Khởi kiện một trong những “thủ phạm” của khủng hoảng tài chính
Cựu CEO của ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất ở Mỹ vừa bị buộc tội gian lận chứng khoán và giao dịch nội bộ
Ông Angelo Mozilo, người đồng sáng lập đồng thời là cựu giám đốc điều hành (CEO) của công ty tài chính Countrywide Financial vừa bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) buộc tội gian lận chứng khoán và giao dịch nội bộ.
Tính tới thời điểm hiện nay, ông Mozilo là nhân vận cao cấp nhất bị khởi kiện trong các cuộc điều tra do giới chức Mỹ nhằm vào cuộc khủng hoảng nhà đất và nợ dưới chuẩn ở nước này.
Countrywide là công ty tài chính cho vay thế chấp nhà một thời lớn nhất ở Mỹ và đã bị ngân hàng Bank of America (BoA) thâu tóm. Về phần mình, cựu CEO Mozilo năm nay bước vào tuổi thất thập cổ lai hy của công ty này vẫn bị giới quan sát xem là một trong những “tội đồ” góp tay gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay.
Cùng bị khởi kiện với ông Mozilo còn có hai cựu quan chức cao cấp khác của Countrywide là Chủ tịch David Sambol, 49 tuổi, và Giám đốc tài chính Eric Sieracki, 52 tuổi, hai nhân vật bị xem là đã đồng lõa với Mozilo trong những sai lầm ở Countrywide. Bản cáo trạng dân sự của SEC đã được gửi lên tòa án liên bang Mỹ ở Los Angeles ngày 4/6.
Theo thông tin đưa ra trong bản cáo trạng nói trên, vị cựu CEO 70 tuổi này đã lừa dối cổ đông và các nhà đầu tư khi biết chắc những rủi ro trong hoạt động cho vay của công ty nhưng quyết tâm che giấu những thông tin này. Để chứng minh cho lời buộc tội này, SEC đã đưa ra bằng chứng là một loạt email mà ông Mozilo đã gửi cho các ông Sambol và Sieracki trước khi thị trường nợ dưới chuẩn của Mỹ sụp đổ vào năm 2007.
Trong e-mail ngày 17/4/2006, Mozilo viết cho Sambol: “Cả đời kinh doanh, tôi chưa thấy sản phẩm nào độc hại hơn thế”. “Sản phẩm độc hại” mà Mozilo nhắc tới ở đây chính là những khoản nợ thế chấp nhà 80/20, trong đó người vay được mượn 100% giá trị ngôi nhà với 80% là khoản vay thế chấp sơ cấp, 20% là vay thế chấp thứ cấp. “Chương trình này cần phải có những điều chỉnh lớn”, Mozilo viết.
Trong e-mail gửi ngày 26/9/2006 cho Sambol, Mozilo thừa nhận: “Điều mấu chốt là chúng ta đang bay với đôi mắt bịt kín, chẳng biết khả năng thu hồi những khoản vay này sẽ ra sao trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát cao, giá nhà giảm sút và doanh số thị trường địa ốc đi xuống như hiện nay”.
Cũng theo thông tin trong bản cáo trạng của SEC, ông Mozilo đã bỏ túi 139 triệu USD trong các năm 2006 và 2007 bằng cách thực hiện 5,1 triệu quyền chọn mua cổ phiếu Countrywide và bán lại số cổ phiếu này. Điều đáng nói, số cổ phiếu này được bán ra với sự dàn xếp và tính toán kỹ lưỡng ngay giữa lúc những thông tin đáng ngại về tình hình của Countrywide bị vị CEO này và các bộ hạ của ông bưng bít.
Cáo trạng của SEC cho biết, thua lỗ xảy ra ở Countrywide đã được lãnh đạo công ty này tiên liệu được từ năm 2004. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Robert Khuzami, Giám đốc luật pháp của SEC, Countrywide là một công ty “tuy một mà hai”.
“Người ta luôn cho rằng Countrywide làm ăn khôn ngoan và kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Nhưng Countrywide thực sự thì chỉ có thể nhìn thấy từ bên trong. Đó là một công ty chịu áp lực nặng nề từ những khoản vay thế chấp ngày càng xấu đi và mô hình kinh doanh mỗi lúc một đáng ngờ”, ông Khuzami nói. Trong một e-mail năm 2006, chính ông Mozilo đã gọi những khoản nợ dưới chuẩn đầy rủi ro là “thuốc độc”.
Phản ứng trước bản cáo trạng của SEC, ông Mozilo cho rằng, đây là những lời buộc tội “vô căn cứ”. Luật sư của vị cựu CEO này khẳng định, việc bán cổ phiếu của ông là hoàn toàn tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bản cáo trạng của SEC đã đưa ra những bằng chứng xác đáng cho lời buộc tội dành cho nhân vật này.
Chính vụ phanh phui “trùm lừa” Phố Wall Benard Madoff cách đây ít lâu đã là động lực thúc đẩy SEC phải điều tra vai trò những nhân vật cao cấp trong ngành tài chính Mỹ đối với cuộc khủng hoảng hiện nay. Các nhà phân tích cho rằng, việc SEC buộc tội cựu CEO của Countrywide có thể mở đường cho một loạt các vụ kiện khác nhằm vào các quan chức trong các định chế tài chính khác.
Có trụ sở ở bang California, Countrywide từng là công ty cho vay thế chấp nhà lớn nhất ở Mỹ, chiếm 1/6 số khoản nợ địa ốc ở nước này. Theo cáo trạng của SEC, vào tháng 9/2006, Countrywide ước tính chiếm khoảng 15,7% thị trường cho vay thế chấp nhà ở Mỹ, so với mức thị phần11,4% vào cuối năm 2003.
Khủng hoảng nổ ra đã đẩy Countrywide tới kết cục bị BoA thâu tóm với giá 2,5 tỷ USD vào tháng 7/2008, bằng chưa đầy 1/10 so với giá trị thị trường của công ty này vào đầu năm 2007.
Xuất thân là con trai của một người bán thịt ở New York, Mozilo chung tay thành lập Countrywide vào năm 1969.
(Theo Reuters, AP)
Tính tới thời điểm hiện nay, ông Mozilo là nhân vận cao cấp nhất bị khởi kiện trong các cuộc điều tra do giới chức Mỹ nhằm vào cuộc khủng hoảng nhà đất và nợ dưới chuẩn ở nước này.
Countrywide là công ty tài chính cho vay thế chấp nhà một thời lớn nhất ở Mỹ và đã bị ngân hàng Bank of America (BoA) thâu tóm. Về phần mình, cựu CEO Mozilo năm nay bước vào tuổi thất thập cổ lai hy của công ty này vẫn bị giới quan sát xem là một trong những “tội đồ” góp tay gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay.
Cùng bị khởi kiện với ông Mozilo còn có hai cựu quan chức cao cấp khác của Countrywide là Chủ tịch David Sambol, 49 tuổi, và Giám đốc tài chính Eric Sieracki, 52 tuổi, hai nhân vật bị xem là đã đồng lõa với Mozilo trong những sai lầm ở Countrywide. Bản cáo trạng dân sự của SEC đã được gửi lên tòa án liên bang Mỹ ở Los Angeles ngày 4/6.
Theo thông tin đưa ra trong bản cáo trạng nói trên, vị cựu CEO 70 tuổi này đã lừa dối cổ đông và các nhà đầu tư khi biết chắc những rủi ro trong hoạt động cho vay của công ty nhưng quyết tâm che giấu những thông tin này. Để chứng minh cho lời buộc tội này, SEC đã đưa ra bằng chứng là một loạt email mà ông Mozilo đã gửi cho các ông Sambol và Sieracki trước khi thị trường nợ dưới chuẩn của Mỹ sụp đổ vào năm 2007.
Trong e-mail ngày 17/4/2006, Mozilo viết cho Sambol: “Cả đời kinh doanh, tôi chưa thấy sản phẩm nào độc hại hơn thế”. “Sản phẩm độc hại” mà Mozilo nhắc tới ở đây chính là những khoản nợ thế chấp nhà 80/20, trong đó người vay được mượn 100% giá trị ngôi nhà với 80% là khoản vay thế chấp sơ cấp, 20% là vay thế chấp thứ cấp. “Chương trình này cần phải có những điều chỉnh lớn”, Mozilo viết.
Trong e-mail gửi ngày 26/9/2006 cho Sambol, Mozilo thừa nhận: “Điều mấu chốt là chúng ta đang bay với đôi mắt bịt kín, chẳng biết khả năng thu hồi những khoản vay này sẽ ra sao trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát cao, giá nhà giảm sút và doanh số thị trường địa ốc đi xuống như hiện nay”.
Cũng theo thông tin trong bản cáo trạng của SEC, ông Mozilo đã bỏ túi 139 triệu USD trong các năm 2006 và 2007 bằng cách thực hiện 5,1 triệu quyền chọn mua cổ phiếu Countrywide và bán lại số cổ phiếu này. Điều đáng nói, số cổ phiếu này được bán ra với sự dàn xếp và tính toán kỹ lưỡng ngay giữa lúc những thông tin đáng ngại về tình hình của Countrywide bị vị CEO này và các bộ hạ của ông bưng bít.
Cáo trạng của SEC cho biết, thua lỗ xảy ra ở Countrywide đã được lãnh đạo công ty này tiên liệu được từ năm 2004. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Robert Khuzami, Giám đốc luật pháp của SEC, Countrywide là một công ty “tuy một mà hai”.
“Người ta luôn cho rằng Countrywide làm ăn khôn ngoan và kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Nhưng Countrywide thực sự thì chỉ có thể nhìn thấy từ bên trong. Đó là một công ty chịu áp lực nặng nề từ những khoản vay thế chấp ngày càng xấu đi và mô hình kinh doanh mỗi lúc một đáng ngờ”, ông Khuzami nói. Trong một e-mail năm 2006, chính ông Mozilo đã gọi những khoản nợ dưới chuẩn đầy rủi ro là “thuốc độc”.
Phản ứng trước bản cáo trạng của SEC, ông Mozilo cho rằng, đây là những lời buộc tội “vô căn cứ”. Luật sư của vị cựu CEO này khẳng định, việc bán cổ phiếu của ông là hoàn toàn tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bản cáo trạng của SEC đã đưa ra những bằng chứng xác đáng cho lời buộc tội dành cho nhân vật này.
Chính vụ phanh phui “trùm lừa” Phố Wall Benard Madoff cách đây ít lâu đã là động lực thúc đẩy SEC phải điều tra vai trò những nhân vật cao cấp trong ngành tài chính Mỹ đối với cuộc khủng hoảng hiện nay. Các nhà phân tích cho rằng, việc SEC buộc tội cựu CEO của Countrywide có thể mở đường cho một loạt các vụ kiện khác nhằm vào các quan chức trong các định chế tài chính khác.
Có trụ sở ở bang California, Countrywide từng là công ty cho vay thế chấp nhà lớn nhất ở Mỹ, chiếm 1/6 số khoản nợ địa ốc ở nước này. Theo cáo trạng của SEC, vào tháng 9/2006, Countrywide ước tính chiếm khoảng 15,7% thị trường cho vay thế chấp nhà ở Mỹ, so với mức thị phần11,4% vào cuối năm 2003.
Khủng hoảng nổ ra đã đẩy Countrywide tới kết cục bị BoA thâu tóm với giá 2,5 tỷ USD vào tháng 7/2008, bằng chưa đầy 1/10 so với giá trị thị trường của công ty này vào đầu năm 2007.
Xuất thân là con trai của một người bán thịt ở New York, Mozilo chung tay thành lập Countrywide vào năm 1969.
(Theo Reuters, AP)