Khổ với... con dấu
Khi con dấu đã là tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể có một dấu, nhiều dấu hoặc không có dấu
Bài viết của Luật gia Cao Bá Khoát, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn doanh nghiệp K và cộng sự.
Năm 2001, một công ty ở tỉnh H. do có nhu cầu đổi mới công nghệ sản xuất nên cử một số cán bộ chuyên môn sang Nhật để tìm hiểu và mua dây chuyền sản xuất mới. Sau một thời gian ở Nhật tìm hiểu kỹ, công ty này cũng tìm được đối tác có dây chuyền sản xuất hiện đại.
>>Bỏ đi con dấu?
Khi hai bên ký kết hợp đồng liên doanh thì hỡi ôi, một sự kiện bất ngờ xảy ra liên quan đến con dấu của phía Nhật. Bên Việt Nam đã ký tên, đóng dấu (dấu tròn 36 ly mực đỏ do cơ quan công an cấp), nhưng phía Nhật Bản lại không đóng dấu tròn 36 ly giống như phía Việt Nam, con dấu của Nhật cũng tròn nhưng nhỏ hơn 36 ly rất nhiều, mực dấu lại là màu tím than.
Khi hợp đồng được mang đến cơ quan nhà nước Việt Nam chứng thực, rắc rối đã xảy ra. Cán bộ ta quá ngỡ ngàng khi thấy con dấu của công ty Nhật không phải là mực đỏ, không phải hình tròn 36 ly như Việt Nam mà chỉ nhỏ như đầu ngón tay, hoa văn loằng ngoằng.
Mặc dù công ty phía Nhật giải thích dấu của họ do họ tự nghĩ ra, hình thù, màu sắc, mực in ra sao là do họ tự quyết định và dấu này chỉ có ý nghĩa phân biệt công ty họ với công ty khác, chính quyền Nhật không can thiệp vào chuyện này, nhưng cán bộ của Việt Nam vẫn sợ không dám đóng dấu chứng thực hợp đồng!
Cán bộ phía Việt Nam yêu cầu công ty Nhật Bản phải đến cơ quan sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam xin xác nhận con dấu. Đại sứ quán Nhật Bản trả lời là họ không thể thực hiện được việc này. Thế là công ty Nhật Bản lại được yêu cầu xin giấy xác nhận con dấu của chính quyền Nhật Bản.
Phía Nhật Bản thấy vậy liền chấm dứt hợp đồng liên doanh với phía Việt Nam vì họ nghĩ có mỗi chuyện con dấu mà còn rắc rối thế thì sau này làm ăn ở đây chắc là gặp rất nhiều khó khăn... Thế là chỉ vì chuyện con dấu mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt hại.
Đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy về con dấu, cần phải coi con dấu chỉ là một dấu hiệu nhận dạng doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền tự khắc mẫu dấu, tự chọn loại mực in và sẽ đăng ký mẫu dấu và mực in đó với cơ quan nhà nước để được bảo hộ.
Tư duy mới về con dấu này hình như đã nhen nhóm trong Luật Doanh nghiệp tại khoản 2 điều 36: "Con dấu là tài sản của doanh nghiệp... Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai".
Khi con dấu đã là tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể có một dấu, nhiều dấu hoặc không có dấu. Đặc điểm tài sản như thế nào là do doanh nghiệp tự quyết định, có nghĩa là doanh nghiệp được quyết định hình dáng, hoa văn, loại mực… của con dấu sao cho hợp lý nhất.
Việt Nam đã vào WTO! Con dấu của doanh nghiệp đang có nguy cơ tạo ra những cản trở vô hình trong hoạt động của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập đầy thách thức. Rồi sẽ có những hợp đồng mà doanh nghiệp ký kết ngoài lãnh thổ Việt Nam và mang tính quốc tế. Lúc đó, chẳng lẽ bên Việt Nam phải quay về nước lấy dấu rồi sang ký tiếp hay sao? Hay là cứ khi nào đi đàm phán thì giám đốc lại mang dấu theo?
Thiết nghĩ trong thời đại kỹ thuật số, giao dịch điện tử như hiện nay thì quả là bất tiện cho doanh nghiệp khi cứ phải có con dấu đi kèm.
Năm 2001, một công ty ở tỉnh H. do có nhu cầu đổi mới công nghệ sản xuất nên cử một số cán bộ chuyên môn sang Nhật để tìm hiểu và mua dây chuyền sản xuất mới. Sau một thời gian ở Nhật tìm hiểu kỹ, công ty này cũng tìm được đối tác có dây chuyền sản xuất hiện đại.
>>Bỏ đi con dấu?
Khi hai bên ký kết hợp đồng liên doanh thì hỡi ôi, một sự kiện bất ngờ xảy ra liên quan đến con dấu của phía Nhật. Bên Việt Nam đã ký tên, đóng dấu (dấu tròn 36 ly mực đỏ do cơ quan công an cấp), nhưng phía Nhật Bản lại không đóng dấu tròn 36 ly giống như phía Việt Nam, con dấu của Nhật cũng tròn nhưng nhỏ hơn 36 ly rất nhiều, mực dấu lại là màu tím than.
Khi hợp đồng được mang đến cơ quan nhà nước Việt Nam chứng thực, rắc rối đã xảy ra. Cán bộ ta quá ngỡ ngàng khi thấy con dấu của công ty Nhật không phải là mực đỏ, không phải hình tròn 36 ly như Việt Nam mà chỉ nhỏ như đầu ngón tay, hoa văn loằng ngoằng.
Mặc dù công ty phía Nhật giải thích dấu của họ do họ tự nghĩ ra, hình thù, màu sắc, mực in ra sao là do họ tự quyết định và dấu này chỉ có ý nghĩa phân biệt công ty họ với công ty khác, chính quyền Nhật không can thiệp vào chuyện này, nhưng cán bộ của Việt Nam vẫn sợ không dám đóng dấu chứng thực hợp đồng!
Cán bộ phía Việt Nam yêu cầu công ty Nhật Bản phải đến cơ quan sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam xin xác nhận con dấu. Đại sứ quán Nhật Bản trả lời là họ không thể thực hiện được việc này. Thế là công ty Nhật Bản lại được yêu cầu xin giấy xác nhận con dấu của chính quyền Nhật Bản.
Phía Nhật Bản thấy vậy liền chấm dứt hợp đồng liên doanh với phía Việt Nam vì họ nghĩ có mỗi chuyện con dấu mà còn rắc rối thế thì sau này làm ăn ở đây chắc là gặp rất nhiều khó khăn... Thế là chỉ vì chuyện con dấu mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt hại.
Đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy về con dấu, cần phải coi con dấu chỉ là một dấu hiệu nhận dạng doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền tự khắc mẫu dấu, tự chọn loại mực in và sẽ đăng ký mẫu dấu và mực in đó với cơ quan nhà nước để được bảo hộ.
Tư duy mới về con dấu này hình như đã nhen nhóm trong Luật Doanh nghiệp tại khoản 2 điều 36: "Con dấu là tài sản của doanh nghiệp... Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai".
Khi con dấu đã là tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể có một dấu, nhiều dấu hoặc không có dấu. Đặc điểm tài sản như thế nào là do doanh nghiệp tự quyết định, có nghĩa là doanh nghiệp được quyết định hình dáng, hoa văn, loại mực… của con dấu sao cho hợp lý nhất.
Việt Nam đã vào WTO! Con dấu của doanh nghiệp đang có nguy cơ tạo ra những cản trở vô hình trong hoạt động của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập đầy thách thức. Rồi sẽ có những hợp đồng mà doanh nghiệp ký kết ngoài lãnh thổ Việt Nam và mang tính quốc tế. Lúc đó, chẳng lẽ bên Việt Nam phải quay về nước lấy dấu rồi sang ký tiếp hay sao? Hay là cứ khi nào đi đàm phán thì giám đốc lại mang dấu theo?
Thiết nghĩ trong thời đại kỹ thuật số, giao dịch điện tử như hiện nay thì quả là bất tiện cho doanh nghiệp khi cứ phải có con dấu đi kèm.