Khối ngoại xả ròng hơn 700 tỷ đồng trong tuần, cá nhân tung tiền gom
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng, giá trị bán ròng trong tuần đạt 736 tỷ đồng trên HOSE trong khi đó cá nhân tung 675 tỷ đồng mua ròng...
Vn-Index đóng cửa tuần thứ 14 của năm 2023 với 2 phiên tăng, 3 phiên giảm, có thêm 5,07 điểm tương đương 0,48% đóng cửa tại 1.069,71 điểm. Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 13.431 tỷ đồng, tăng 29% so với tuần trước, 47% so với trung bình 5 tuần và 27% so với trung bình 20 tuần trước.
Nhà đầu tư cá nhân và Tổ chức trong nước là bên mua ròng trong tuần, nhà đầu tư Nước ngoài và Tự doanh Bán ròng.
Cụ thể, Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng, giá trị bán ròng trong tuần đạt 736 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng giao dịch khớp lệnh bán ròng 747 tỷ đồng. Top cổ phiếu mua ròng khớp lệnh tuần này của nước ngoài gồm VIC, HPG, HDB, VPB, CTG. Đáng chú ý trong top được mua ròng xuất hiện cả 3 cổ phiếu nhà Vingroup là VIC, VRE, VHM và 4 cổ phiếu ngân hàng.
Ngược lại, khối ngoại bán ròng STB, VND, VNM, SSI, KDH. Giá trị bán ròng STB của khối ngoại lên đến 421 tỷ đồng, lớn hơn một phần hai tổng giá trị bán ròng trong tuần của nhóm này.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 675 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh cá nhân trong nước ròng 712 tỷ đồng. Nhóm này mua ròng khớp lệnh mạnh nhất VCG, STB, PNJ, NVL, VNM. Nhà đầu tư Cá nhân bán ròng khớp lệnh nhiều nhất là TCB, HPG, VIC, VPB, KBC.
Tổ chức trong nước chuyển mua ròng 106 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 19 tỷ. Top các mã mua ròng STB, TCB, SSI, KBC, VHM. Họ bán ròng khớp lệnh mạnh nhất VCG, NVL, VIB, VPB, PNJ.
Tự doanh bán ròng nhẹ 44 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh mua ròng 17 tỷ đồng. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần gồm VPB, FUEVFVND, TCB, GMD, STB. Top cổ phiếu được bán ròng gồm E1VFVN30, SSI, HPG, FPT, PGC.
Nhóm cổ phiếu Bất động sản có tuần giao dịch với tỉ trọng giá trị giao dịch TĂNG vọt lên 22,81% toàn thị trường, cao nhất trogn 10 tuần liên tiếp và đứng đầu toàn thị trường, chỉ số giá ngành tăng 0,47% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này có lực mua vào. Tính từ đầu năm, nhóm này vẫn đang giảm 1,24% và trong vòng 1 năm giảm 43,38%, giảm mạnh thứ 5 toàn thị trường.
Nhóm cổ phiếu Bất động sản giao dịch mạnh trong tuần gồm DIG, CEO, DXG, NVL, KBC, IDC, VIC, HQC, PDR, IDJ trong đó 8/10 mã tăng điểm trong tuần, VIC và IDC là 2 mã giảm giá.
IDJ là mã tăng mạnh nhất trong 10 mã trên, tăng 37,65% trong tuần, nhưng vẫn giảm 54,57% trong vòng 1 năm. DIG là mã tăng mạnh tiếp theo, tăng 25,93% nhưng vẫn giảm 75% trong vòng 1 năm.
Một mã đáng chú ý trong tuần là NVL, dù chỉ tăng 5,5% nhưng đã ghi nhận tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp của mã này với giá trị giao dịch tăng mạnh hơn 50% so với tuần trước. Tính trong vòng 1 năm mã này giảm mạnh thứ 2 toàn ngành, giảm 84,16%.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Bất động sản tăng mạnh trong tuần, chỉ số giá tăng cho thấy có lực mua vào mạnh. Chỉ số FMI-Rel của nhóm Bất động sản tăng mạnh trong tuần tăng cho thấy so với thị trường chung dòng tiền vào nhóm này mạnh hơn hẳn.
Nhóm cổ phiếu ngành Chứng khoán có tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành giảm xuống 17,76% toàn thị trường, chỉ số giá tăng 4,44%. Tính trong vòng 1 năm nhóm này vẫn giảm 44,87%, giảm mạnh thứ 4 toàn thị trường.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Chứng khoán tăng MẠNH trong tuần, chỉ số giá tăng mạnh cho thấy có dòng tiền vào nhóm này. Chỉ số FMI-Rel của nhóm Chứng khoán trong tuần giảm cho thấy dòng tiền vào nhóm này giảm so với thị trường chung.
Tỉ trọng giá trị giao dịch bình quân của nhóm vốn hóa lớn VN30 trong tuần giảm xuống 36,66% toàn thị trường, chỉ số giá của nhóm này tăng 0,48%.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa VNMID tăng lên 45,692%, chỉ số VNMID tăng 2,59%.
Trong khi đó tỉ trọng nhóm vốn hóa nhỏ VNSML tăng lên 15,75% trong tuần, chỉ số này tăng 4,08%.