Khó khăn kinh tế và lạm phát “níu áo” tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ 11 tháng năm nay tăng 4,1%, thấp xa so với tốc độ tăng tương ứng (14,7%) của cùng kỳ năm 2010
Tiêu thụ là đầu ra của sản xuất. Chừng nào tiêu dùng cuối cùng còn chiếm tỷ lệ cao (72%) so với GDP và tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường trong tổng tiêu dùng tăng nhanh, thì tiêu thụ trong nước còn là động lực của tăng trưởng kinh tế.
Từ các thông tin từ Tổng cục Thống kê và các thông tin khác, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý về tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2011.
Thứ nhất, nếu loại trừ theo tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân 10 tháng năm 2011 so với cùng kỳ năm trước (18,62%), thì tổng mức bán lẻ 11 tháng năm nay tăng 4,1%, thấp xa so với tốc độ tăng tương ứng (14,7%) của cùng kỳ năm 2010.
Tổng mức bán lẻ cũng đã tăng chậm lại sau các tháng tính từ đầu năm đến nay (tháng 1 tăng 8,9%, 6 tháng tăng 5,7%, 11 tháng tăng 4,1%).
Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho tốc độ tăng trưởng GDP của các quý năm nay đều thấp hơn tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ năm trước.
Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chậm lại trong các tháng gần đây.
Nói cách khác, tổng mức bán lẻ “co lại” có nguyên nhân từ tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát cao. Đến lượt nó, khi tổng mức bán lẻ “co lại” sẽ “kéo” lạm phát xuống và cũng “kéo” tăng trưởng kinh tế chậm theo.
Thứ hai, xét theo loại hình kinh tế, tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế nhà nước tăng với tốc độ cao nhất do Nhà nước đã tăng lượng hàng bán bình ổn giá, nhất là ở các trung tâm tiêu dùng lớn là Tp.HCM và Hà Nội; do các doanh nghiệp Nhà nước đẩy mạnh bán lẻ trực tiếp.
Tuy nhiên, do số đơn vị trong hệ thống bán lẻ của khu vực nhà nước đã giảm mạnh, nên tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của khu vực này hiện chỉ chiếm 10,9%.
Tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế tư nhân tăng cao thứ hai, do khu vực này đã tăng nhanh hơn về năng lực kinh doanh, đã có sự cải thiện về phương thức bán hàng, chủ yếu thông qua các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, có sự niêm yết giá, cân đong đo đếm tương đối đầy đủ, phát triển hình thức giao hàng tại nhà, mua bán qua điện thoại... Nhờ vậy, tỷ trọng của khu vực này đã đạt 34,9% - cao hơn nhiều so với cách đây mươi năm.
Tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế cá thể tuy tăng thấp hơn tốc độ chung, nhưng do khu vực này thu hút được nhiều người tham gia và phục vụ cho các đối tượng phần lớn là những người còn có thu nhập thấp, nhất là khu vực nông thôn, dân nghèo thành thị, nên tỷ trọng vẫn còn khá lớn (50,3%).
Tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế tập thể có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ chung và quy mô nhỏ, hiện chỉ chiếm 1,1% tổng mức bán lẻ của cả nước.
Tổng mức bán lẻ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng thấp nhất và hiện mới chiếm 2,8%, chủ yếu do khu vực này mới được hình thành, lại gặp thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhưng cần hết sức quan tâm sau khi hội nhập đầy đủ, theo cam kết, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vào nhiều.
Nhất là dung lượng thị trường Việt Nam đã đạt quy mô khá, khả năng có thể vượt qua mốc 90 tỷ USD, do có dân số đông thứ 13 trên thế giới, có tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh, có tầng lớp trung lưu với nhu cầu cao lên,...
Thứ ba, theo ngành hoạt động, thì thương nghiệp thuần túy (bán lẻ hàng hóa) chiếm tỷ trọng cao nhất (78,8%) và có tăng cao hơn tốc độ chung. Điều đó là phù hợp với đối tượng có nhu cầu tiêu dùng còn thấp nhưng chiếm tỷ trọng cao trong dân số; hơn nữa, do tiêu dùng trong lúc lạm phát cao, kinh tế suy giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm còn lớn,... đã “co lại”, nên người tiêu dùng phần lớn còn tập trung chủ yếu cho việc mua và tiêu dùng hàng hóa vật chất.
Doanh thu ngành khách sạn, nhà hàng tăng cao nhất và đã chiếm tỷ trọng 11,3% trong tổng mức bán lẻ của cả nước. Doanh thu du lịch tăng thấp nhất và hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ (0,9%) chủ yếu do thu nhập thấp, lạm phát cao, nên đa số người tiêu dùng tập trung cho thương nghiệp thuần túy. Doanh thu của các ngành dịch vụ còn lại duy trì được tốc độ tăng khá, có tỷ trọng đạt 9%.
Tháng 12 là tháng cuối năm, có lễ Noel, tổng kết năm, Tết Dương lịch và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, nên tổng mức bán lẻ nhiều khả năng sẽ cao hơn.
Từ các thông tin từ Tổng cục Thống kê và các thông tin khác, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý về tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2011.
Thứ nhất, nếu loại trừ theo tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân 10 tháng năm 2011 so với cùng kỳ năm trước (18,62%), thì tổng mức bán lẻ 11 tháng năm nay tăng 4,1%, thấp xa so với tốc độ tăng tương ứng (14,7%) của cùng kỳ năm 2010.
Tổng mức bán lẻ cũng đã tăng chậm lại sau các tháng tính từ đầu năm đến nay (tháng 1 tăng 8,9%, 6 tháng tăng 5,7%, 11 tháng tăng 4,1%).
Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho tốc độ tăng trưởng GDP của các quý năm nay đều thấp hơn tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ năm trước.
Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chậm lại trong các tháng gần đây.
Nói cách khác, tổng mức bán lẻ “co lại” có nguyên nhân từ tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát cao. Đến lượt nó, khi tổng mức bán lẻ “co lại” sẽ “kéo” lạm phát xuống và cũng “kéo” tăng trưởng kinh tế chậm theo.
Thứ hai, xét theo loại hình kinh tế, tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế nhà nước tăng với tốc độ cao nhất do Nhà nước đã tăng lượng hàng bán bình ổn giá, nhất là ở các trung tâm tiêu dùng lớn là Tp.HCM và Hà Nội; do các doanh nghiệp Nhà nước đẩy mạnh bán lẻ trực tiếp.
Tuy nhiên, do số đơn vị trong hệ thống bán lẻ của khu vực nhà nước đã giảm mạnh, nên tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của khu vực này hiện chỉ chiếm 10,9%.
Tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế tư nhân tăng cao thứ hai, do khu vực này đã tăng nhanh hơn về năng lực kinh doanh, đã có sự cải thiện về phương thức bán hàng, chủ yếu thông qua các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, có sự niêm yết giá, cân đong đo đếm tương đối đầy đủ, phát triển hình thức giao hàng tại nhà, mua bán qua điện thoại... Nhờ vậy, tỷ trọng của khu vực này đã đạt 34,9% - cao hơn nhiều so với cách đây mươi năm.
Tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế cá thể tuy tăng thấp hơn tốc độ chung, nhưng do khu vực này thu hút được nhiều người tham gia và phục vụ cho các đối tượng phần lớn là những người còn có thu nhập thấp, nhất là khu vực nông thôn, dân nghèo thành thị, nên tỷ trọng vẫn còn khá lớn (50,3%).
Tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế tập thể có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ chung và quy mô nhỏ, hiện chỉ chiếm 1,1% tổng mức bán lẻ của cả nước.
Tổng mức bán lẻ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng thấp nhất và hiện mới chiếm 2,8%, chủ yếu do khu vực này mới được hình thành, lại gặp thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhưng cần hết sức quan tâm sau khi hội nhập đầy đủ, theo cam kết, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vào nhiều.
Nhất là dung lượng thị trường Việt Nam đã đạt quy mô khá, khả năng có thể vượt qua mốc 90 tỷ USD, do có dân số đông thứ 13 trên thế giới, có tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh, có tầng lớp trung lưu với nhu cầu cao lên,...
Thứ ba, theo ngành hoạt động, thì thương nghiệp thuần túy (bán lẻ hàng hóa) chiếm tỷ trọng cao nhất (78,8%) và có tăng cao hơn tốc độ chung. Điều đó là phù hợp với đối tượng có nhu cầu tiêu dùng còn thấp nhưng chiếm tỷ trọng cao trong dân số; hơn nữa, do tiêu dùng trong lúc lạm phát cao, kinh tế suy giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm còn lớn,... đã “co lại”, nên người tiêu dùng phần lớn còn tập trung chủ yếu cho việc mua và tiêu dùng hàng hóa vật chất.
Doanh thu ngành khách sạn, nhà hàng tăng cao nhất và đã chiếm tỷ trọng 11,3% trong tổng mức bán lẻ của cả nước. Doanh thu du lịch tăng thấp nhất và hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ (0,9%) chủ yếu do thu nhập thấp, lạm phát cao, nên đa số người tiêu dùng tập trung cho thương nghiệp thuần túy. Doanh thu của các ngành dịch vụ còn lại duy trì được tốc độ tăng khá, có tỷ trọng đạt 9%.
Tháng 12 là tháng cuối năm, có lễ Noel, tổng kết năm, Tết Dương lịch và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, nên tổng mức bán lẻ nhiều khả năng sẽ cao hơn.