Khoai tây chế biến “lên ngôi”
Ở Việt Nam, ngành chế biến khoai tây mới xuất hiện chưa được 10 năm, nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ
Đã có thời khi nói đến khoai tây là người ta nghĩ ngay tới khoai tây tươi. Nhưng nay, trước nhu cầu đang gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp thực phẩm ăn nhanh, snack và thực phẩm tiện dụng, việc sử dụng khoai tây chế biến ngày càng phổ biến.
Ở Việt Nam, ngành chế biến khoai tây mới xuất hiện chưa được 10 năm, nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ.
Tiêu dùng khoai tây đang chuyển từ thị trường tiêu thụ tươi sang các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng như khoai tây rán chẳng hạn. Sản phẩm chế biến từ khoai tây đã khá đa dạng nh khoai tây rán giòn, khoai tây chiên và tinh bột. Sản phẩm khoai tây chiên kiểu Pháp và khoai tây rán giòn đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam, với các thương hiệu: Zon Zon, Snack, Bim Bim, Wavy...
Ông Krthin, chuyên gia của Tổ chức GTZ Việt Nam, cho biết: khoai tây thường được coi là mặt hàng cồng kềnh, dễ hỏng và có chi phí vận chuyển cao, thường bị hạn chế trong phạm vi mậu dịch biên giới. Tuy nhiên, những hạn chế này không kìm hãm được mậu dịch khoai tây quốc tế. Mậu dịch khoai tây quốc tế đã tăng gấp đôi về khối lượng và gấp 4 lần về kim ngạch so với cách đây 20 năm. Mức tăng trưởng này là nhờ nhu cầu quốc tế tăng chưa từng thấy đối với sản phẩm khoai tây chế biến, đặc biệt là sản phẩm khoai tây đông lạnh.
Đến nay, các nước đang phát triển không còn là những nước được hưởng lợi từ sự phát triển mậu dịch này. Nhóm nước này đã nổi lên thành các nước nhập khẩu ròng về khoai tây chế biến. Ngành chế biến khoai tây ở Việt Nam tuy khởi đầu muộn, nhưng lại có tốc độ phát triển khá nhanh, mở ra hướng đi cho xuất khẩu khoai tây.
Ông Nguyễn Công Chức, Trưởng Dự án khoai tây (trực thuộc Cục Trồng trọt) cho biết: chế biến khoai tây là ngành công nghiệp còn mới mẻ ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp chỉ mới tham gia vào lĩnh vực này từ 1 đến 7 năm gần đây.
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều công ty lớn đang tham gia vào công nghiệp chế biến khoai tây, chủ yếu thuộc về tư nhân và đầu tư với nước ngoài. Điển hình trong số này phải kể đến là: Công ty TNHH An Lạc; Công ty LeeWayWay, Công ty Vinafood. Bên cạnh đó có hàng ngàn cơ sở nhỏ cũng tham gia vào chế biến khoai tây, bán sản phẩm cho các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố.
Một số khách sạn cao cấp ở Hà Nội, Tp.HCM, Hạ Long, Đà Nẵng, Hải Phòng... cũng tự chế biến và làm các món ăn từ khoai tây.
Theo kết quả khảo sát của Dự án Thúc đẩy sản xuất khoai tây Việt Nam, tỷ trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa là: 40% sản phẩm tiêu thụ ở siêu thị; 20% bán cho các nhà hàng khách sạn; 30% tiêu thụ qua đại lý; 5% bán cho các trường học; 5% cho người bán rong.
Tuy nhiên, tại Việt Nam khoai tây chế biến vẫn chưa thực sự được coi là món ăn phổ biến, mà thường chỉ dùng để làm quà cho trẻ em, hoặc vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ hội, Tết... Dạng sản phẩm chủ yếu được người tiêu dùng ưa chuộng là khoai tây chiên, rất ít người quan tâm tới các dạng sản phẩm khác, bởi nhiều nguyên nhân: khoai tây chế biến còn rất mới với hầu hết người tiêu dùng, nhiều người từng sử dụng nhưng không để ý đấy là sản phẩm của khoai tây.
Hiện nay tổng nhu cầu khoai tây dành cho chế biến khoảng 15.000 tấn/năm, nhưng chỉ có 35% trong số đó là sử dụng nguyên liệu trong nước, các nhà chế biến vẫn phải nhập khẩu khoảng 10.000 tấn khoai tây/năm, từ Anh, Trung Quốc, Hà Lan.
Tuy mỗi năm nước ta sản xuất ra 500.000 - 700.000 tấn khoai tây, nhưng chưa đến 1% sản lượng đó được sử dụng để chế biến. Do nguồn cung trong nước mang tính thời vụ cao, thường canh tác vào vụ đông xuân, nên khoai tây trong nước chỉ sẵn có trong 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5), trong khi nhu cầu đòi hỏi cung cấp nguyên liệu suốt cả năm.
Chất lượng khoai tây trong nước cũng đang là trở ngại đối với chế biến. Mặc dù một số hợp tác xã đã sử dụng vật liệu trồng tốt và giống chất lượng cao, nhưng sản lượng của các đơn vị này chưa nhiều nên vẫn không đủ sản phẩm cho chế biến.
Ở Việt Nam, ngành chế biến khoai tây mới xuất hiện chưa được 10 năm, nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ.
Tiêu dùng khoai tây đang chuyển từ thị trường tiêu thụ tươi sang các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng như khoai tây rán chẳng hạn. Sản phẩm chế biến từ khoai tây đã khá đa dạng nh khoai tây rán giòn, khoai tây chiên và tinh bột. Sản phẩm khoai tây chiên kiểu Pháp và khoai tây rán giòn đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam, với các thương hiệu: Zon Zon, Snack, Bim Bim, Wavy...
Ông Krthin, chuyên gia của Tổ chức GTZ Việt Nam, cho biết: khoai tây thường được coi là mặt hàng cồng kềnh, dễ hỏng và có chi phí vận chuyển cao, thường bị hạn chế trong phạm vi mậu dịch biên giới. Tuy nhiên, những hạn chế này không kìm hãm được mậu dịch khoai tây quốc tế. Mậu dịch khoai tây quốc tế đã tăng gấp đôi về khối lượng và gấp 4 lần về kim ngạch so với cách đây 20 năm. Mức tăng trưởng này là nhờ nhu cầu quốc tế tăng chưa từng thấy đối với sản phẩm khoai tây chế biến, đặc biệt là sản phẩm khoai tây đông lạnh.
Đến nay, các nước đang phát triển không còn là những nước được hưởng lợi từ sự phát triển mậu dịch này. Nhóm nước này đã nổi lên thành các nước nhập khẩu ròng về khoai tây chế biến. Ngành chế biến khoai tây ở Việt Nam tuy khởi đầu muộn, nhưng lại có tốc độ phát triển khá nhanh, mở ra hướng đi cho xuất khẩu khoai tây.
Ông Nguyễn Công Chức, Trưởng Dự án khoai tây (trực thuộc Cục Trồng trọt) cho biết: chế biến khoai tây là ngành công nghiệp còn mới mẻ ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp chỉ mới tham gia vào lĩnh vực này từ 1 đến 7 năm gần đây.
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều công ty lớn đang tham gia vào công nghiệp chế biến khoai tây, chủ yếu thuộc về tư nhân và đầu tư với nước ngoài. Điển hình trong số này phải kể đến là: Công ty TNHH An Lạc; Công ty LeeWayWay, Công ty Vinafood. Bên cạnh đó có hàng ngàn cơ sở nhỏ cũng tham gia vào chế biến khoai tây, bán sản phẩm cho các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố.
Một số khách sạn cao cấp ở Hà Nội, Tp.HCM, Hạ Long, Đà Nẵng, Hải Phòng... cũng tự chế biến và làm các món ăn từ khoai tây.
Theo kết quả khảo sát của Dự án Thúc đẩy sản xuất khoai tây Việt Nam, tỷ trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa là: 40% sản phẩm tiêu thụ ở siêu thị; 20% bán cho các nhà hàng khách sạn; 30% tiêu thụ qua đại lý; 5% bán cho các trường học; 5% cho người bán rong.
Tuy nhiên, tại Việt Nam khoai tây chế biến vẫn chưa thực sự được coi là món ăn phổ biến, mà thường chỉ dùng để làm quà cho trẻ em, hoặc vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ hội, Tết... Dạng sản phẩm chủ yếu được người tiêu dùng ưa chuộng là khoai tây chiên, rất ít người quan tâm tới các dạng sản phẩm khác, bởi nhiều nguyên nhân: khoai tây chế biến còn rất mới với hầu hết người tiêu dùng, nhiều người từng sử dụng nhưng không để ý đấy là sản phẩm của khoai tây.
Hiện nay tổng nhu cầu khoai tây dành cho chế biến khoảng 15.000 tấn/năm, nhưng chỉ có 35% trong số đó là sử dụng nguyên liệu trong nước, các nhà chế biến vẫn phải nhập khẩu khoảng 10.000 tấn khoai tây/năm, từ Anh, Trung Quốc, Hà Lan.
Tuy mỗi năm nước ta sản xuất ra 500.000 - 700.000 tấn khoai tây, nhưng chưa đến 1% sản lượng đó được sử dụng để chế biến. Do nguồn cung trong nước mang tính thời vụ cao, thường canh tác vào vụ đông xuân, nên khoai tây trong nước chỉ sẵn có trong 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5), trong khi nhu cầu đòi hỏi cung cấp nguyên liệu suốt cả năm.
Chất lượng khoai tây trong nước cũng đang là trở ngại đối với chế biến. Mặc dù một số hợp tác xã đã sử dụng vật liệu trồng tốt và giống chất lượng cao, nhưng sản lượng của các đơn vị này chưa nhiều nên vẫn không đủ sản phẩm cho chế biến.