi vốn trong ngắn hạn. Và những sản phẩm này hiện hầu hết vẫn giữ nguyên trạng thái so với trước đó.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh cũng đã nhích nhắc xuất hiện ở một số ngân hàng, khi lãi suất các kỳ hạn sau 12 tháng đã giảm nhẹ. Điều này có thể suy đoán là họ bắt đầu dự phòng rủi ro chi phí huy động cao trước kỳ vọng lãi suất sẽ giảm trong trung và dài hạn.
Liên quan đến yếu tố tín hiệu, mới đây bản tin tiếng Anh của một công ty chứng khoán nói rằng có một số ngân hàng lớn tính chuyện đồng thuận hạ lãi suất. Xác minh thông tin này, phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn ngạc nhiên khi nói rằng: “Không hề có thông tin đó. Sao lại có thể giảm lãi suất được vào thời điểm này? Nếu giảm thật, có lẽ vì mục đích phi kinh tế chăng?”, vị phó tổng này hoài nghi.
Và một tuần đã trôi qua, thông tin đó cũng không gợn được một chút biểu hiện nào trên thực tế.
Mưa chưa thuận, gió chưa hòa
Những ngày đầu tháng 7, kỳ vọng giảm lãi suất lại vấp phải những làn gió ngược. Chính phủ chính thức nới mục tiêu kiềm chế lạm phát lên 17%. Thị trường tiêu dùng chứng kiến “cú sốc” của giá lương thực thực phẩm, gây áp lực cho chỉ số giá tháng này.
Một công ty chứng khoán uy tín nói rằng: “mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy khả năng lạm phát trong tháng 7 sẽ tăng khoảng 1,5%”.
Lạm phát hiện vẫn là một rào cản lớn đối với khả năng giảm lãi suất. Một lãnh đạo ngân hàng khác khi VnEconomy tham vấn cũng e ngại rằng: “Lạm phát vẫn đang rất phức tạp. Những tác động từ tăng tỷ giá, tăng giá các loại năng lượng đầu vào, nhập khẩu lạm phát… vẫn chưa truyền dẫn hết. Đó là chưa nói đến một yếu tố không kém phần quan trọng là tâm lý người dân, niềm tin của họ trong bối cảnh lạm phát cao như vậy còn có thể khiến tình hình phức tạp hơn. Vậy thì, làm sao mà tính chuyện giảm lãi suất lúc này được!”.
Là người trong cuộc, lãnh đạo một số ngân hàng cũng nhìn nhận rằng, họ chưa có điều kiện để giảm lãi suất ở thời điểm này.
Trước hết, lãi suất huy động đầu vào hiện vẫn chưa giảm một cách rõ ràng. Giả sử, nếu giảm được lúc này, quán tính của chi phí huy động vốn cao thời gian qua (dù chưa hẳn đã đảm bảo được lợi ích của người gửi tiền trước thực tế của lạm phát) sẽ còn có trong vài ba tháng tới, lãi suất cho vay theo đó chưa thể giảm ngay theo diện rộng.
Xét ở yếu tố cung - cầu, cơ hội giảm lãi suất hiện cũng ở cửa hẹp.
Năm nay, tăng trưởng tín dụng bị khống chế ở 20%. Nửa đầu năm đã có cỡ chục nhà băng gần chạm giới hạn này. Cũng như ở tình hình chung, điều kiện để đẩy mạnh tín dụng là hạn chế. Đầu ra bị siết, trong khi cầu vay vốn lớn, cạnh tranh lãi suất để cho vay theo đó được thay bằng chọn lọc để cho vay.
Với yêu cầu nội tại của các ngân hàng, áp lực lợi nhuận cũng là một rào cản được tính tới. Nguồn thu chủ yếu của họ vẫn là từ tín dụng, trong khi mức tăng trưởng năm nay lại bị khống chế 20% (thấp hơn nhiều so với những năm gần đây). Lượng giảm, “chất” phải tăng là một tính toán để cân đối. Khi lượng tín dụng bị ép tăng trưởng thấp, lãi suất sẽ vẫn ở mức cao để bù cho lượng, để đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận.
Đó là một tính toán trong kinh doanh. Hay nói một cách hình ảnh, năm nay mưa không thuận, gió không hòa, sản lượng thấp thì giá bán sản phẩm sẽ cao hơn.
Nhưng ở đây, câu chuyện lợi nhuận ngân hàng lại là một vấn đề nhạy cảm. Thời gian qua đã có nhiều tranh luận, xuất phát từ những góc nhìn khác nhau. Trong khi giới chủ ngân hàng quan tâm hơn cả là áp lực từ các cổ đông, từ yêu cầu đảm bảo cân đối các chỉ số tài chính trong mắt giới đầu tư.
Thế nên, việc một số nhà băng có chương trình hạ lãi suất cho vay với một số đối tượng, hay gói tín dụng riêng, xuất hiện mới đây có thể xem là những “món quà”, sự chia sẻ hơn là từ thực tế vận động của thị trường lúc này.
Còn ở góc nhìn vĩ mô, một tham khảo là, tại một hội thảo gần đây, một chuyên gia đưa ra quan điểm rằng: nếu dùng chính sách tiền tệ thắt chặt, dùng lãi suất cao để chống lạm phát cao thì cần kiên trì; bởi những năm gần đây cứ “thắt” nửa đầu năm, “nới” nửa cuối năm thì y như rằng lạm phát đầu năm tới nó lại quay lại gõ cửa, và cứ luẩn quẩn như vậy…