“Không ngại hàng Trung Quốc giá rẻ”
Đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn cho rằng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay không đáng lo ngại
Tình hình suy giảm kinh tế trong bối cảnh Chính phủ vừa đưa ra phương án kích cầu trong nước khiến nhiều người cho rằng một khối lượng lớn hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này tràn vào Việt Nam.
Tuy nhiên, từ góc nhìn của một người nhiều năm theo dõi giao thương khu vực biên giới Việt - Trung, ông Vi Công Tường, Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, cho rằng điều này không thực sự đáng lo ngại.
Ông nói:
- Đúng là do những khó khăn chung, xuất khẩu của Trung Quốc cũng bị sụt giảm nên lượng hàng còn tồn đọng là rất lớn. Nhưng không phải bây giờ hàng hóa Trung Quốc mới rẻ, mà từ trước đây giá bán của các hàng hóa này vẫn rất rẻ.
Ở nước ta, do khó khăn nên mọi người cũng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Vì vậy khi quyết định mua sắm gì họ cũng kén chọn hơn, nên tôi cho rằng những mặt hàng tuy có giá rẻ nhưng chất lượng không cao sẽ không phải là sự lựa chọn của người tiêu dùng trong điều kiện hiện nay.
Ngay tại các chợ biên giới, khách du lịch cũng không mua ồ ạt như những năm trước. Thêm nữa, gần đây các cơ quan truyền thông cũng rất chú trọng tới công tác tuyên truyền để người dân sử dụng hàng nội, nên có thể nói lo lắng trên là không cần thiết.
Như vậy, công tác phòng chống buôn lậu trong năm nay cũng không căng thẳng như những năm trước, thưa ông?
Theo nhận định chung, tình hình buôn lậu năm nay có giảm hơn năm trước.
Nhưng công tác chống buôn lậu trước trong và sau Tết vẫn đặc biệt được hải quan Lạng Sơn và các lực lượng chức năng quan tâm. Ngay từ tháng 11/2008, hải quan tỉnh đã xây dựng những chương trình cụ thể và huy động sự tham gia của các ngành vào cuộc đấu tranh này.
Trong dịp Tết này, đâu là những mặt hàng được các đối tượng buôn lậu tập trung nhiều nhất, thưa ông?
Vào dịp Tết những mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc… có mức thuế suất cao và pháo nổ vẫn là những mặt hàng được các đối tượng buôn lậu quan tâm. Riêng gia cầm không chỉ dịp Tết mà cả những ngày thường tình trạng buôn lậu vẫn rất phổ biến.
Lạng Sơn có hai cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc, rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán và du lịch. Năm nay, với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động thương mại ở các cửa khẩu của tỉnh có khác biệt gì so với những năm trước không, thưa ông?
Đúng là do những khó khăn chung của nền kinh tế nên hoạt động buôn bán tại các cửa khẩu năm nay cũng có phần trầm lắng hơn hẳn.
Do sản xuất trong nước bị đình trệ nên lượng nguyên liệu, máy móc nhập khẩu 6 tháng cuối năm cũng giảm mạnh.
Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, do chủ yếu vẫn là những mặt hàng nông sản truyền thống, nên lượng xuất khẩu cũng không có gì đột biến.
Có lẽ phải tới quý 3/2009, nền kinh tế chung mới có thể phục hồi. Vì vậy, cũng phải tới nửa cuối năm 2009 hoạt động thương mại tại các cửa khẩu mới có thể nhộn nhịp trở lại.
Cá nhân tôi cho rằng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2009 có cố thì cũng chỉ có thể đạt bằng mức của năm 2008. Trong năm 2008, tiếp tục đà tăng mạnh của cuối năm 2007 nên chỉ 6 tháng đầu năm kim ngạch đã đạt 1,3 tỷ USD. Nhưng 6 tháng cuối năm, con số này chỉ là 300 triệu USD.
* Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 1,1 tỷ USD. Năm 2008, con số này là 1,6 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 230 triệu USD với chủ lực là các mặt hàng nông sản. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính là máy móc, nguyên liệu, linh kiện ôtô...
Tuy nhiên, từ góc nhìn của một người nhiều năm theo dõi giao thương khu vực biên giới Việt - Trung, ông Vi Công Tường, Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, cho rằng điều này không thực sự đáng lo ngại.
Ông nói:
- Đúng là do những khó khăn chung, xuất khẩu của Trung Quốc cũng bị sụt giảm nên lượng hàng còn tồn đọng là rất lớn. Nhưng không phải bây giờ hàng hóa Trung Quốc mới rẻ, mà từ trước đây giá bán của các hàng hóa này vẫn rất rẻ.
Ở nước ta, do khó khăn nên mọi người cũng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Vì vậy khi quyết định mua sắm gì họ cũng kén chọn hơn, nên tôi cho rằng những mặt hàng tuy có giá rẻ nhưng chất lượng không cao sẽ không phải là sự lựa chọn của người tiêu dùng trong điều kiện hiện nay.
Ngay tại các chợ biên giới, khách du lịch cũng không mua ồ ạt như những năm trước. Thêm nữa, gần đây các cơ quan truyền thông cũng rất chú trọng tới công tác tuyên truyền để người dân sử dụng hàng nội, nên có thể nói lo lắng trên là không cần thiết.
Như vậy, công tác phòng chống buôn lậu trong năm nay cũng không căng thẳng như những năm trước, thưa ông?
Theo nhận định chung, tình hình buôn lậu năm nay có giảm hơn năm trước.
Nhưng công tác chống buôn lậu trước trong và sau Tết vẫn đặc biệt được hải quan Lạng Sơn và các lực lượng chức năng quan tâm. Ngay từ tháng 11/2008, hải quan tỉnh đã xây dựng những chương trình cụ thể và huy động sự tham gia của các ngành vào cuộc đấu tranh này.
Trong dịp Tết này, đâu là những mặt hàng được các đối tượng buôn lậu tập trung nhiều nhất, thưa ông?
Vào dịp Tết những mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc… có mức thuế suất cao và pháo nổ vẫn là những mặt hàng được các đối tượng buôn lậu quan tâm. Riêng gia cầm không chỉ dịp Tết mà cả những ngày thường tình trạng buôn lậu vẫn rất phổ biến.
Lạng Sơn có hai cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc, rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán và du lịch. Năm nay, với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động thương mại ở các cửa khẩu của tỉnh có khác biệt gì so với những năm trước không, thưa ông?
Đúng là do những khó khăn chung của nền kinh tế nên hoạt động buôn bán tại các cửa khẩu năm nay cũng có phần trầm lắng hơn hẳn.
Do sản xuất trong nước bị đình trệ nên lượng nguyên liệu, máy móc nhập khẩu 6 tháng cuối năm cũng giảm mạnh.
Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, do chủ yếu vẫn là những mặt hàng nông sản truyền thống, nên lượng xuất khẩu cũng không có gì đột biến.
Có lẽ phải tới quý 3/2009, nền kinh tế chung mới có thể phục hồi. Vì vậy, cũng phải tới nửa cuối năm 2009 hoạt động thương mại tại các cửa khẩu mới có thể nhộn nhịp trở lại.
Cá nhân tôi cho rằng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2009 có cố thì cũng chỉ có thể đạt bằng mức của năm 2008. Trong năm 2008, tiếp tục đà tăng mạnh của cuối năm 2007 nên chỉ 6 tháng đầu năm kim ngạch đã đạt 1,3 tỷ USD. Nhưng 6 tháng cuối năm, con số này chỉ là 300 triệu USD.
* Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 1,1 tỷ USD. Năm 2008, con số này là 1,6 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 230 triệu USD với chủ lực là các mặt hàng nông sản. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính là máy móc, nguyên liệu, linh kiện ôtô...