Không thể ham “lướt sóng” USD
Giá USD biến động trên thị trường tự do, vậy ai hưởng lợi nhiều nhất và nên làm gì trước những biến động đó?
Giá USD biến động trên thị trường tự do, vậy ai hưởng lợi nhiều nhất và nên làm gì trước những biến động đó?
Từ giữa tuần qua đến nay, tại các quầy thu đổi ngoại tệ (tiệm vàng) chủ quầy rất rụt rè khi bán ra Đô la Mỹ, chỉ mạnh dạn khi bán cho người quen mặt.
Hiện tượng này đã làm lây lan tin đồn rằng Đô la Mỹ khan hiếm. Kỳ thực là các chủ quầy đều bị công an nhắc nhở việc phải tuân thủ đúng quy định việc chỉ được mua Đô la của dân, bán lại cho ngân hàng, chứ không được bán lại cho dân kiếm lời.
Giá Đô la Mỹ giao dịch trên thị trường tự do đã vọt lên đỉnh 18.200 đồng/USD hôm 5/6. Và các cửa hàng kinh doanh hàng nhập khẩu đã lấy tỷ giá chợ đen làm căn cứ thanh toán khi bán hàng cho người tiêu dùng. Giá nhiều loại hàng nhập khẩu vì thế mà tăng.
Chênh lệch giá mua – bán ngày càng tăng
Cơn biến động chỉ làm lợi cho các quầy thu đổi ngoại tệ. Cách đây hai tuần, chênh lệch giá mua vào bán ra Đô la Mỹ ở các quầy thu đổi ngoại tệ đã lên đến 300 – 400 đồng/USD, tức mỗi trăm Đô la Mỹ, quầy thu đổi hưởng lãi 30.000 – 40.000 đồng.
Nhưng đến thứ Bảy 7/6, chênh lệch đã lên tới 700 đồng/USD, mua vào 17.000 đồng/USD, bán ra 17.700 đồng/USD. Mỗi trăm đô chênh lệch giá 70.000 đồng.
Anh Lê Văn Triệu ở quận 4 (Tp.HCM), một người thường xuyên phải mua Đô la Mỹ chợ đen để thanh toán những đơn hàng nhỏ lẻ nhận xét: “Với chênh lệch giá mua – bán như kể trên, người dân không thể lướt sóng đô la. Hưởng lợi chính là các quầy thu đổi ngoại tệ (tiệm vàng). Người kinh doanh rất nhạy cảm, thấy lượng người mua tăng lên là lập tức họ đẩy giá bán lên. Và những lúc như thế, chênh lệch giữa giá mua và giá bán cũng bị đẩy lên cao. Những lúc ổn định, chênh lệch mua bán mỗi trăm đô chỉ 5 – 10 ngàn đồng, có khi 2 ngàn đồng”.
Tiệm vàng “hốt trọn”
Nhận xét của anh Triệu xem ra phù hợp với một nội dung trong công văn do thống đốc ngân hàng Nhà nước gửi các giám đốc ngân hàng Nhà nước chi nhánh trực thuộc hôm 6/6: “Tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng Đô la Mỹ trên thị trường tự do tăng cao xuất phát từ nhu cầu mua Đô la Mỹ tại các bàn đổi ngoại tệ và các hoạt động đầu cơ. Việc tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng Đô la Mỹ trên thị trường tự do tăng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của dân cư và doanh nghiệp”.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, năm tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng trên 1.100 điểm thu đổi ngoại tệ trên địa bàn thành phố thu đổi được khoảng 165 triệu USD. Số thu đổi được trong tháng 5 giảm 39% so tháng 4.
Và mỗi khi có cơn sốt tâm lý, chênh lệch giá mua bán tăng lên, là lúc các quầy thu đổi giảm việc bán số Đô la thu đổi được cho ngân hàng, mà số Đô la này được bán lại cho dân để hưởng chênh lệch. Giả định 39% của 165 triệu USD kể trên được bán lại cho dân với chênh lệch 700 đồng/USD, thì chỉ trong tháng 5 vừa qua, các quầy thu đổi bỏ túi 45 tỉ đồng.
Bình tĩnh là tốt nhất
Có hiện tượng nhiều người ôm Đô la vào để lướt sóng với số lượng chục ngàn đô trở lên, khi muốn bán ra, một số quầy thu đổi chỉ đồng ý mua với giá tương đương giá niêm yết của ngân hàng. Theo giải thích của một chủ tiệm thì không thể mua vào với giá cao vì Ngân hàng Nhà nước đang có những động thái can thiệp, và giá sẽ xuống.
Những thực tế kể trên đã chỉ ra rằng người dân bình thường khó có hy vọng lướt sóng đô la. Việc gần đây công an đi nhắc nhở các quầy thu đổi ngoại tệ, tiệm vàng phải tuân thủ quy định, khi cơn sốt lên đỉnh điểm chứng tỏ việc quản lý ngoại hối bị buông lỏng trong thời gian dài.
Tất nhiên, việc quản lý ngoại hối cũng không thể chỉ trông chờ vào biện pháp hành chính. Cần có những giải pháp đồng bộ khác, lâu dài, nhằm minh bạch hoá nền kinh tế, thu hẹp dần mảng kinh tế ngầm, thị trường hoá thị trường tiền tệ, thì việc buôn bán ngoại tệ chợ đen mới bị thu hẹp.
Đã có những lúc giá Đô la Mỹ trên thị trường tự do thấp hơn giá niêm yết ngân hàng, chứng tỏ thị trường và quan hệ cung cầu quyết định giá, chứ giá cả không cứng nhắc tuân theo mệnh lệnh hành chính.
Từ giữa tuần qua đến nay, tại các quầy thu đổi ngoại tệ (tiệm vàng) chủ quầy rất rụt rè khi bán ra Đô la Mỹ, chỉ mạnh dạn khi bán cho người quen mặt.
Hiện tượng này đã làm lây lan tin đồn rằng Đô la Mỹ khan hiếm. Kỳ thực là các chủ quầy đều bị công an nhắc nhở việc phải tuân thủ đúng quy định việc chỉ được mua Đô la của dân, bán lại cho ngân hàng, chứ không được bán lại cho dân kiếm lời.
Giá Đô la Mỹ giao dịch trên thị trường tự do đã vọt lên đỉnh 18.200 đồng/USD hôm 5/6. Và các cửa hàng kinh doanh hàng nhập khẩu đã lấy tỷ giá chợ đen làm căn cứ thanh toán khi bán hàng cho người tiêu dùng. Giá nhiều loại hàng nhập khẩu vì thế mà tăng.
Chênh lệch giá mua – bán ngày càng tăng
Cơn biến động chỉ làm lợi cho các quầy thu đổi ngoại tệ. Cách đây hai tuần, chênh lệch giá mua vào bán ra Đô la Mỹ ở các quầy thu đổi ngoại tệ đã lên đến 300 – 400 đồng/USD, tức mỗi trăm Đô la Mỹ, quầy thu đổi hưởng lãi 30.000 – 40.000 đồng.
Nhưng đến thứ Bảy 7/6, chênh lệch đã lên tới 700 đồng/USD, mua vào 17.000 đồng/USD, bán ra 17.700 đồng/USD. Mỗi trăm đô chênh lệch giá 70.000 đồng.
Anh Lê Văn Triệu ở quận 4 (Tp.HCM), một người thường xuyên phải mua Đô la Mỹ chợ đen để thanh toán những đơn hàng nhỏ lẻ nhận xét: “Với chênh lệch giá mua – bán như kể trên, người dân không thể lướt sóng đô la. Hưởng lợi chính là các quầy thu đổi ngoại tệ (tiệm vàng). Người kinh doanh rất nhạy cảm, thấy lượng người mua tăng lên là lập tức họ đẩy giá bán lên. Và những lúc như thế, chênh lệch giữa giá mua và giá bán cũng bị đẩy lên cao. Những lúc ổn định, chênh lệch mua bán mỗi trăm đô chỉ 5 – 10 ngàn đồng, có khi 2 ngàn đồng”.
Tiệm vàng “hốt trọn”
Nhận xét của anh Triệu xem ra phù hợp với một nội dung trong công văn do thống đốc ngân hàng Nhà nước gửi các giám đốc ngân hàng Nhà nước chi nhánh trực thuộc hôm 6/6: “Tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng Đô la Mỹ trên thị trường tự do tăng cao xuất phát từ nhu cầu mua Đô la Mỹ tại các bàn đổi ngoại tệ và các hoạt động đầu cơ. Việc tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng Đô la Mỹ trên thị trường tự do tăng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của dân cư và doanh nghiệp”.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, năm tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng trên 1.100 điểm thu đổi ngoại tệ trên địa bàn thành phố thu đổi được khoảng 165 triệu USD. Số thu đổi được trong tháng 5 giảm 39% so tháng 4.
Và mỗi khi có cơn sốt tâm lý, chênh lệch giá mua bán tăng lên, là lúc các quầy thu đổi giảm việc bán số Đô la thu đổi được cho ngân hàng, mà số Đô la này được bán lại cho dân để hưởng chênh lệch. Giả định 39% của 165 triệu USD kể trên được bán lại cho dân với chênh lệch 700 đồng/USD, thì chỉ trong tháng 5 vừa qua, các quầy thu đổi bỏ túi 45 tỉ đồng.
Bình tĩnh là tốt nhất
Có hiện tượng nhiều người ôm Đô la vào để lướt sóng với số lượng chục ngàn đô trở lên, khi muốn bán ra, một số quầy thu đổi chỉ đồng ý mua với giá tương đương giá niêm yết của ngân hàng. Theo giải thích của một chủ tiệm thì không thể mua vào với giá cao vì Ngân hàng Nhà nước đang có những động thái can thiệp, và giá sẽ xuống.
Những thực tế kể trên đã chỉ ra rằng người dân bình thường khó có hy vọng lướt sóng đô la. Việc gần đây công an đi nhắc nhở các quầy thu đổi ngoại tệ, tiệm vàng phải tuân thủ quy định, khi cơn sốt lên đỉnh điểm chứng tỏ việc quản lý ngoại hối bị buông lỏng trong thời gian dài.
Tất nhiên, việc quản lý ngoại hối cũng không thể chỉ trông chờ vào biện pháp hành chính. Cần có những giải pháp đồng bộ khác, lâu dài, nhằm minh bạch hoá nền kinh tế, thu hẹp dần mảng kinh tế ngầm, thị trường hoá thị trường tiền tệ, thì việc buôn bán ngoại tệ chợ đen mới bị thu hẹp.
Đã có những lúc giá Đô la Mỹ trên thị trường tự do thấp hơn giá niêm yết ngân hàng, chứng tỏ thị trường và quan hệ cung cầu quyết định giá, chứ giá cả không cứng nhắc tuân theo mệnh lệnh hành chính.