“Không có tri thức thì không thể kinh doanh”
Nếu không có tri thức thì không thể kinh doanh bền vững và cũng sẽ khó có được thành công
Nếu không có tri thức thì không thể kinh doanh bền vững và cũng sẽ khó có được thành công.
Đó là quan điểm của bà Đặng Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo tại hội thảo quốc gia với chủ đề “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam – Trí thức và doanh nhân” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp tổ chức.
Trò chuyện bên lề với VnEconomy, bà Yến cho rằng điểm yếu nhất của nhiều doanh nhân Việt Nam hiện nay là tri thức: "Rất nhiều doanh nhân, chính xác là người kinh doanh của Việt Nam hiện nay thiếu một tri thức toàn diện. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cung cách làm ăn, chiến lược kinh doanh, tác phong cũng như trình độ tiếp cận khoa học công nghệ tiến tiến của mỗi doanh nghiệp".
Bà nói:
- Việc Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với đề tài cấp Nhà nước “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020” tổ chức hội thảo này, theo tôi là một hoạt động thiết thực.
Với đề tài này, tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới chúng ta sẽ có được một định nghĩa chính xác về doanh nhân, trong đó phải khẳng định rằng, đã là doanh nhân thì tất yếu đó phải là một trí thức.
Theo tôi, trong thời đại ngày nay, nếu không có tri thức thì sẽ không phải là một doanh nhân và cũng không thể kinh doanh được.
Nhiều người quan niệm rằng, tiêu chí duy nhất để đánh giá một doanh nhân thành đạt là hiệu quả kinh tế, bất luận người đó có bằng cấp hay không, thưa bà?
Tôi không phủ nhận là vẫn có những doanh nhân thành công mà không có bằng cấp. Tuy nhiên, tỷ lệ này là rất ít. Nhưng dù sao, nếu không có tri thức thì không thể kinh doanh bền vững được, thậm chí còn gây hại cho xã hội bởi sự thiếu hiểu biết.
Trong thời đại ngày nay, để được xem là một doanh nhân thành đạt thì không chỉ có hiệu quả về kinh tế mà đó phải là một con người hiểu biết về nhiều lĩnh vực, phải là người có văn hóa ứng xử, có đóng góp từ thiện nhân đạo cho cộng đồng, cho xã hội…
Bà cho rằng giới doanh nhân Việt Nam đang lo lắng về điều gì nhất?
Thực tế, qua nhiều năm kinh doanh cả trong và ngoài nước, tôi thấy giới doanh nhân lo lắng nhất là những tiêu cực trong bộ máy quản lý của nhà nước, mà cụ thể là tệ nạn tham nhũng của cán bộ, công chức nhà nước.
Cũng chính vì tệ nạn này nên các doanh nghiệp tư nhân, giới tư doanh đã không được hưởng những sự bình đẳng đáng có.
Không chỉ thế, chính sự tham nhũng đã tạo ra những sự quan liêu, hách dịch và gây khó dễ, qua đó làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh của các doanh nhân. Đây cũng chính là rào cản cho sự phát triển của các doanh nhân chân chính, đồng thời góp phần làm tăng thêm những doanh nhân không có tri thức, những con người kinh doanh gian lận, vi phạm pháp luật.
Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi đều “tự thân vận động”. Trên thương trường, chúng tôi chỉ mong muốn là được bình đẳng, cụ thể là sự bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước trên sân chơi thương trường.
Là một doanh nhân đã đầu tư ở nước ngoài, bà đã học được những gì ở môi trường kinh doanh nước bạn?
Tôi học được rất nhiều, từ chính các doanh nhân nước ngoài. Trước hết họ hơn hẳn chúng ta về tri thức và cũng chính vì thế mà họ hơn chúng ta về nhiều mặt, từ phong cách, ứng xử, kinh nghiệm, uy tín, trách nhiệm xã hội và cả tính hiệu quả trong kinh doanh...
Đó chính là lý do tại sao tôi khẳng định lại rằng, đã là doanh nhân thì ắt phải là trí thức và nếu không có tri thức thì không thể kinh doanh thành công được. Đã đến lúc, chúng ta phải nhìn nhận lại, định nghĩa lại thế nào là doanh nhân, vị trí của họ ở đâu trong xã hội và phải có sự thừa nhận rõ ràng về vai trò, đóng góp của họ đối với xã hội, với cộng đồng.
Đó là quan điểm của bà Đặng Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo tại hội thảo quốc gia với chủ đề “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam – Trí thức và doanh nhân” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp tổ chức.
Trò chuyện bên lề với VnEconomy, bà Yến cho rằng điểm yếu nhất của nhiều doanh nhân Việt Nam hiện nay là tri thức: "Rất nhiều doanh nhân, chính xác là người kinh doanh của Việt Nam hiện nay thiếu một tri thức toàn diện. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cung cách làm ăn, chiến lược kinh doanh, tác phong cũng như trình độ tiếp cận khoa học công nghệ tiến tiến của mỗi doanh nghiệp".
Bà nói:
- Việc Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với đề tài cấp Nhà nước “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020” tổ chức hội thảo này, theo tôi là một hoạt động thiết thực.
Với đề tài này, tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới chúng ta sẽ có được một định nghĩa chính xác về doanh nhân, trong đó phải khẳng định rằng, đã là doanh nhân thì tất yếu đó phải là một trí thức.
Theo tôi, trong thời đại ngày nay, nếu không có tri thức thì sẽ không phải là một doanh nhân và cũng không thể kinh doanh được.
Nhiều người quan niệm rằng, tiêu chí duy nhất để đánh giá một doanh nhân thành đạt là hiệu quả kinh tế, bất luận người đó có bằng cấp hay không, thưa bà?
Tôi không phủ nhận là vẫn có những doanh nhân thành công mà không có bằng cấp. Tuy nhiên, tỷ lệ này là rất ít. Nhưng dù sao, nếu không có tri thức thì không thể kinh doanh bền vững được, thậm chí còn gây hại cho xã hội bởi sự thiếu hiểu biết.
Trong thời đại ngày nay, để được xem là một doanh nhân thành đạt thì không chỉ có hiệu quả về kinh tế mà đó phải là một con người hiểu biết về nhiều lĩnh vực, phải là người có văn hóa ứng xử, có đóng góp từ thiện nhân đạo cho cộng đồng, cho xã hội…
Bà cho rằng giới doanh nhân Việt Nam đang lo lắng về điều gì nhất?
Thực tế, qua nhiều năm kinh doanh cả trong và ngoài nước, tôi thấy giới doanh nhân lo lắng nhất là những tiêu cực trong bộ máy quản lý của nhà nước, mà cụ thể là tệ nạn tham nhũng của cán bộ, công chức nhà nước.
Cũng chính vì tệ nạn này nên các doanh nghiệp tư nhân, giới tư doanh đã không được hưởng những sự bình đẳng đáng có.
Không chỉ thế, chính sự tham nhũng đã tạo ra những sự quan liêu, hách dịch và gây khó dễ, qua đó làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh của các doanh nhân. Đây cũng chính là rào cản cho sự phát triển của các doanh nhân chân chính, đồng thời góp phần làm tăng thêm những doanh nhân không có tri thức, những con người kinh doanh gian lận, vi phạm pháp luật.
Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi đều “tự thân vận động”. Trên thương trường, chúng tôi chỉ mong muốn là được bình đẳng, cụ thể là sự bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước trên sân chơi thương trường.
Là một doanh nhân đã đầu tư ở nước ngoài, bà đã học được những gì ở môi trường kinh doanh nước bạn?
Tôi học được rất nhiều, từ chính các doanh nhân nước ngoài. Trước hết họ hơn hẳn chúng ta về tri thức và cũng chính vì thế mà họ hơn chúng ta về nhiều mặt, từ phong cách, ứng xử, kinh nghiệm, uy tín, trách nhiệm xã hội và cả tính hiệu quả trong kinh doanh...
Đó chính là lý do tại sao tôi khẳng định lại rằng, đã là doanh nhân thì ắt phải là trí thức và nếu không có tri thức thì không thể kinh doanh thành công được. Đã đến lúc, chúng ta phải nhìn nhận lại, định nghĩa lại thế nào là doanh nhân, vị trí của họ ở đâu trong xã hội và phải có sự thừa nhận rõ ràng về vai trò, đóng góp của họ đối với xã hội, với cộng đồng.