22:19 29/11/2024

Khối ngoại gom ròng phiên thứ 6 liên tiếp, muamạnh cổ phiếu FPT

Thu Minh

Dòng tiền còn nghi ngờ, thị trường càng tăng, thanh khoản hôm nay không phải quá cao khi ba sàn khớp lệnh gần 15.000 tỷ đồng trong đó khối ngoại mua ròng 359.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 226.9 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Không có sự điều chỉnh nào cho dòng tiền đứng ngoài chờ chiết khấu rẻ hơn nữa để mua. Chỉ số sau phiên lình xình hôm qua bất ngờ được đánh mạnh lên luôn trong phiên hôm nay tăng tới 8,35 điểm tiến về vùng 1.250 điểm trước sự ngỡ ngàng của thị trường.

Động lực chủ yếu đến từ dòng vốn ngoại khi nhóm này mua ròng mạnh trở lại 333,9 tỷ đồng, lũy kế 5 phiên liên tiếp mua ròng gần 1.000 tỷ đồng sau khi bán 91.000 tỷ từ đầu năm. Độ rộng cũng đẹp hơn 222 mã xanh trên 147 mã giảm điểm. Chỉ còn bất động sản là nhóm duy nhất chịu áp lực cung lớn hơn cầu, riêng nhóm nhà Vin đồng loạt giảm như VHM giảm 0,73%; VIC giảm 0,49% và VRE giảm 0,56%. Nhóm bất động sản khu công nghiệp khỏe hơn khi đồng loạt tăng điểm.

Ở chiều ngược lại, hầu hết các nhóm ngành khác đều tăng điểm, mạnh như viễn thông tăng 4,49%; Công nghệ thông tin tăng 3,55%; Bảo hiểm tăng 5,11%; Thực phẩm 1,44%; Ngân hàng 0,62%; Chứng khoán 0,5%. Đi cùng đó là top cổ phiếu kéo điểm cho thị trường gồm FPT đóng góp nhiều nhất 1,74 điểm; VCB và BID góp gần 2 điểm, ngoài ra còn có BVH, HPG, CTG, MSN, HVN.

Dòng tiền còn nghi ngờ, thị trường càng tăng, thanh khoản hôm nay không phải quá cao khi ba sàn khớp lệnh gần 15.000 tỷ đồng trong đó khối ngoại mua ròng 359.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 226.9 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Công nghệ Thông tin, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, CTR, MSN, PNJ, MWG, CTG, DPM, BID, HPG, GMD.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VRE, VHM, HDB, VCB, TCB, FRT, VND, VIB, DIG.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 129.4 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 220.6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VRE, VHM, HDB, DCM, VIB, VIC, DIG, FRT, GVR, SSI.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Công nghệ Thông tin, Thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có: FPT, CTR, HPG, MSN, MWG, CTG, BID, GMD, KDH.

Tự doanh bán ròng 83.5 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 81.2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 10/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm VTP, FPT, HPG, TCB, DCM, SBT, VPB, VNM, ACB, MWG. Top bán ròng là nhóm Dịch vụ tài chính. Top cổ phiếu được bán ròng gồm PNJ, FUEMAV30, SSI, VIB, BMP, CTG, VHM, BVH, CMG, TPB.

Khối ngoại gom ròng phiên thứ 6 liên tiếp, muamạnh cổ phiếu FPT  - Ảnh 1

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 117.0 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 74.9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 5/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Hóa chất Top bán ròng có FPT, DCM, VTP, GVR, SSB, HAH, VPB, IMP, TCH, HDG. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính. Top mua ròng có FUEMAV30, HPG, KDH, VCB, GMD, TCB, MBB, CTG, FUEVFVND, SSI.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.041,0 tỷ đồng, tăng +18,1% so với phiên liền trước và đóng góp 13,7% tổng giá trị giao dịch.

Đáng chú ý hôm nay có giao dịch thỏa thuận sang tay 841 nghìn đơn vị cổ phiếu FPT (tương đương 120,3 tỷ đồng) và hơn 2,1 triệu đơn vị cổ phiếu MSN (tương đương 155,4 tỷ đồng) giữa các Tổ chức nước ngoài.

Ngoài ra nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (SHB, STB, SSB, LPB, VPB, EIB) và nhóm vốn hóa lớn (FPT, MSN, HPG, MWG).

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Xây dựng, Hóa chất, Bán lẻ, Phần mềm, Dệt may trong khi giảm ở Bất động sản, Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, Thiết bị điện, Dầu khí, Nhựa, cao su & sợi.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML.