“Không thể phát triển mà không gian kinh tế bị chia cắt”
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Miền Trung sáng 25/9, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng không thể phát triển kinh tế mà không gian kinh tế bị chia cắt như hiện nay
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Miền Trung (lần 2) với chủ đề “Con đường phát triển kinh tế miền Trung bền vững” diễn ra ngày hôm nay (25/9) tại thành phố Đà Nẵng, PGS.TS Vũ Đình Hòe, Phó tổng biên tập Thường trực Thời báo Kinh tế Việt Nam, đã chào đón đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, các tỉnh, các tổ chức, Ban Điều phối Vùng duyên hải miền Trung, các chuyên gia kinh tế, các cơ quan thông tin báo chí Trung ương, địa phương và gần 500 đại biểu đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến tham dự Diễn đàn.
Theo ông Vũ Đình Hòe, mục tiêu của Diễn đàn lần này là nhằm tạo ra một xung lực mới trong nhận thức cũng như hành động của các Bộ, Ngành, các địa phương Vùng duyên hải miền Trung, các doanh nghiệp cùng chung tay góp sức để các tỉnh Vùng duyên hải miền Trung thật sự liên kết, đồng lòng, chung mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.
Không thể phát triển kinh tế mà không gian kinh tế bị chia cắt
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, phát triển kinh tế vùng và tăng cường liên kết vùng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phó thủ tướng cũng đánh giá cao vai trò của Ban điều phối vùng duyên hải Miền Trung cũng như Thời báo Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn này.
Theo Phó thủ tướng, Văn kiện Đại hội Đảng XII đã chỉ rõ: Chú trọng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực, các khu kinh tế, các khu công nghiệp. Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; tạo không gian phát triển thống nhất trong vùng và cả nước; khắc phục tình trạng phát triển trùng dẫm, manh mún, kém hiệu quả. Nghiên cứu cơ chế quản lý liên kết hợp tác phát triển vùng phù hợp.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và trực tiếp làm việc với các vùng, các địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, hình thành và phát triển các mô hình hợp tác liên kết vùng hiệu quả, bền vững. Tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng và giữa các vùng, tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Không thể phát triển kinh tế mà không gian kinh tế bị chia cắt như chúng ta, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Động lực của liên kết là cái gì, không phải tự nhiên 10 tỉnh ngồi lại được với nhau rất nhiều năm rồi, dĩ nhiên phải có động lực gì đó. Trước hết nó là lợi ích về kinh tế, xác định thế nào là động lực liên kết, phải chắc các địa phương, các vùng tham gia, tức là tiềm năng, lợi thế so sánh của từng địa phương phải được tôn trọng và phát huy, không chỉ vì bản thân tỉnh đó mà vì lợi ích chung cả vùng, cao hơn là cả nước.
Tiếp đó, vấn đề phân bổ lợi ích, tính toán của địa phương như thế nào? Vì lợi ích chung của vùng và cả nước thì vùng và địa phương đối xử thế nào? Cơ chế lập và quyết toán ngân sách nếu không có chỉnh sửa cơ cấu lại thu chi ngân sách, đảm bảo nợ công thì khó đảm bảo. Nếu lập ngân sách chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm căn cứ vào những chỉ số vĩ mô năm trước như thế này thì giao thu thêm từng này thì tỉnh nào cũng vậy, phải lo mà thu hút đầu tư. Cơ chế phân bổ nguồn lực và phân chia lợi ích ở đây sẽ phải như thế nào?
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Ảnh: Việt Tuấn.
Theo Phó thủ tướng, có một nội dung hết sức quan trọng, Bộ Chính trị yêu cầu phải điều chỉnh dần cơ cấu thu chi ngân sách. Nhiều chuyên gia nói rằng chúng ta có 63 nền kinh tế, đây là điểm then chốt về mặt tư duy và nhận thức.
Bộ Chính trị yêu cầu điều chỉnh dần cơ chế xây dựng ngân sách Nhà nước theo quan điểm phát triển vùng và theo cơ sở dữ liệu về kinh tế xã hội của từng địa phương. Có địa phương tăng trưởng nhanh nhưng có địa phương mức tăng trưởng mức độ, được giao nhiệm vụ gì như hậu cần, do đó khi phân bổ về ngân sách hay nguồn lực phải nhìn tổng thể cả vùng sau đó mới đến đia phương. Phân bổ ngân sách theo từng tỉnh nên không trách nhiều chuyên gia nói 63 nền kinh tế trong 63 tỉnh. Đó là điểm then chốt về mặt tư duy và nhận thức.
Trong vấn đề về tư duy, nhận thức động lực, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế vùng, 10 năm gần đây rất rõ, Nghị quyết lần 12 nhấn mạnh chúng ta phải có thể chế kinh tế vùng phù hợp, phải có thể chế tương ứng để phát huy đầu tàu, an toàn cho cả nước. Khó khăn thì có cơ chế để địa phương có cơ hội rút ngắn.
Thứ ba, theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, xây dựng cơ chế đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt để một là thử nghiệm thể chế cần thiết, tạo ra cực tăng trưởng có tính lan toả cho vùng.
Hiện nay, Chính phủ, Trung ương chỉ đạo đệ trình Quốc hội dự án về luật các khu kinh tế hành chính đặc biệt, miền Trung có Bắc Vân Phong của Khánh Hoà. Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 đều nói chúng ta nghiên cứu có thể chế về điều phối kinh tế và liên kết vùng. Tôi báo cáo Đại hội Trung ương 6 bàn về đổi mới bộ máy Nhà nước.
“Các đồng chí cũng đánh giá kết quả chúng ta đạt được từ lần trước đến nay. Ngoài sự hỗ trợ quan tâm của Chính phủ bộ ngành thì nội lực tự vươn lên của miền Trung rất lớn, ba năm qua các đồng chí làm được không ít việc. Duy nhất cả nước chỉ có miền Trung mới làm được việc đó.
Còn đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng có quyết định cơ chế điều phối vùng do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo nhưng vài năm nay không có được gì đáng kể. 13 tỉnh đồng bằng sông Củu Long, ngoài vùng còn có 4 tiểu vùng để bàn câu chuyện hợp tác với nhau, Thủ tướng đã đồng ý gồm Đồng Tháp Mười, Bán Đảo Cà Mau. Đó là những tiểu vùng nằm trong một vùng tự liên kết lại.
Ba năm qua, vấn đề nghiên cứu về thể chế, có tính tổng quát chiến lược, tổ tư vấn ban điều phối làm được nhiều, đóng góp chung cho cả nước.
Thứ hai, thời gian qua tập trung hai vấn đề là hợp tác trong phát triển du lịch, đào tạo phát triển nguôn nhân lực, có tính chất chiến lược.
Tôi đề nghị làm rõ thêm để cung cấp dẫn chứng cho Chính phủ”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Thứ ba, tiếp tục nhận thức đánh giá tiềm năng lợi thế cơ hội thách thức của miền Trung trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng năng suất lao động,trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đặc biệt, vùng duyên hải miền Trung nằm trục giao thông chính Bắc Nam đường bộ, sắt, hàng không có ý nghĩa chiến lược, quan hệ chặt chẽ Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia.
Nhìn rộng ra, trục Bắc Nam, Đông - Tây phát triển thế nào, chủ yếu mới tập trung cho tuyến Bắc Nam nhưng chưa hoàn chỉnh. Một là đường Trường Sơn, hai là đường sắt, ba là đường bộ, bốn là đường ven biển. Bốn trục này đều chưa đồng bộ, đặc biệt tuyến đường ven biển kết nôi s9 tính miền Trung.
“Nếu chúng ta không tận dụng kết nối Bắc Nam với Đông Tây thì có nhiều bất lợi, đặc biệt miền Trung trải dài rất đẹp. 9 tỉnh duyên hải miền Trung phải nhìn trong kết nối Bắc Nam và Đông Tây, đánh giá tiềm năng và lợi thế khu vực này. Với lợi thế này, tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào, tạo hành lang quan trọng, cũng như kết nối tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng. Nếu nhìn tiềm năng về kinh tế biển, 9 địa bàn mạnh nhất kinh tế biển, đóng vai trò mặt tiền của kinh tế. Nhìn chung là trọng điểm của trọng điểm, tiếp tục nhìn cơ hội này.
Vấn đề về phát triển tổng thể, chúng ta biết quy hoạch tổng thể kinh tế miền Trung định hướng 2030 được Thủ tướng phê duyệt 2014, nêu rõ quan điểm kinh tế miền Trung phải phù hợp với chiến lược biển miền Nam, đảm bảo thống nhất các ngành lĩnh vực, định hướng đến 2030 tiếp tục là khu vực phát triển năng động, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước và Đông Nam Á.
Chủ tọa Hội nghị - Ảnh: Việt Tuấn.
Chủ trương của Bộ Chính trị trong Nghị quyết về Phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn thì miền Trung là trọng điểm của trọng điểm. Cơ cấu kinh tế của miền Trung 40% là du lịch và dịch vụ. Nông nghiệp còn đến 28% trong của cả nước, hiện nay còn 15-16%. Từ cơ cấu này, tính toán xem du lịch và dịch vụ tới đây phát triển như thế nào.
Vùng miền Trung của chúng ta phát triển theo hiện đại, không gian đô thị gắn với biển, khu Chu Lai, là hạt nhân của vùng, Quy Nhơn phải trở thành trung tâm du lịch thương mại. Vấn đề này chúng ta tiếp tục nhận thức như thế nào? Có vấn đề gì điều chỉnh không?
Cũng theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, trong diễn đàn lần 1, chúng ta có kết luận: Nội hàm và bản chất quan trọng nhất là xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của vùng, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng của giao thông, chủ yếu là nhà nước làm.
Trên cơ sở quy hoạch đó, phát triển chuỗi sản phẩm, việc này xã hội làm, tới đây là doanh nghiệp. Chúng ta nói là phát triển, huy động nguồn lực xã hội. Coi kinh tế tư nhân là động lực của phát triển. Chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào, các đồng chí tập trung nhìn nhận tiềm năng lợi thế khi khu hành chính Bắc Vân Phong được hình thành, có cần thiết điều chỉnh quy hoạch, chiến lược không, điều chỉnh theo hướng nào? Bộ, ngành cần tiếp tục nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nói thách thức là gì? Rào cản nào chặn phát triển kinh tế vùng, trong đó có miền Trung.
Vấn đề thứ tư, thể chế điều phối kinh tế vùng. Chúng ta không có chính quyền cấp vùng nhưng liên kết vùng, các địa phương của vùng, vùng này với vùng khác là quan trọng, muốn liên kết có dàn nhạc, trong dàn nhạc đó có nhạc trưởng, chỉ có điều không có chính quyền cấp vùng nên phải tính toán kỹ. Mô hình đồng bằng Sông Cửu Long Chính phủ cho thí điểm thành lập cơ chế điều phối do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư làm cơ trưởng, nhưng làm chưa được bao nhiêu. Các đồng chí tự nguyện, tình nguyện làm với nhau như miền Trung của chúng ta.
Đầu tiên tôi nhớ là chỉ 6 tỉnh, sau mở rộng lên 9, rồi thành 10, chính cơ chế này đã giúp làm được nhiều việc.
Mới đây, Tp.HCM làm việc với Chính phủ có đề xuất nguyện vọng thành lập hội đồng điều phối vùng, tôn vinh chủ tịch UBND thành phố làm chủ tịch và cử 1 phó thủ tướng phụ trách ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế vùng. Xem xét trong diễn đàn này, trong điều kiện không làm tăng thêm bộ máy, thực sự hiệu quả thì phải phát triển mô hình này như thế nào để có đề xuất với Trung ương.
Đấy là 4 điểm quan trọng nhất mà chúng tôi mong muốn tại Diễn đàn lần này chúng ta trao đổi. Tập trung vào kinh tế biển và kinh tế tư nhân.
“Tôi nhiệt liệt đánh giá cao sáng kiến về Diễn đàn này”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế Miền Trung - Ảnh: Việt Tuấn.
Duyên hải miền trung đã đạt được và tạo ra động lực phát triển mới
Phát biểu tại Diễn đàn, PGS.TS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng: “Chúng tôi thấy phát triển miền Trung chính từ 6 năm nay, và có nhiều điều kiện, đây là nơi có nhiều ưu điểm và tiềm năng phát triển. Hiện liên kết vùng rất đông, cách đây 2, 3 năm chỉ có vài tỉnh tham gia, giờ đã tăng lên tới 10.
Có lẽ chỗ này là chỗ giao thoa giữa các vùng, tôi phải nhấn mạnh ý bước tiến của miền trung không phủ nhận được, tạo ra động lực phát triển vùng khác hẳn. Duyên hải miền trung đã đạt được và tạo ra động lực phát triển mới.
Ở đây chúng ta xem xem đã làm được cái gì và làm thế nào để tốt hơn, cái gì để cải thiện và cái gì để thay đổi căn bản.
Trước tiên, kỳ vọng kinh tế miền Trung rất lớn vì tiềm năng lợi thế rất lớn nhưng bây giờ kết quả đạt được “còn lâu như chúng ta mong muốn”.
Thứ hai là về trình độ cơ bản của cấu trúc ngành của miền Trung. Xét toàn thể, trình độ cơ bản đã được cải thiện nhưng chưa căn bản, chưa xoay chuyển. Năng lực mới được phát triển trong đó đặc biệt là năng lực về du lịch. Ở đây có khu kinh tế, khu công nghiệp nhiều năng lực như thế này được khai thác nhưng tận dụng chậm.
Đây là điểm rất mấu chốt của miền Trung. Miền Trung tiềm năng lợi thế của các tỉnh giống nhau, triển khai theo hàng ngang, không có tỉnh nào giáp 3 tỉnh cả, chỉ sát 2 tỉnh, lợi thế giống nhau, tiềm năng cơ bản giống nhau. Điều này làm cho khả năng xung đột lợi ích lớn hơn. Phải thừa nhận thực tế như vậy, xung đột lợi ích có cơ sở pháp lý, thực tiễn của nó.
Vì thế, tiềm năng khó phát huy, lợi thế khó phát huy. Tỉnh nào cũng có cảng biển đẹp, nhiều khu kinh tế. Lợi thế vùng này không căn cứ vào thế mạnh từng vùng thì sẽ có xung đột rất lớn.
PGS.TS Trần Đình Thiên - Ảnh: Việt Tuấn.
Chúng ta thấy, khu kinh tế ven biển, đặc khu Vân Phong, cả nước chỉ có 3, miền Trung có một. 6 khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp miền Trung bốn mấy khu công nghiệp, dải đất hẹp nhưng lăn lộn để phát triển công nghiệp. Chỉ có điều, chúng ta đi liền khu công nghiệp nối cảng biển, nghĩ thế là ăn, cảng hàng không cũng nhiều, ta có mấy cảng hàng không quốc tế nhưng nói cho oai, hãnh diện thôi nhưng khách quốc tế đến một chỗ, chỗ khác nhen nhóm thôi.
Tổ hợp để tầm nhìn khu kinh tế cảng biển, gắn với hàng không chưa tốt, dàn trải và không phát triển. Đặc biệt, lưu ý khu kinh tế mở Chu Lai muốn đưa lên thể chế mạnh nhưng phải nói các khu kinh tế miền trung đìu hiu nhất. Tỉnh nào cũng hãnh diện mình có nọ có kia nhưng thực ra chả có gì.
Có những câu chuyện mà cách tiếp cận về tương quan phát triển công nghiệp, lợi thế cảng biển cũng phải khác đi, chứ tỉnh nào mạnh tỉnh đấy chạy thôi, không mạnh gì bằng các đấy cả. Vấn đề là tư duy phát triển vùng của chúng ta chưa lấn át được tư duy phát triển tỉnh ta. Câu chuyện về ngân sách, chính quyền vùng như thế nào, cấu trúc điều hành như nào phải bán dáo diết. Tại sao không có chính quyền vùng? Nếu cứ bàn mãi rõ ràng không giải quyết được. Tất nhiên không thể có nhưng phải làm sao có thế, có lực, ông Thiên đặt vấn đề.
Kết quả khảo sát hơn 500 đại biểu là các lãnh đạo, chuyên gia và đông đảo các doanh nhân.
Kết quả cuộc khảo sát trực tiếp hơn 500 đại biểu tại Diễn đàn cho thấy thực trạng về liên kết vùng Duyên hải Miền Trung - Ảnh: Việt Tuấn.
“Du lịch miền Trung chủ yếu đến đi tắm thôi”
Theo ông Trần Đình Thiên, du lịch miền Trung cũng phải bàn lại. Du lịch miền Trung oai nhất cả nước nhưng nội dung chính chủ yếu đến đi tắm thôi. Chúng ta có gì hơn đi tắm đâu. Du lịch đi tắm, ý của tôi thực tế là phần giá trị gia tăng du lịch của ta rất thấp. Nhiều lần, chúng tôi đi từ tổ tư vấn, luôn nói Đà Nẵng là cấu phần cơ bản của du lịch mà vẫn thiếu thì nói gì các khu khác. Tôi nói luôn, cả nước ta đặt vấn đề rất hay, du lịch là ngành mũi nhọn nhưng tôi hỏi Tổng cục Du lịch mũi nhọn là gì nói được không? Cũng khó nói. Tức là đâm vào cái gì thủng hay là tiên phong dẫn dắt đi đầu? Ta hay nói mũi nhọn nhưng chưa rõ thế nào là mũi nhọn.
Tổng cục Du lịch làm đề án tái cơ cấu, nhưng bây giờ nếu giải quyết cơ bản để Chính phủ hiểu được mũi nhọn thế nào trong quan hệ với quốc tế, các ngành thì mới triển khai được.
Ông Thiên đề nghị miền Trung du lịch là quan trọng nhất, nên đề xuất lên Trung ương của tôi là đề nghị có chương trình xác định để du lịch miền Trung thành mũi nhọn. Có chương trình cho rõ chứ không lờ mờ, mạnh ai nấy làm như bây giờ. Quan hệ nông nghiệp, công nghiệp, chính quyền phải khác. Cho phép, tạo điều kiện miền Trung làm đề án lớn tầm cỡ quốc gia, chứ không sẽ lơ mơ về tầm nhìn. 6 năm qua làm nhiêu cái tốt rồi nhưng ấm ức cũng nhiều.
Chúng ta có thể làm tốt hơn nhiều mặc dù cách làm cũng nhiều cái tốt. Tư duy lại cách làm về liên kết miền Trung 6 năm rồi, mới dừng lại ở tham vấn, tư vấn, gợi ý, chiến lược chứ chưa tạo ra liên kết, phối hợp vì thể chế liên kết chưa đủ động lực, không đủ quyền lực và đmar bảo về quyền lực. Liên kết vừa qua tốt nhưng chưa đủ. Tôi đề xuất, thứ nhất về tầm nhìn, du lịch là cái mũi nhọn của miền Trung, thế nào? Hiểu theo nghĩa vùng, có dừng lại ở tắm biển không, cấu trúc khách thế nào? Phải bàn sâu sắc.
Thứ hai, đánh giá tương quan cảng biển và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp miền Trung thế nào để có chính sách rõ ràng hơn. Nguồn nhân lực thấp, có cách gì khác không, nếu kéo lê khu công nghiệp mà trình độ thấp thì ba chục năm nữa khó bay lên. Chỗ này phải bàn cản thận, rất khó.
Với khu công nghiệp này, trình độ thế này, cách tổ chức lớn mức nào để tạo thành khu công nghiệp.
Thứ ba, cơ chế phối hợp, Phó thủ tướng nhấn mạnh, phải bắt nguồn từ phối hợp lợi ích. Địa phương là thuộc tỉnh, là hợp lý, khó tạo ra được phối hợp vùng. Đà Nẵng làm cảng rồi thì Thừa Thiên Huế cũng làm… Phải có phối hợp tầm Trung ương, can thiệp vào quy hoạch phát triển để có hệ thống lợi ích tối ưu.
Ông Thiên nêu hai đề xuất cơ bản, một là, lợi ích cảng rất điển hình. Cảng Dung Quất, Chu Lai… chúng ta phải bàn lại, xác định ưu tiên, phân công chức năng rõ ràng. Tỉnh không được chọn ưu tiên thì ưu tiên cái khác để bù lại.
Thứ hai, gắn với cơ chế, đã phối hợp vùng phải có quyền lực, dựa trên thực lực tài chính ngân sách. Tiếp cận vấn đề đến quyền lực, đặt một chính quyền vùng. Cái đó có những lợi ích rõ ràng, động lực lợi ích mạnh mẽ, có quyền lực để điều phối.
Thứ ba, miền Trung hai đầu mà chỉ có một đầu tàu. Tôi thấy, miền Trung đầu tàu không mạnh, các vùng khác tập trung thành khối liên kết vuông, của ta thì dài, đoàn tàu dài mà đầu tàu thì yếu. Chia ra thành hai tiểu vùng, hai vùng cũng được thì phối hợp dễ hơn. Nên có cách tư duy lại về vùng này, phương án duy trì được hiệu quả, từ Bình Đình vào hay từ Quảng Ngãi ra. Đó là cái tối nghĩ nên là có, ông Thiên nói.
Nên có một số trọng tâm nhất là đột phá liên kết. Có hai chỗ cần lưu ý, chọn ưu tiên phát triển cảng biển và khu công nghiệp, khu kinh tế về thể chế lẫn chức năng, có ý nghĩa quyết định cho miền Trung. Tôi vẫn tin miền Trung có thế mạnh nếu biết liên kết, phối hợp thì hiệu quả sẽ tăng lên nhiều. Đề nghị Chính phủ có thể đề xuất thành lập ban chỉ đạo chuyên về phát triển vùng, mức độ tập trung chiến lược, phát triển vùng và đặc khu.
"Miền Trung chỉ nên có 1 cảng nước sâu"
Phát biểu tại diễn đàn, TS.Huỳnh Thế Du đề xuất Trung ương nên có chính sách làm sao chi phí thuê đất, địa phương cấp cho doanh nghiệp nhưng phải đóng hàng năm thuế đất, kinh phí thuê đất tương ứng để tránh tình trạng đầu cơ, nếu không dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, nông dân mất đất, gây ra bất ổn xã hội, là vấn đề lớn.
Thứ hai, theo ông Du, có nghịch lý xảy ra, duyên hải miền Trung có khả năng thành công nhưng không có chuyện khả năng thành công ở 9 tỉnh thành. Tức là 9 tỉnh thì có khả năng 1 tỉnh thành công. Ông Du đề xuất, Trung ương phải tạo ra cơ chế vừa hợp tác vừa cạnh tranh, miền Trung chỉ 1 cảng nước sâu. 5 vùng đề xuất lên, vùng nào có giải pháp tốt nhất thì chọn, 5 chọn 3 thì 2 bị loại. Vùng nào không đề xuất địa điẻm của mình thì tự động bị loại. Chọn 9 tỉnh miền Trung lúc này phải ngồi lại để chọn ra.
Nếu không ngồi lại với nhau được thì ra ngoài để vùng khác, người ta hợp tác, đề xuất được và chọn ra. Không làm được thì cuối cùng nào thì địa phương nào cũng muốn sân bay cảng biển đi ngược lại phát triển.
Thứ ba, về mô hình khu kinh tế, ban quản lý, thực chất ra, Trung Quốc là điển hình rõ nhất mô hình đặc khu kinh tế, tạo ra đột phá về thể chế, tìm cách phát triển hạ tầng mềm. Chúng ta có mô hình thành công như Bình Dương, là nơi có thể coi mô hình đặc khu kinh tế thành công nhất của Việt Nam nhưng nhân tố tích cực của Bình Dương không được tìm hiểu và phát huy.
TS.Huỳnh Thế Du - Ảnh: Việt Tuấn.
Khi doanh nghiệp và chính quyền địa phương chung lưng với nhau nhưng có của ăn thì hai bên gây khó cho nhau. Việt Nam cũng thế, mô hình khu kinh tế, khu chế xuất, công nghiệp nếu không học hỏi tạo ra phát triển như hiện tại. Ba trăm khu công nghiệp của chúng ta bản chất là bốn bức tường.
Ban quản lý khu kinh tế như vừa rồi chúng tôi xem xét, một cửa thêm một chiếc khoá chứ không phải một cửa. Ban quản lý đề xuất lên nhưng lấy ý kiến sở, ngành nên khó khăn. Bối cảnh hiện nay, Việt Nam nên xem lại mô hình khu kinh tế của mình, để tạo ra sự phát triển.
Liên kết vùng và doanh nghiệp, thử nghiệm mô hình kinh tế Chu Lai, Dung Quất, các địa phương không hợp tác, chỉ một động cơ duy nhất là doanh nghiệp. Vấn đề chính là động lực và lợi ích, ví dụ hợp tác Dung Quất và Chu Lai, câu chuyện chia sẻ lợi ích, tạo việc làm như thế nào, phải trả lời câu hỏi. Nếu không thì chỉ là những câu chuyện chỉ gặp nhau nói điều này điều kia, động lực phát triển không có.
Thứ nhất, Việt Nam cần có chính sách để khu kinh tế, làm sao có đất của doanh nghiệp mà chiếm đất đầu tư phải có chi phí. Thứ hai, tạo ra cơ chế hợp tác, cạnh tranh, Trung ương làm trọng tài.
Thứ ba, mô hình khu kinh tế, xem lại để tạo ra tâp trung vào tỉnh, hơn là tạo ra khu kinh tế hiện nay.
Sau phát biểu của TS. Huỳnh Thế Du, TS Trần Du Lịch bình luận nhà đầu tư ôm đất là vấn đề rất lớn về chính sách đất đai, cần được quan tâm. Riêng mô hình khu kinh tế, mỗi nơi tuỳ linh hoạt nếu nơi nào chính quyền tỉnh uỷ nhiệm toàn bộ thì như Quảng Nam là 1 cửa, còn nơi nào làm đúng quy đinh thì thêm một cửa chứ không phải là một cửa.
Xét cho cùng mọi liên kết đều từ doanh nghiệp - ông Trần Du Lịch nhấn mạnh và mời doanh nghiệp lên tiếng.
Đăng ký phát biểu, TS.Phùng Tấn Viết, Thành ủy viên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng nhìn nhận: tôi rất tâm đắc về ý kiến khảo sát vừa thực hiện cho thấy 61% người chọn miền Trung nên phát triển du lịch. Nhưng sau khi đi châu Âu về thì tôi thấy khác, người Đức bên cạnh du lịch họ tập trung phát triển công nghiệp để phát triển đất nước. Du lịch với miền trung rất thuận lợi nhưng nên tạo cơ chế đất đai, chính sách để tạo động lực phát triển cho cả công nghiệp.
Vấn đề tiếp theo là nên chọn công nghiệp phát triển theo hướng nào. Chúng ta đặt mục tiêu, đến năm 2020 cơ bản phát triển công nghiệp công nghệ cao. Giờ lại chuyển qua 4.0, nên Chính phủ tập trung hướng bây giờ công nghiệp công nghệ cao thì phải nội hạm chứa 4.0. Tôi đề nghị trước hết nên tập trung phát triển 3 khu công nghiệp công nghệ cao hiện tại.
Vừa rồi, về xúc tiến đầu tư, có Airbus, Apple và một doanh nghiệp khác tới tìm hiểu cơ hội. Doanh nghiệp kia sau đó, trong bữa ăn trưa, họ có nói, chúng tôi không thể đầu tư ở nước ngài, vì đầu tư vào Trung Quốc đầu tư 200 triệu USD thì họ trả lại 20% để tái đầu tư vào máy móc. Lý do tiếp theo không đầu tư là do công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam chưa phát triển. Thứ 3 nói nhân lực dồi dào nhưng họ đi các nước châu á họ thấy mình không được thế.
Công nghệ cao chưa xong, giờ lại tiếp đến đặc khu kinh tế. Phải đánh giá lại các khu đó trong chiến lược phát triển.
Như Trung Quốc, 3-4 năm chúng ta đặt ra vấn đề về làn sóng đầu tư thứ 2 chuyển từ Trung Quốc vào nước khác. chúng tôi đã đi khảo sát và thấy họ hết chu kỳ ưu đãi nên chuyển. Do đó, tôi đề nghị khi hình thành kkt, lĩnh vực phát triển, nên tính tới những yếu tố này.
“Mạnh ai nấy làm”
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh đăng đàn và nhận xét: nếu có thể bình luận liên kết vùng thì liên kết đang cực kỳ mạnh nhưng mạnh ai nấy làm. Cách đây ba năm tôi có dự diễn đàn lần thứ nhất có nhiều chuyên gia đưa ra lựa chọn du lịch là tốt nhất cho các tỉnh miền Trung, là kinh tế mũi nhọn, theo tư vấn đó thì các tỉnh đã đưa du lịch thành mũi nhọn, tăng trưởng 20% mỗi năm, du lịch miền trung phân không chỉ nhận khách cho mình mà còn phân phối khách cho hai đầu Tp.HCM và Hà nội - ông Vinh nói.
Theo vị doanh nhân đang là Tổng giám đốc Furama resort thì lựa chọn du lịch có vẻ phù hợp nhưng do phát riển quá nóng nên đã đối mặt với thử thách, vì quá nóng nên đã ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, như Sơn trà hay Bà Nà được khai thác triệt để làm du lịch.
Ông Vinh băn khoăn ban điều phối có cảnh báo gì vì Việt Nam đã ký tuyên bố rằng phát triển phải bền vững và có trách nhiệm với tự nhiên và xã hội, nếu không làm được thế thì hỏi du khách đến miền Trung sẽ thấy gì, vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ hay các toà nhà hoành tráng. Nếu không làm được như cam kết thì Việt Nam làm cái không phải là sở trường, trong khi du khách thích hoang sơ và văn hoá bản địa, nếu không cẩn trọng thì du khách không đến với chúng ta nữa, con cháu sẽ trách chúng ta vì giá trị không còn bền vững nữa.
Từng tham dự diễn đàn lần thứ nhất, ông Vinh nói diễn đàn lần thứ nhất có vẻ như vai trò của hiệp hội và doanh nghiệp chưa được quan tâm lắm. Nếu doanh nghiệp đứng ngoài cuộc thì ai thực hiện. Ông Vinh đề nghị đưa nội dung liên kết cụ thể để hiệp hội và doanh nghiệp cùng thực hiện, lãnh đạo tạo điều kiện cho điều đó được ra đời không phải bằng xin cho mà bằng cơ chế. Hãy cho phép doanh nghiệp thực hiện ý tưởng đoàn tàu du lịch, mỗi tỉnh một toa tàu 5 sao đi từ Quảng Bình đến Nha Trang mỗi ngày - ông Vinh đề nghị.
Sau khi nghe ý kiến của các vị chuyên gia, đại biểu, TS.Trần Du Lịch kết luận phiên thứ nhất Diễn đàn, cho rằng, trong tiêu chí về mũi nhọn có hai tiêu chí ngành, thứ nhất phải đóng góp ít nhất 10% GDP, thứ hai, ngành đó phải tạo lan toa cho ngành khác. Ngoài ra, kinh tế biển có vấn đề quan trọng, phải phát triển công nghiệp trong khu kinh tế. Lợi thế công nghiệp phải gắn liền với logistics.
Một đầu tư mang tính chiến lược, nếu Chính phủ có chỉ đạo xây dựng đường ven biển, hiện nay, chúng ta có 600km đường biển nhưng khai thác cho có chứ chưa khai thác kinh tế. Đây là chiến lược của phát triển kinh tế, an ninh và quốc phòng. Đề xuất Chính phủ đặt mục tiêu, cấp vốn mồi còn cơ chế gì thì từng địa phương bàn, nếu không có vốn mồi thì không làm được.
Cuối cùng, kiến nghị, chúng ta nói nhiều, 6 năm gắn mô hình ban điều phối nhưng danh không chính thì ngôn không thuận. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, đề nghị Bộ Nội vụ xem xét.
Tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa Lê Thanh Quang cùng các đại biểu đã quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ - Ảnh: Việt Tuấn.
Các đại biểu đã quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ - Ảnh: Việt Tuấn.
Sau giải lao, Diễn đàn chuyển sang phiên thảo luận về phát triển kinh tế tư nhân dưới sự điều hành của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc.
Phát triển kinh tế tư nhân chính là động lực phát triển kinh tế miền trung - ông Lộc nói.
Kết quả voting để khơi dậy nội lực của kinh tế tư nhân miền trung cho thấy 57% đại biểu chọn tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng.
23% chọn thu hút doanh nghệp tiên phong có năng lực dẫn dắt, khả năng lan toả.
Doanh nghiệp đầu đàn là cực kỳ quan trọng - TS.Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Chúng tôi rất ấn tượng về kết quả khảo sát, đây là chỉ dẫn rất quan trọng cho phần thảo luận này, ông Lộc nói.
“Cần có sự chuyển động mạnh mẽ hơn của lãnh đạo”
Phát biểu tại Diễn đàn, TS Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI, nhìn nhận duyên hải miền Trung là khúc ruột miền Trung, trong con mắt nhà đầu tư khi đầu tư họ phải lựa chọn nhiều yếu tố: chất lượng nhân lực, vị thế, địa thế, chất lượng điều hành. Duyên hải miền Trung theo đánh giá của ông Tuấn, là có môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho tư nhân phát triển.
Sử dụng dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số lượng doanh nghiệp trong khu vực tăng nhanh trong 10-15 năm qua. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp bình quân đầu người còn thấp, chỉ còn 35 doanh nghiệp trên 10.000 dân, thấp hơn so với ĐBSCL, Hà Nội.
Đóng góp của khu vực tư nhân vào ngân sách tăng nhanh, đứng thứ nhất của khu vực cho thấy doanh nghiệp tư nhân đang đóng vai trò quan trọng trong động lực phát triển khu vực.
Một yếu tố đóng góp và tăng trưởng là điều hành, PCI tăng dần theo từng năm, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam… là những tỉnh PCI cao, và được doanh nghiệp đánh giá là có chất lượng điều hành tốt. Đây là tín hiệu tích cực thể hiện nỗ lực trong điều hành.
Đi sâu hơn, các tỉnh miền trung đang tập trung vào lĩnh vực dễ gia nhập thị trường nhưng những lĩnh vực đóng vai trò dài hạn thì lại yếu hơn các địa phương khác.
Khi đánh giá về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từ chính quyền chưa tốt. Doanh nghiệp lớn đang hưởng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn. Chất lượng nguồn nhân lực rất hạn chế, có đến 81% dn đánh giá tuyển dụng giám đốc điều hành rất khó. với doanh nghiệp kỳ vọng vào thì đánh giá còn thấp hơn.
Điểm thứ 4 là sự mong manh của vùng về môi trường. Sự cố Formosa tác động rất lớn, nhiều tỉnh không ảnh hưởng trực tiếp, nhưng đây vẫn là vấn đề nhạy cảm. Nếu chọn du lịch làm đột phá thì phải có hành động về bảo vệ môi trường
“Về chính sách, tôi muốn dùng 2 chữ động, năng động hơn, hành động hơn. Trong khu vực không có nhiều lợi thế thì phải có sự chuyển động mạnh mẽ hơn của lãnh đạo”, ông Đậu Anh Tuấn nói.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Công ty Hương Điền:
Tôi phấn khởi vì Bộ Công Thương vừa đưa ra kế hoạch cắt một loạt điều kiện kinh doanh, đây là điểm đột phá. Thứ hai là phải làm thế nào để kinh tế miền Trung phát triển. Đề nghị các ngành các cấp, nhân viên trực tiếp làm việc với doanh nghiệp tư nhân nên thay đổi cách làm việc, thái độ với doanh nghiệp.
9 tỉnh duyên hải nói riêng và các tỉnh, cấp ngành rà soát lại các điều kiện cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
Chính phủ và 9 tính rà soát đánh giá lại tổng thể nguồn lực của các địa phương về nhân lực, con người, tài nguyên đất đai, chính sách phát triển để tư nhân là động lực phát triển.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Ngọc Thuỷ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Egroup kiến nghị, để kinh tế miền Trung phát triền cần phát triển nguồn nhân lực, bất kỳ quốc gia nào nhân lực vẫn là tài sản, đầu tư vào con người là đầu tư vào giáo dục.
Theo ông Thuỷ, nếu được lựa chọn yếu tố phát triển giáo dục thì ông đặt cược hai tiêu chí giáo dục tiếng anh và steam. Ví dụ, Hàn Quốc, nhiều phân kỳ phát triển chọn tiếng Anh như mũi nhọn, ban chỉ đạo của Hàn Quốc coi năng lực tiếng Anh là năng lực cốt lõi để gia nhập toàn cầu. Nhiều tâp đoàn ở Hàn Quốc phát triển như vũ bão và niêm yết lên sàn.
Giáo dục steam mở ra kỹ năng làm chủ trong thời đại phát triển hiện nay, giúp phát triển về tư duy nghệ thuật, phát triển về sáng tạo, mở ra kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo. Đây là hai tiêu chí quan trọng. Egroup hợp tác với nhiều tập đoàn thế giới như Hàn Quốc, Mỹ. Chúng tôi mang công nghệ giáo dục hàng đầu thế giới về Việt Nam, đặt cược vào giáo dục tiếng anh và giáo dục Steam.
Cũng theo ông Thuỷ, miền Trung nên xác định chiến lược trọng điểm, chọn ngành công nghiệp trọng điểm và phải ý chí mạnh để theo đuổi mục tiêu đó. Thaco đã thành công. Ngoài nội tại, thì miền Trung lựa chọn ô tô là ngành công nghiệp là quan trọng. Giáo dục, chúng tôi mong muốn là ngành mũi nhọn của miền Trung, chúng tối sẵn sàng đồng hành cùng miền Trung nhưng phải có cơ chế, chính sách.
Trong khi đó, đại diện Ngân hàng OCB nhìn nhận cơ hội cho phát triển cung ứng. Theo vị này, có ba lý do, thứ nhất, ngày nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối phó cơn bão từ ngành khác, lợi nhuận ngày càng giảm, các ngân hàng trên thế giới chuyển sang tài trợ, tập trung doanh nghiệp vừa và nhỏ. 350 tỷ USD doanh thu đang chờ đợi ngân hàng. Ở Việt Nam, tài trợ doanh nghiệp nhỏ đang được quan tâm. Ngân hàng Việt Nam đang đổ tiền rất nhiều.
Yếu tố thứ hai, định hình khu cung ứng, liên kết.
Vấn đề thứ ba, phát triển công nghệ, được sử dụng sâu vào giao thức, đặt hàng, thanh toán giữa các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp miền Trung đã làm quen, giao tiếp với người mua nước ngoài, không còn giao thức bằng giấy nữa, toàn bộ bằng giao diện số. Các nhà tài trợ dễ dàng cung cấp tín dụng.
“Chúng tôi đã thực hiện. Nên tận dụng cơ hội này, trước hết từ doanh nghiệp lớn nhìn nhận vai trò của nhà cung ứng và phân phối, họ cần hàng của mình và đi luôn vào phát triển bằng cách mở rộng với người ta. Chúng tôi cũng tin rằng cần có sự cố gắng của ngân hàng, các cấp chính quyền tạo hành lang thông thoáng. Cơ quan chính quyền miền Trung xây dựng dịch vụ công tận dụng quyền năng về dữ liệu đang có. Thông qua hệ thống dữ liệu, tao ra vốn cho các nhà đầu tư”, lãnh đạo OCB nói.
Ông Hà Giang, đại diện một doanh nghiệp đến từ Đà Nẵng cho rằng, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói không có chính quyền miền Trung nhưng liên kết vùng là quan trọng. Miền Trung có thể mạnh nhưng mạnh ai nấy làm. Nếu chúng ta không liên kết vùng thì dứt khoát không phát triển mạnh. Chúng ta tìm mọi cách để liên kết vùng, xây dựng động lực chung, phá rào cản nhưng phải có người đứng đầu. “Tôi đề nghị lãnh đạo Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo liên kết vùng ở miền Trung”, vị này thể hiện quan điểm.
Thứ hai, theo ông Giang, ta có lợi thế 500 km chiều dài đường biển, chúng ta có bước đột phá, nên có cảng biển sâu, sâu hơn Sinagpore, thuận lợi hơn mới lấy được nguồn hàng từ Châu Mỹ, châu Âu, châu Úc về châu Á. Nếu có được thì sẽ đột phá, thế mạnh về kinh tế. Các tỉnh đều có cảng biển, sẽ vận chuyển theo đường biển rất dễ, hàng hoá sẽ rẻ hơn thế giới.
Thứ ba, đề nghị khắc phục yếu kém về ngành công nghiệp miền Trung. Hậu phương công nghiệp kém phát triển nhất. Để khắc phục liên kết, Đà Nẵng không thiếu người tài chỉ có điều không được làm, lãnh đạo trung ương tạo điều kiện doanh nghiệp được nhận thầu các công trình lớn của nhà nước mà họ làm được. Nếu như để công trình lớn cho doanh nghiệp nước ngoài làm hết thì doanh nghiệp trong nước làm gì.
Đại diện FLC, ông Đặng Tất Thắng - Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC kỳ vọng về nghỉ dưỡng, sân golf. Du lịch là mũi nhọn của khu vực này, riêng vùng duyên hải miền Trung mới đầu tư hoàn thành xong tại Bình Định. Báo cáo hiệu quả khi đầu tư khu quần thể, quy mô lớn, FLC Bình Định vào hoạt động 2016, biến thành vùng “hót”, khách tăng 40%, đồng thời, dùng 4.000 lao động địa phương. FLC Quy Nhơn thu hút 335.000 khách du lịch. Tháng 1/2018 khai thác chuyến bay quốc tế đầu tiên đến Bình Định.
Ông Đặng Tất Thắng kiến nghị, thứ nhất, tỉnh còn lại miền Trung, rất quan tâm và muốn đầu tư, Chính phủ hỗ trợ tích cực hơn với doanh nghiệp lớn như FLC. Thủ tục xin làm sân gofl, không biết bao giờ có hành lang pháp lý quy hoạch và thủ tục đầu tư như thế nào, chúng tôi có 2-3 dự án và đang chờ. Hoàn toàn có thể phân quyền cho địa phương. Thủ tục làm sân gofl mất 1 năm thì không phù hợp tốc độ đầu tư của doanh nghiệp.
Thứ hai, liên kết vùng, đầu tư vào miền Trung có ưu đãi gì với Bắc Trung Bộ hay Nam Trung Bộ? Hành lang pháp lý giao đất cho doanh nghiệp khó khăn.
Thứ ba, mong muốn có sự đồng hành của chính quyền địa phương mà điển hình như Bình Đình. Chúng tôi muốn nhận lại như vậy của 8 tỉnh duyên hải miền Trung, Lãnh đạo Tập đoàn FLC nói.
Nhiều đại biểu còn đang ký nhưng đã hết thời gian, đề nghị đại biểu gửi văn bản để chuyển đến các vị lãnh đạo và công bố công khai - ông Vũ Tiến Lộc gói lại phiên thảo luận sau khi nghe khá nhiều ý kiến doanh nhân.
Theo Chủ tịch VCCI thì miền Trung có lợi thế quan trọng trong đó có biển, du lịch và còn đăng băn khoăn về sự thiếu động lực. Động lực của đoàn tàu kinh tế miền trung chắc chắn là kinh tế tư nhân. Về rào cản thì còn rất nhiều điều kiện kinh doanh cần cắt giảm, với miền trung thì lưu ý cả khởi nghiệp và doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa - ông Lộc nói.
Lưu ý tiếp theo của ông Lộc là miền trung đang thiếu những doanh nghiệp đầu đàn, nên sắp tới không có cách nào khác là phải tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ cho các doanh nghệp nhỏ nhưng cũng chăm chút cho các doanh nghiệp lớn. Liên kết của miền trung chinh là liên kết của cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền và Trung ương sẽ tạo môi trường cho sự liên kết đó.
VCCI đề nghị thành lập hội đồng doanh nghiệp miền trung, là cơ quan tư vấn cho hội đồng của chính quyền - ông Lộc cho biết thêm.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận hội nghị - Ảnh: Việt Tuấn.
Sát 12h, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc diễn đàn.
Ông nói đáng lý ban tổ chức diễn đàn có phát biểu tổng kết còn với trách nhiệm được phân công ông sẽ giải đáp tiếp thu kiến nghị cụ thể nhưng thời gian có hạn nên ông làm cả hai việc.
Ông cũng hoan nghênh những bình chọn được thực hiện và ông đều lựa chọn đa số, tức là sau diễn đàn đều tin miền Trung có đột phá. Tất nhiên còn hơn 1/3 chưa tin lắm.
Tôi cũng lựa chọn nên duy trì Diễn đàn hai năm một lần, thành diễn đàn thường niên của miền Trung, Thời báo Kinh tế Việt Nam tiếp tục triển khai nhiệm vụ này - Phó thủ tướng nói.
Điểm lại một vài con số, ông cho biết có khoảng 700 đại biểu tham dự diễn đàn, Thủ tướng đã gặp lãnh đạo vùng chiều 24/9, cấp Trung ương không thiếu đại diện của bộ ngành nào, tất cả bí thư tỉnh ủy và chủ tịch 10 tỉnh đều có mặt, đại biểu doanh nghiệp khoảng 600 người và có hơn 40.000 người theo dõi trực tuyến.
Ban tổ chức bình chọn câu nói ấn tượng nhất là miền Trung có rất nhiều thế mạnh nhưng mạnh nhất là manhh ai nấy làm, điều đó thôi thúc làm diễn đàn như thế này để sau này câu nói đó chỉ còn là hoài niệm - Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng nói sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến tại diễn đàn và sau đó có thông báo chính thức về diễn đàn, về những vấn đề Chính phủ ghi nhận, bao gồm ở cả cuộc họp chiều 24/9.
Nhận định của Phó thủ tướng là liên kết vùng và cát cứ đang là rào cản lớn của phát triển, dù từ diễn đàn lần 1 đến nay các tỉnh trong vùng có sự hỗ trợ của Trung ương có nhiều nỗ lực và kinh tế xã hội có nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng bình quân toàn vùng cao hơn cả nước, nếu xu thế này tiếp tục thì có thể rút ngắn khoảng cách giữa hai đầu đất nước.
Kết nối đã có nhưng kết nối chưa thực chất trong liên kết vùng, chưa thực sự có chất kết dính, phát triển dưới tiềm năng và mong đợi, GDP bình quân còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp còn lớn 17-18% nên thu nhập bình quân thấp và năng suất còn thấp. Chủ yếu tăng năng suất ở chuyển dịch chứ ở nội ngành còn khiêm tốn, Phó thủ tướng nói.
Ông Huệ cho rằng xuất khẩu cần hết sức lưu tâm khi vùng kinh tế trọng điểm miền trung chỉ đóng góp có 2%, trong khi vùng kinh tế trọng điểm hai đầu Bắc - Nam đều trên 30% và 40%.
Hạn chế tiếp theo là liên kết còn rời rạc và thiếu cơ chế thực hiện các cam kết. Để phát riển biền vững cần phân công và hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tỉnh trong vùng, trong đó có cảng biển, dịch vu, khu kinh tế, du lịch biển đảo gắn với lịch sử... Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Về kiến nghị của Diễn đàn và Ban điều phối về cơ chế điều phối vùng thì Chính phủ đã có văn bản xuất phát từ kiến nghị diễn đàn lần thứ nhất, đã nêu đến khái nhiệm hội đồng vùng, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.
Dứt khoát không có chính quyền cấp vùng đâu, Hiến pháp cũng không quy định và chưa có ai đặt vấn đề - ông Vương Đình Huệ khẳng định.
Nhấn mạnh nói đã nhiều đến lúc hành động thôi, ông Huệ yêu cầu các bộ chức năng kết hợp với ban điều phối vùng rà soát xem xét nội dung của 10 kiến nghị đã được nêu tại cuộc họp chiều 24/9.
Ông cũng đề nghị Ban điều phối vùng có báo cáo tổng hợp các kiến nghị dề xuất với Thủ tướng và Chính phủ, Văn phòng Chính phủ sẽ có thông báo ý kiến của Thủ tướng về các vấn đề này.
Phải có kết luận cụ thể chứ họp xong xuôi tất cả lại về thì không có ý nghĩa gì - ông Huệ nhấn mạnh.
Phó thủ tướng cũng cho biết có thể tổ chức hội nghị toàn quốc về liên kết vùng vào sang năm do Thủ tướng chủ trì, đây là vấn đề trọng điểm chính phủ hết sức quan tâm - ông Huệ nhấn mạnh.
Theo ông Vũ Đình Hòe, mục tiêu của Diễn đàn lần này là nhằm tạo ra một xung lực mới trong nhận thức cũng như hành động của các Bộ, Ngành, các địa phương Vùng duyên hải miền Trung, các doanh nghiệp cùng chung tay góp sức để các tỉnh Vùng duyên hải miền Trung thật sự liên kết, đồng lòng, chung mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.
Không thể phát triển kinh tế mà không gian kinh tế bị chia cắt
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, phát triển kinh tế vùng và tăng cường liên kết vùng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phó thủ tướng cũng đánh giá cao vai trò của Ban điều phối vùng duyên hải Miền Trung cũng như Thời báo Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn này.
Theo Phó thủ tướng, Văn kiện Đại hội Đảng XII đã chỉ rõ: Chú trọng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực, các khu kinh tế, các khu công nghiệp. Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; tạo không gian phát triển thống nhất trong vùng và cả nước; khắc phục tình trạng phát triển trùng dẫm, manh mún, kém hiệu quả. Nghiên cứu cơ chế quản lý liên kết hợp tác phát triển vùng phù hợp.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và trực tiếp làm việc với các vùng, các địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, hình thành và phát triển các mô hình hợp tác liên kết vùng hiệu quả, bền vững. Tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng và giữa các vùng, tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Không thể phát triển kinh tế mà không gian kinh tế bị chia cắt như chúng ta, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Động lực của liên kết là cái gì, không phải tự nhiên 10 tỉnh ngồi lại được với nhau rất nhiều năm rồi, dĩ nhiên phải có động lực gì đó. Trước hết nó là lợi ích về kinh tế, xác định thế nào là động lực liên kết, phải chắc các địa phương, các vùng tham gia, tức là tiềm năng, lợi thế so sánh của từng địa phương phải được tôn trọng và phát huy, không chỉ vì bản thân tỉnh đó mà vì lợi ích chung cả vùng, cao hơn là cả nước.
Tiếp đó, vấn đề phân bổ lợi ích, tính toán của địa phương như thế nào? Vì lợi ích chung của vùng và cả nước thì vùng và địa phương đối xử thế nào? Cơ chế lập và quyết toán ngân sách nếu không có chỉnh sửa cơ cấu lại thu chi ngân sách, đảm bảo nợ công thì khó đảm bảo. Nếu lập ngân sách chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm căn cứ vào những chỉ số vĩ mô năm trước như thế này thì giao thu thêm từng này thì tỉnh nào cũng vậy, phải lo mà thu hút đầu tư. Cơ chế phân bổ nguồn lực và phân chia lợi ích ở đây sẽ phải như thế nào?
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Ảnh: Việt Tuấn.
Theo Phó thủ tướng, có một nội dung hết sức quan trọng, Bộ Chính trị yêu cầu phải điều chỉnh dần cơ cấu thu chi ngân sách. Nhiều chuyên gia nói rằng chúng ta có 63 nền kinh tế, đây là điểm then chốt về mặt tư duy và nhận thức.
Bộ Chính trị yêu cầu điều chỉnh dần cơ chế xây dựng ngân sách Nhà nước theo quan điểm phát triển vùng và theo cơ sở dữ liệu về kinh tế xã hội của từng địa phương. Có địa phương tăng trưởng nhanh nhưng có địa phương mức tăng trưởng mức độ, được giao nhiệm vụ gì như hậu cần, do đó khi phân bổ về ngân sách hay nguồn lực phải nhìn tổng thể cả vùng sau đó mới đến đia phương. Phân bổ ngân sách theo từng tỉnh nên không trách nhiều chuyên gia nói 63 nền kinh tế trong 63 tỉnh. Đó là điểm then chốt về mặt tư duy và nhận thức.
Trong vấn đề về tư duy, nhận thức động lực, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế vùng, 10 năm gần đây rất rõ, Nghị quyết lần 12 nhấn mạnh chúng ta phải có thể chế kinh tế vùng phù hợp, phải có thể chế tương ứng để phát huy đầu tàu, an toàn cho cả nước. Khó khăn thì có cơ chế để địa phương có cơ hội rút ngắn.
Thứ ba, theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, xây dựng cơ chế đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt để một là thử nghiệm thể chế cần thiết, tạo ra cực tăng trưởng có tính lan toả cho vùng.
Hiện nay, Chính phủ, Trung ương chỉ đạo đệ trình Quốc hội dự án về luật các khu kinh tế hành chính đặc biệt, miền Trung có Bắc Vân Phong của Khánh Hoà. Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 đều nói chúng ta nghiên cứu có thể chế về điều phối kinh tế và liên kết vùng. Tôi báo cáo Đại hội Trung ương 6 bàn về đổi mới bộ máy Nhà nước.
“Các đồng chí cũng đánh giá kết quả chúng ta đạt được từ lần trước đến nay. Ngoài sự hỗ trợ quan tâm của Chính phủ bộ ngành thì nội lực tự vươn lên của miền Trung rất lớn, ba năm qua các đồng chí làm được không ít việc. Duy nhất cả nước chỉ có miền Trung mới làm được việc đó.
Còn đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng có quyết định cơ chế điều phối vùng do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo nhưng vài năm nay không có được gì đáng kể. 13 tỉnh đồng bằng sông Củu Long, ngoài vùng còn có 4 tiểu vùng để bàn câu chuyện hợp tác với nhau, Thủ tướng đã đồng ý gồm Đồng Tháp Mười, Bán Đảo Cà Mau. Đó là những tiểu vùng nằm trong một vùng tự liên kết lại.
Ba năm qua, vấn đề nghiên cứu về thể chế, có tính tổng quát chiến lược, tổ tư vấn ban điều phối làm được nhiều, đóng góp chung cho cả nước.
Thứ hai, thời gian qua tập trung hai vấn đề là hợp tác trong phát triển du lịch, đào tạo phát triển nguôn nhân lực, có tính chất chiến lược.
Tôi đề nghị làm rõ thêm để cung cấp dẫn chứng cho Chính phủ”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Thứ ba, tiếp tục nhận thức đánh giá tiềm năng lợi thế cơ hội thách thức của miền Trung trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng năng suất lao động,trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đặc biệt, vùng duyên hải miền Trung nằm trục giao thông chính Bắc Nam đường bộ, sắt, hàng không có ý nghĩa chiến lược, quan hệ chặt chẽ Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia.
Nhìn rộng ra, trục Bắc Nam, Đông - Tây phát triển thế nào, chủ yếu mới tập trung cho tuyến Bắc Nam nhưng chưa hoàn chỉnh. Một là đường Trường Sơn, hai là đường sắt, ba là đường bộ, bốn là đường ven biển. Bốn trục này đều chưa đồng bộ, đặc biệt tuyến đường ven biển kết nôi s9 tính miền Trung.
“Nếu chúng ta không tận dụng kết nối Bắc Nam với Đông Tây thì có nhiều bất lợi, đặc biệt miền Trung trải dài rất đẹp. 9 tỉnh duyên hải miền Trung phải nhìn trong kết nối Bắc Nam và Đông Tây, đánh giá tiềm năng và lợi thế khu vực này. Với lợi thế này, tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào, tạo hành lang quan trọng, cũng như kết nối tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng. Nếu nhìn tiềm năng về kinh tế biển, 9 địa bàn mạnh nhất kinh tế biển, đóng vai trò mặt tiền của kinh tế. Nhìn chung là trọng điểm của trọng điểm, tiếp tục nhìn cơ hội này.
Vấn đề về phát triển tổng thể, chúng ta biết quy hoạch tổng thể kinh tế miền Trung định hướng 2030 được Thủ tướng phê duyệt 2014, nêu rõ quan điểm kinh tế miền Trung phải phù hợp với chiến lược biển miền Nam, đảm bảo thống nhất các ngành lĩnh vực, định hướng đến 2030 tiếp tục là khu vực phát triển năng động, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước và Đông Nam Á.
Chủ tọa Hội nghị - Ảnh: Việt Tuấn.
Chủ trương của Bộ Chính trị trong Nghị quyết về Phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn thì miền Trung là trọng điểm của trọng điểm. Cơ cấu kinh tế của miền Trung 40% là du lịch và dịch vụ. Nông nghiệp còn đến 28% trong của cả nước, hiện nay còn 15-16%. Từ cơ cấu này, tính toán xem du lịch và dịch vụ tới đây phát triển như thế nào.
Vùng miền Trung của chúng ta phát triển theo hiện đại, không gian đô thị gắn với biển, khu Chu Lai, là hạt nhân của vùng, Quy Nhơn phải trở thành trung tâm du lịch thương mại. Vấn đề này chúng ta tiếp tục nhận thức như thế nào? Có vấn đề gì điều chỉnh không?
Cũng theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, trong diễn đàn lần 1, chúng ta có kết luận: Nội hàm và bản chất quan trọng nhất là xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của vùng, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng của giao thông, chủ yếu là nhà nước làm.
Trên cơ sở quy hoạch đó, phát triển chuỗi sản phẩm, việc này xã hội làm, tới đây là doanh nghiệp. Chúng ta nói là phát triển, huy động nguồn lực xã hội. Coi kinh tế tư nhân là động lực của phát triển. Chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào, các đồng chí tập trung nhìn nhận tiềm năng lợi thế khi khu hành chính Bắc Vân Phong được hình thành, có cần thiết điều chỉnh quy hoạch, chiến lược không, điều chỉnh theo hướng nào? Bộ, ngành cần tiếp tục nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nói thách thức là gì? Rào cản nào chặn phát triển kinh tế vùng, trong đó có miền Trung.
Vấn đề thứ tư, thể chế điều phối kinh tế vùng. Chúng ta không có chính quyền cấp vùng nhưng liên kết vùng, các địa phương của vùng, vùng này với vùng khác là quan trọng, muốn liên kết có dàn nhạc, trong dàn nhạc đó có nhạc trưởng, chỉ có điều không có chính quyền cấp vùng nên phải tính toán kỹ. Mô hình đồng bằng Sông Cửu Long Chính phủ cho thí điểm thành lập cơ chế điều phối do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư làm cơ trưởng, nhưng làm chưa được bao nhiêu. Các đồng chí tự nguyện, tình nguyện làm với nhau như miền Trung của chúng ta.
Đầu tiên tôi nhớ là chỉ 6 tỉnh, sau mở rộng lên 9, rồi thành 10, chính cơ chế này đã giúp làm được nhiều việc.
Mới đây, Tp.HCM làm việc với Chính phủ có đề xuất nguyện vọng thành lập hội đồng điều phối vùng, tôn vinh chủ tịch UBND thành phố làm chủ tịch và cử 1 phó thủ tướng phụ trách ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế vùng. Xem xét trong diễn đàn này, trong điều kiện không làm tăng thêm bộ máy, thực sự hiệu quả thì phải phát triển mô hình này như thế nào để có đề xuất với Trung ương.
Đấy là 4 điểm quan trọng nhất mà chúng tôi mong muốn tại Diễn đàn lần này chúng ta trao đổi. Tập trung vào kinh tế biển và kinh tế tư nhân.
“Tôi nhiệt liệt đánh giá cao sáng kiến về Diễn đàn này”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế Miền Trung - Ảnh: Việt Tuấn.
Duyên hải miền trung đã đạt được và tạo ra động lực phát triển mới
Phát biểu tại Diễn đàn, PGS.TS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng: “Chúng tôi thấy phát triển miền Trung chính từ 6 năm nay, và có nhiều điều kiện, đây là nơi có nhiều ưu điểm và tiềm năng phát triển. Hiện liên kết vùng rất đông, cách đây 2, 3 năm chỉ có vài tỉnh tham gia, giờ đã tăng lên tới 10.
Có lẽ chỗ này là chỗ giao thoa giữa các vùng, tôi phải nhấn mạnh ý bước tiến của miền trung không phủ nhận được, tạo ra động lực phát triển vùng khác hẳn. Duyên hải miền trung đã đạt được và tạo ra động lực phát triển mới.
Ở đây chúng ta xem xem đã làm được cái gì và làm thế nào để tốt hơn, cái gì để cải thiện và cái gì để thay đổi căn bản.
Trước tiên, kỳ vọng kinh tế miền Trung rất lớn vì tiềm năng lợi thế rất lớn nhưng bây giờ kết quả đạt được “còn lâu như chúng ta mong muốn”.
Thứ hai là về trình độ cơ bản của cấu trúc ngành của miền Trung. Xét toàn thể, trình độ cơ bản đã được cải thiện nhưng chưa căn bản, chưa xoay chuyển. Năng lực mới được phát triển trong đó đặc biệt là năng lực về du lịch. Ở đây có khu kinh tế, khu công nghiệp nhiều năng lực như thế này được khai thác nhưng tận dụng chậm.
Đây là điểm rất mấu chốt của miền Trung. Miền Trung tiềm năng lợi thế của các tỉnh giống nhau, triển khai theo hàng ngang, không có tỉnh nào giáp 3 tỉnh cả, chỉ sát 2 tỉnh, lợi thế giống nhau, tiềm năng cơ bản giống nhau. Điều này làm cho khả năng xung đột lợi ích lớn hơn. Phải thừa nhận thực tế như vậy, xung đột lợi ích có cơ sở pháp lý, thực tiễn của nó.
Vì thế, tiềm năng khó phát huy, lợi thế khó phát huy. Tỉnh nào cũng có cảng biển đẹp, nhiều khu kinh tế. Lợi thế vùng này không căn cứ vào thế mạnh từng vùng thì sẽ có xung đột rất lớn.
PGS.TS Trần Đình Thiên - Ảnh: Việt Tuấn.
Chúng ta thấy, khu kinh tế ven biển, đặc khu Vân Phong, cả nước chỉ có 3, miền Trung có một. 6 khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp miền Trung bốn mấy khu công nghiệp, dải đất hẹp nhưng lăn lộn để phát triển công nghiệp. Chỉ có điều, chúng ta đi liền khu công nghiệp nối cảng biển, nghĩ thế là ăn, cảng hàng không cũng nhiều, ta có mấy cảng hàng không quốc tế nhưng nói cho oai, hãnh diện thôi nhưng khách quốc tế đến một chỗ, chỗ khác nhen nhóm thôi.
Tổ hợp để tầm nhìn khu kinh tế cảng biển, gắn với hàng không chưa tốt, dàn trải và không phát triển. Đặc biệt, lưu ý khu kinh tế mở Chu Lai muốn đưa lên thể chế mạnh nhưng phải nói các khu kinh tế miền trung đìu hiu nhất. Tỉnh nào cũng hãnh diện mình có nọ có kia nhưng thực ra chả có gì.
Có những câu chuyện mà cách tiếp cận về tương quan phát triển công nghiệp, lợi thế cảng biển cũng phải khác đi, chứ tỉnh nào mạnh tỉnh đấy chạy thôi, không mạnh gì bằng các đấy cả. Vấn đề là tư duy phát triển vùng của chúng ta chưa lấn át được tư duy phát triển tỉnh ta. Câu chuyện về ngân sách, chính quyền vùng như thế nào, cấu trúc điều hành như nào phải bán dáo diết. Tại sao không có chính quyền vùng? Nếu cứ bàn mãi rõ ràng không giải quyết được. Tất nhiên không thể có nhưng phải làm sao có thế, có lực, ông Thiên đặt vấn đề.
Kết quả khảo sát hơn 500 đại biểu là các lãnh đạo, chuyên gia và đông đảo các doanh nhân.
Kết quả cuộc khảo sát trực tiếp hơn 500 đại biểu tại Diễn đàn cho thấy thực trạng về liên kết vùng Duyên hải Miền Trung - Ảnh: Việt Tuấn.
“Du lịch miền Trung chủ yếu đến đi tắm thôi”
Theo ông Trần Đình Thiên, du lịch miền Trung cũng phải bàn lại. Du lịch miền Trung oai nhất cả nước nhưng nội dung chính chủ yếu đến đi tắm thôi. Chúng ta có gì hơn đi tắm đâu. Du lịch đi tắm, ý của tôi thực tế là phần giá trị gia tăng du lịch của ta rất thấp. Nhiều lần, chúng tôi đi từ tổ tư vấn, luôn nói Đà Nẵng là cấu phần cơ bản của du lịch mà vẫn thiếu thì nói gì các khu khác. Tôi nói luôn, cả nước ta đặt vấn đề rất hay, du lịch là ngành mũi nhọn nhưng tôi hỏi Tổng cục Du lịch mũi nhọn là gì nói được không? Cũng khó nói. Tức là đâm vào cái gì thủng hay là tiên phong dẫn dắt đi đầu? Ta hay nói mũi nhọn nhưng chưa rõ thế nào là mũi nhọn.
Tổng cục Du lịch làm đề án tái cơ cấu, nhưng bây giờ nếu giải quyết cơ bản để Chính phủ hiểu được mũi nhọn thế nào trong quan hệ với quốc tế, các ngành thì mới triển khai được.
Ông Thiên đề nghị miền Trung du lịch là quan trọng nhất, nên đề xuất lên Trung ương của tôi là đề nghị có chương trình xác định để du lịch miền Trung thành mũi nhọn. Có chương trình cho rõ chứ không lờ mờ, mạnh ai nấy làm như bây giờ. Quan hệ nông nghiệp, công nghiệp, chính quyền phải khác. Cho phép, tạo điều kiện miền Trung làm đề án lớn tầm cỡ quốc gia, chứ không sẽ lơ mơ về tầm nhìn. 6 năm qua làm nhiêu cái tốt rồi nhưng ấm ức cũng nhiều.
Chúng ta có thể làm tốt hơn nhiều mặc dù cách làm cũng nhiều cái tốt. Tư duy lại cách làm về liên kết miền Trung 6 năm rồi, mới dừng lại ở tham vấn, tư vấn, gợi ý, chiến lược chứ chưa tạo ra liên kết, phối hợp vì thể chế liên kết chưa đủ động lực, không đủ quyền lực và đmar bảo về quyền lực. Liên kết vừa qua tốt nhưng chưa đủ. Tôi đề xuất, thứ nhất về tầm nhìn, du lịch là cái mũi nhọn của miền Trung, thế nào? Hiểu theo nghĩa vùng, có dừng lại ở tắm biển không, cấu trúc khách thế nào? Phải bàn sâu sắc.
Thứ hai, đánh giá tương quan cảng biển và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp miền Trung thế nào để có chính sách rõ ràng hơn. Nguồn nhân lực thấp, có cách gì khác không, nếu kéo lê khu công nghiệp mà trình độ thấp thì ba chục năm nữa khó bay lên. Chỗ này phải bàn cản thận, rất khó.
Với khu công nghiệp này, trình độ thế này, cách tổ chức lớn mức nào để tạo thành khu công nghiệp.
Thứ ba, cơ chế phối hợp, Phó thủ tướng nhấn mạnh, phải bắt nguồn từ phối hợp lợi ích. Địa phương là thuộc tỉnh, là hợp lý, khó tạo ra được phối hợp vùng. Đà Nẵng làm cảng rồi thì Thừa Thiên Huế cũng làm… Phải có phối hợp tầm Trung ương, can thiệp vào quy hoạch phát triển để có hệ thống lợi ích tối ưu.
Ông Thiên nêu hai đề xuất cơ bản, một là, lợi ích cảng rất điển hình. Cảng Dung Quất, Chu Lai… chúng ta phải bàn lại, xác định ưu tiên, phân công chức năng rõ ràng. Tỉnh không được chọn ưu tiên thì ưu tiên cái khác để bù lại.
Thứ hai, gắn với cơ chế, đã phối hợp vùng phải có quyền lực, dựa trên thực lực tài chính ngân sách. Tiếp cận vấn đề đến quyền lực, đặt một chính quyền vùng. Cái đó có những lợi ích rõ ràng, động lực lợi ích mạnh mẽ, có quyền lực để điều phối.
Thứ ba, miền Trung hai đầu mà chỉ có một đầu tàu. Tôi thấy, miền Trung đầu tàu không mạnh, các vùng khác tập trung thành khối liên kết vuông, của ta thì dài, đoàn tàu dài mà đầu tàu thì yếu. Chia ra thành hai tiểu vùng, hai vùng cũng được thì phối hợp dễ hơn. Nên có cách tư duy lại về vùng này, phương án duy trì được hiệu quả, từ Bình Đình vào hay từ Quảng Ngãi ra. Đó là cái tối nghĩ nên là có, ông Thiên nói.
Nên có một số trọng tâm nhất là đột phá liên kết. Có hai chỗ cần lưu ý, chọn ưu tiên phát triển cảng biển và khu công nghiệp, khu kinh tế về thể chế lẫn chức năng, có ý nghĩa quyết định cho miền Trung. Tôi vẫn tin miền Trung có thế mạnh nếu biết liên kết, phối hợp thì hiệu quả sẽ tăng lên nhiều. Đề nghị Chính phủ có thể đề xuất thành lập ban chỉ đạo chuyên về phát triển vùng, mức độ tập trung chiến lược, phát triển vùng và đặc khu.
"Miền Trung chỉ nên có 1 cảng nước sâu"
Phát biểu tại diễn đàn, TS.Huỳnh Thế Du đề xuất Trung ương nên có chính sách làm sao chi phí thuê đất, địa phương cấp cho doanh nghiệp nhưng phải đóng hàng năm thuế đất, kinh phí thuê đất tương ứng để tránh tình trạng đầu cơ, nếu không dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, nông dân mất đất, gây ra bất ổn xã hội, là vấn đề lớn.
Thứ hai, theo ông Du, có nghịch lý xảy ra, duyên hải miền Trung có khả năng thành công nhưng không có chuyện khả năng thành công ở 9 tỉnh thành. Tức là 9 tỉnh thì có khả năng 1 tỉnh thành công. Ông Du đề xuất, Trung ương phải tạo ra cơ chế vừa hợp tác vừa cạnh tranh, miền Trung chỉ 1 cảng nước sâu. 5 vùng đề xuất lên, vùng nào có giải pháp tốt nhất thì chọn, 5 chọn 3 thì 2 bị loại. Vùng nào không đề xuất địa điẻm của mình thì tự động bị loại. Chọn 9 tỉnh miền Trung lúc này phải ngồi lại để chọn ra.
Nếu không ngồi lại với nhau được thì ra ngoài để vùng khác, người ta hợp tác, đề xuất được và chọn ra. Không làm được thì cuối cùng nào thì địa phương nào cũng muốn sân bay cảng biển đi ngược lại phát triển.
Thứ ba, về mô hình khu kinh tế, ban quản lý, thực chất ra, Trung Quốc là điển hình rõ nhất mô hình đặc khu kinh tế, tạo ra đột phá về thể chế, tìm cách phát triển hạ tầng mềm. Chúng ta có mô hình thành công như Bình Dương, là nơi có thể coi mô hình đặc khu kinh tế thành công nhất của Việt Nam nhưng nhân tố tích cực của Bình Dương không được tìm hiểu và phát huy.
TS.Huỳnh Thế Du - Ảnh: Việt Tuấn.
Khi doanh nghiệp và chính quyền địa phương chung lưng với nhau nhưng có của ăn thì hai bên gây khó cho nhau. Việt Nam cũng thế, mô hình khu kinh tế, khu chế xuất, công nghiệp nếu không học hỏi tạo ra phát triển như hiện tại. Ba trăm khu công nghiệp của chúng ta bản chất là bốn bức tường.
Ban quản lý khu kinh tế như vừa rồi chúng tôi xem xét, một cửa thêm một chiếc khoá chứ không phải một cửa. Ban quản lý đề xuất lên nhưng lấy ý kiến sở, ngành nên khó khăn. Bối cảnh hiện nay, Việt Nam nên xem lại mô hình khu kinh tế của mình, để tạo ra sự phát triển.
Liên kết vùng và doanh nghiệp, thử nghiệm mô hình kinh tế Chu Lai, Dung Quất, các địa phương không hợp tác, chỉ một động cơ duy nhất là doanh nghiệp. Vấn đề chính là động lực và lợi ích, ví dụ hợp tác Dung Quất và Chu Lai, câu chuyện chia sẻ lợi ích, tạo việc làm như thế nào, phải trả lời câu hỏi. Nếu không thì chỉ là những câu chuyện chỉ gặp nhau nói điều này điều kia, động lực phát triển không có.
Thứ nhất, Việt Nam cần có chính sách để khu kinh tế, làm sao có đất của doanh nghiệp mà chiếm đất đầu tư phải có chi phí. Thứ hai, tạo ra cơ chế hợp tác, cạnh tranh, Trung ương làm trọng tài.
Thứ ba, mô hình khu kinh tế, xem lại để tạo ra tâp trung vào tỉnh, hơn là tạo ra khu kinh tế hiện nay.
Sau phát biểu của TS. Huỳnh Thế Du, TS Trần Du Lịch bình luận nhà đầu tư ôm đất là vấn đề rất lớn về chính sách đất đai, cần được quan tâm. Riêng mô hình khu kinh tế, mỗi nơi tuỳ linh hoạt nếu nơi nào chính quyền tỉnh uỷ nhiệm toàn bộ thì như Quảng Nam là 1 cửa, còn nơi nào làm đúng quy đinh thì thêm một cửa chứ không phải là một cửa.
Xét cho cùng mọi liên kết đều từ doanh nghiệp - ông Trần Du Lịch nhấn mạnh và mời doanh nghiệp lên tiếng.
Đăng ký phát biểu, TS.Phùng Tấn Viết, Thành ủy viên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng nhìn nhận: tôi rất tâm đắc về ý kiến khảo sát vừa thực hiện cho thấy 61% người chọn miền Trung nên phát triển du lịch. Nhưng sau khi đi châu Âu về thì tôi thấy khác, người Đức bên cạnh du lịch họ tập trung phát triển công nghiệp để phát triển đất nước. Du lịch với miền trung rất thuận lợi nhưng nên tạo cơ chế đất đai, chính sách để tạo động lực phát triển cho cả công nghiệp.
Vấn đề tiếp theo là nên chọn công nghiệp phát triển theo hướng nào. Chúng ta đặt mục tiêu, đến năm 2020 cơ bản phát triển công nghiệp công nghệ cao. Giờ lại chuyển qua 4.0, nên Chính phủ tập trung hướng bây giờ công nghiệp công nghệ cao thì phải nội hạm chứa 4.0. Tôi đề nghị trước hết nên tập trung phát triển 3 khu công nghiệp công nghệ cao hiện tại.
Vừa rồi, về xúc tiến đầu tư, có Airbus, Apple và một doanh nghiệp khác tới tìm hiểu cơ hội. Doanh nghiệp kia sau đó, trong bữa ăn trưa, họ có nói, chúng tôi không thể đầu tư ở nước ngài, vì đầu tư vào Trung Quốc đầu tư 200 triệu USD thì họ trả lại 20% để tái đầu tư vào máy móc. Lý do tiếp theo không đầu tư là do công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam chưa phát triển. Thứ 3 nói nhân lực dồi dào nhưng họ đi các nước châu á họ thấy mình không được thế.
Công nghệ cao chưa xong, giờ lại tiếp đến đặc khu kinh tế. Phải đánh giá lại các khu đó trong chiến lược phát triển.
Như Trung Quốc, 3-4 năm chúng ta đặt ra vấn đề về làn sóng đầu tư thứ 2 chuyển từ Trung Quốc vào nước khác. chúng tôi đã đi khảo sát và thấy họ hết chu kỳ ưu đãi nên chuyển. Do đó, tôi đề nghị khi hình thành kkt, lĩnh vực phát triển, nên tính tới những yếu tố này.
“Mạnh ai nấy làm”
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh đăng đàn và nhận xét: nếu có thể bình luận liên kết vùng thì liên kết đang cực kỳ mạnh nhưng mạnh ai nấy làm. Cách đây ba năm tôi có dự diễn đàn lần thứ nhất có nhiều chuyên gia đưa ra lựa chọn du lịch là tốt nhất cho các tỉnh miền Trung, là kinh tế mũi nhọn, theo tư vấn đó thì các tỉnh đã đưa du lịch thành mũi nhọn, tăng trưởng 20% mỗi năm, du lịch miền trung phân không chỉ nhận khách cho mình mà còn phân phối khách cho hai đầu Tp.HCM và Hà nội - ông Vinh nói.
Theo vị doanh nhân đang là Tổng giám đốc Furama resort thì lựa chọn du lịch có vẻ phù hợp nhưng do phát riển quá nóng nên đã đối mặt với thử thách, vì quá nóng nên đã ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, như Sơn trà hay Bà Nà được khai thác triệt để làm du lịch.
Ông Vinh băn khoăn ban điều phối có cảnh báo gì vì Việt Nam đã ký tuyên bố rằng phát triển phải bền vững và có trách nhiệm với tự nhiên và xã hội, nếu không làm được thế thì hỏi du khách đến miền Trung sẽ thấy gì, vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ hay các toà nhà hoành tráng. Nếu không làm được như cam kết thì Việt Nam làm cái không phải là sở trường, trong khi du khách thích hoang sơ và văn hoá bản địa, nếu không cẩn trọng thì du khách không đến với chúng ta nữa, con cháu sẽ trách chúng ta vì giá trị không còn bền vững nữa.
Từng tham dự diễn đàn lần thứ nhất, ông Vinh nói diễn đàn lần thứ nhất có vẻ như vai trò của hiệp hội và doanh nghiệp chưa được quan tâm lắm. Nếu doanh nghiệp đứng ngoài cuộc thì ai thực hiện. Ông Vinh đề nghị đưa nội dung liên kết cụ thể để hiệp hội và doanh nghiệp cùng thực hiện, lãnh đạo tạo điều kiện cho điều đó được ra đời không phải bằng xin cho mà bằng cơ chế. Hãy cho phép doanh nghiệp thực hiện ý tưởng đoàn tàu du lịch, mỗi tỉnh một toa tàu 5 sao đi từ Quảng Bình đến Nha Trang mỗi ngày - ông Vinh đề nghị.
Sau khi nghe ý kiến của các vị chuyên gia, đại biểu, TS.Trần Du Lịch kết luận phiên thứ nhất Diễn đàn, cho rằng, trong tiêu chí về mũi nhọn có hai tiêu chí ngành, thứ nhất phải đóng góp ít nhất 10% GDP, thứ hai, ngành đó phải tạo lan toa cho ngành khác. Ngoài ra, kinh tế biển có vấn đề quan trọng, phải phát triển công nghiệp trong khu kinh tế. Lợi thế công nghiệp phải gắn liền với logistics.
Một đầu tư mang tính chiến lược, nếu Chính phủ có chỉ đạo xây dựng đường ven biển, hiện nay, chúng ta có 600km đường biển nhưng khai thác cho có chứ chưa khai thác kinh tế. Đây là chiến lược của phát triển kinh tế, an ninh và quốc phòng. Đề xuất Chính phủ đặt mục tiêu, cấp vốn mồi còn cơ chế gì thì từng địa phương bàn, nếu không có vốn mồi thì không làm được.
Cuối cùng, kiến nghị, chúng ta nói nhiều, 6 năm gắn mô hình ban điều phối nhưng danh không chính thì ngôn không thuận. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, đề nghị Bộ Nội vụ xem xét.
Tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa Lê Thanh Quang cùng các đại biểu đã quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ - Ảnh: Việt Tuấn.
Các đại biểu đã quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ - Ảnh: Việt Tuấn.
Sau giải lao, Diễn đàn chuyển sang phiên thảo luận về phát triển kinh tế tư nhân dưới sự điều hành của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc.
Phát triển kinh tế tư nhân chính là động lực phát triển kinh tế miền trung - ông Lộc nói.
Kết quả voting để khơi dậy nội lực của kinh tế tư nhân miền trung cho thấy 57% đại biểu chọn tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng.
23% chọn thu hút doanh nghệp tiên phong có năng lực dẫn dắt, khả năng lan toả.
Doanh nghiệp đầu đàn là cực kỳ quan trọng - TS.Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Chúng tôi rất ấn tượng về kết quả khảo sát, đây là chỉ dẫn rất quan trọng cho phần thảo luận này, ông Lộc nói.
“Cần có sự chuyển động mạnh mẽ hơn của lãnh đạo”
Phát biểu tại Diễn đàn, TS Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI, nhìn nhận duyên hải miền Trung là khúc ruột miền Trung, trong con mắt nhà đầu tư khi đầu tư họ phải lựa chọn nhiều yếu tố: chất lượng nhân lực, vị thế, địa thế, chất lượng điều hành. Duyên hải miền Trung theo đánh giá của ông Tuấn, là có môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho tư nhân phát triển.
Sử dụng dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số lượng doanh nghiệp trong khu vực tăng nhanh trong 10-15 năm qua. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp bình quân đầu người còn thấp, chỉ còn 35 doanh nghiệp trên 10.000 dân, thấp hơn so với ĐBSCL, Hà Nội.
Đóng góp của khu vực tư nhân vào ngân sách tăng nhanh, đứng thứ nhất của khu vực cho thấy doanh nghiệp tư nhân đang đóng vai trò quan trọng trong động lực phát triển khu vực.
Một yếu tố đóng góp và tăng trưởng là điều hành, PCI tăng dần theo từng năm, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam… là những tỉnh PCI cao, và được doanh nghiệp đánh giá là có chất lượng điều hành tốt. Đây là tín hiệu tích cực thể hiện nỗ lực trong điều hành.
Đi sâu hơn, các tỉnh miền trung đang tập trung vào lĩnh vực dễ gia nhập thị trường nhưng những lĩnh vực đóng vai trò dài hạn thì lại yếu hơn các địa phương khác.
Khi đánh giá về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từ chính quyền chưa tốt. Doanh nghiệp lớn đang hưởng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn. Chất lượng nguồn nhân lực rất hạn chế, có đến 81% dn đánh giá tuyển dụng giám đốc điều hành rất khó. với doanh nghiệp kỳ vọng vào thì đánh giá còn thấp hơn.
Điểm thứ 4 là sự mong manh của vùng về môi trường. Sự cố Formosa tác động rất lớn, nhiều tỉnh không ảnh hưởng trực tiếp, nhưng đây vẫn là vấn đề nhạy cảm. Nếu chọn du lịch làm đột phá thì phải có hành động về bảo vệ môi trường
“Về chính sách, tôi muốn dùng 2 chữ động, năng động hơn, hành động hơn. Trong khu vực không có nhiều lợi thế thì phải có sự chuyển động mạnh mẽ hơn của lãnh đạo”, ông Đậu Anh Tuấn nói.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Công ty Hương Điền:
Tôi phấn khởi vì Bộ Công Thương vừa đưa ra kế hoạch cắt một loạt điều kiện kinh doanh, đây là điểm đột phá. Thứ hai là phải làm thế nào để kinh tế miền Trung phát triển. Đề nghị các ngành các cấp, nhân viên trực tiếp làm việc với doanh nghiệp tư nhân nên thay đổi cách làm việc, thái độ với doanh nghiệp.
9 tỉnh duyên hải nói riêng và các tỉnh, cấp ngành rà soát lại các điều kiện cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
Chính phủ và 9 tính rà soát đánh giá lại tổng thể nguồn lực của các địa phương về nhân lực, con người, tài nguyên đất đai, chính sách phát triển để tư nhân là động lực phát triển.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Ngọc Thuỷ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Egroup kiến nghị, để kinh tế miền Trung phát triền cần phát triển nguồn nhân lực, bất kỳ quốc gia nào nhân lực vẫn là tài sản, đầu tư vào con người là đầu tư vào giáo dục.
Theo ông Thuỷ, nếu được lựa chọn yếu tố phát triển giáo dục thì ông đặt cược hai tiêu chí giáo dục tiếng anh và steam. Ví dụ, Hàn Quốc, nhiều phân kỳ phát triển chọn tiếng Anh như mũi nhọn, ban chỉ đạo của Hàn Quốc coi năng lực tiếng Anh là năng lực cốt lõi để gia nhập toàn cầu. Nhiều tâp đoàn ở Hàn Quốc phát triển như vũ bão và niêm yết lên sàn.
Giáo dục steam mở ra kỹ năng làm chủ trong thời đại phát triển hiện nay, giúp phát triển về tư duy nghệ thuật, phát triển về sáng tạo, mở ra kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo. Đây là hai tiêu chí quan trọng. Egroup hợp tác với nhiều tập đoàn thế giới như Hàn Quốc, Mỹ. Chúng tôi mang công nghệ giáo dục hàng đầu thế giới về Việt Nam, đặt cược vào giáo dục tiếng anh và giáo dục Steam.
Cũng theo ông Thuỷ, miền Trung nên xác định chiến lược trọng điểm, chọn ngành công nghiệp trọng điểm và phải ý chí mạnh để theo đuổi mục tiêu đó. Thaco đã thành công. Ngoài nội tại, thì miền Trung lựa chọn ô tô là ngành công nghiệp là quan trọng. Giáo dục, chúng tôi mong muốn là ngành mũi nhọn của miền Trung, chúng tối sẵn sàng đồng hành cùng miền Trung nhưng phải có cơ chế, chính sách.
Trong khi đó, đại diện Ngân hàng OCB nhìn nhận cơ hội cho phát triển cung ứng. Theo vị này, có ba lý do, thứ nhất, ngày nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối phó cơn bão từ ngành khác, lợi nhuận ngày càng giảm, các ngân hàng trên thế giới chuyển sang tài trợ, tập trung doanh nghiệp vừa và nhỏ. 350 tỷ USD doanh thu đang chờ đợi ngân hàng. Ở Việt Nam, tài trợ doanh nghiệp nhỏ đang được quan tâm. Ngân hàng Việt Nam đang đổ tiền rất nhiều.
Yếu tố thứ hai, định hình khu cung ứng, liên kết.
Vấn đề thứ ba, phát triển công nghệ, được sử dụng sâu vào giao thức, đặt hàng, thanh toán giữa các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp miền Trung đã làm quen, giao tiếp với người mua nước ngoài, không còn giao thức bằng giấy nữa, toàn bộ bằng giao diện số. Các nhà tài trợ dễ dàng cung cấp tín dụng.
“Chúng tôi đã thực hiện. Nên tận dụng cơ hội này, trước hết từ doanh nghiệp lớn nhìn nhận vai trò của nhà cung ứng và phân phối, họ cần hàng của mình và đi luôn vào phát triển bằng cách mở rộng với người ta. Chúng tôi cũng tin rằng cần có sự cố gắng của ngân hàng, các cấp chính quyền tạo hành lang thông thoáng. Cơ quan chính quyền miền Trung xây dựng dịch vụ công tận dụng quyền năng về dữ liệu đang có. Thông qua hệ thống dữ liệu, tao ra vốn cho các nhà đầu tư”, lãnh đạo OCB nói.
Ông Hà Giang, đại diện một doanh nghiệp đến từ Đà Nẵng cho rằng, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói không có chính quyền miền Trung nhưng liên kết vùng là quan trọng. Miền Trung có thể mạnh nhưng mạnh ai nấy làm. Nếu chúng ta không liên kết vùng thì dứt khoát không phát triển mạnh. Chúng ta tìm mọi cách để liên kết vùng, xây dựng động lực chung, phá rào cản nhưng phải có người đứng đầu. “Tôi đề nghị lãnh đạo Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo liên kết vùng ở miền Trung”, vị này thể hiện quan điểm.
Thứ hai, theo ông Giang, ta có lợi thế 500 km chiều dài đường biển, chúng ta có bước đột phá, nên có cảng biển sâu, sâu hơn Sinagpore, thuận lợi hơn mới lấy được nguồn hàng từ Châu Mỹ, châu Âu, châu Úc về châu Á. Nếu có được thì sẽ đột phá, thế mạnh về kinh tế. Các tỉnh đều có cảng biển, sẽ vận chuyển theo đường biển rất dễ, hàng hoá sẽ rẻ hơn thế giới.
Thứ ba, đề nghị khắc phục yếu kém về ngành công nghiệp miền Trung. Hậu phương công nghiệp kém phát triển nhất. Để khắc phục liên kết, Đà Nẵng không thiếu người tài chỉ có điều không được làm, lãnh đạo trung ương tạo điều kiện doanh nghiệp được nhận thầu các công trình lớn của nhà nước mà họ làm được. Nếu như để công trình lớn cho doanh nghiệp nước ngoài làm hết thì doanh nghiệp trong nước làm gì.
Đại diện FLC, ông Đặng Tất Thắng - Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC kỳ vọng về nghỉ dưỡng, sân golf. Du lịch là mũi nhọn của khu vực này, riêng vùng duyên hải miền Trung mới đầu tư hoàn thành xong tại Bình Định. Báo cáo hiệu quả khi đầu tư khu quần thể, quy mô lớn, FLC Bình Định vào hoạt động 2016, biến thành vùng “hót”, khách tăng 40%, đồng thời, dùng 4.000 lao động địa phương. FLC Quy Nhơn thu hút 335.000 khách du lịch. Tháng 1/2018 khai thác chuyến bay quốc tế đầu tiên đến Bình Định.
Ông Đặng Tất Thắng kiến nghị, thứ nhất, tỉnh còn lại miền Trung, rất quan tâm và muốn đầu tư, Chính phủ hỗ trợ tích cực hơn với doanh nghiệp lớn như FLC. Thủ tục xin làm sân gofl, không biết bao giờ có hành lang pháp lý quy hoạch và thủ tục đầu tư như thế nào, chúng tôi có 2-3 dự án và đang chờ. Hoàn toàn có thể phân quyền cho địa phương. Thủ tục làm sân gofl mất 1 năm thì không phù hợp tốc độ đầu tư của doanh nghiệp.
Thứ hai, liên kết vùng, đầu tư vào miền Trung có ưu đãi gì với Bắc Trung Bộ hay Nam Trung Bộ? Hành lang pháp lý giao đất cho doanh nghiệp khó khăn.
Thứ ba, mong muốn có sự đồng hành của chính quyền địa phương mà điển hình như Bình Đình. Chúng tôi muốn nhận lại như vậy của 8 tỉnh duyên hải miền Trung, Lãnh đạo Tập đoàn FLC nói.
Nhiều đại biểu còn đang ký nhưng đã hết thời gian, đề nghị đại biểu gửi văn bản để chuyển đến các vị lãnh đạo và công bố công khai - ông Vũ Tiến Lộc gói lại phiên thảo luận sau khi nghe khá nhiều ý kiến doanh nhân.
Theo Chủ tịch VCCI thì miền Trung có lợi thế quan trọng trong đó có biển, du lịch và còn đăng băn khoăn về sự thiếu động lực. Động lực của đoàn tàu kinh tế miền trung chắc chắn là kinh tế tư nhân. Về rào cản thì còn rất nhiều điều kiện kinh doanh cần cắt giảm, với miền trung thì lưu ý cả khởi nghiệp và doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa - ông Lộc nói.
Lưu ý tiếp theo của ông Lộc là miền trung đang thiếu những doanh nghiệp đầu đàn, nên sắp tới không có cách nào khác là phải tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ cho các doanh nghệp nhỏ nhưng cũng chăm chút cho các doanh nghiệp lớn. Liên kết của miền trung chinh là liên kết của cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền và Trung ương sẽ tạo môi trường cho sự liên kết đó.
VCCI đề nghị thành lập hội đồng doanh nghiệp miền trung, là cơ quan tư vấn cho hội đồng của chính quyền - ông Lộc cho biết thêm.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận hội nghị - Ảnh: Việt Tuấn.
Sát 12h, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc diễn đàn.
Ông nói đáng lý ban tổ chức diễn đàn có phát biểu tổng kết còn với trách nhiệm được phân công ông sẽ giải đáp tiếp thu kiến nghị cụ thể nhưng thời gian có hạn nên ông làm cả hai việc.
Ông cũng hoan nghênh những bình chọn được thực hiện và ông đều lựa chọn đa số, tức là sau diễn đàn đều tin miền Trung có đột phá. Tất nhiên còn hơn 1/3 chưa tin lắm.
Tôi cũng lựa chọn nên duy trì Diễn đàn hai năm một lần, thành diễn đàn thường niên của miền Trung, Thời báo Kinh tế Việt Nam tiếp tục triển khai nhiệm vụ này - Phó thủ tướng nói.
Điểm lại một vài con số, ông cho biết có khoảng 700 đại biểu tham dự diễn đàn, Thủ tướng đã gặp lãnh đạo vùng chiều 24/9, cấp Trung ương không thiếu đại diện của bộ ngành nào, tất cả bí thư tỉnh ủy và chủ tịch 10 tỉnh đều có mặt, đại biểu doanh nghiệp khoảng 600 người và có hơn 40.000 người theo dõi trực tuyến.
Ban tổ chức bình chọn câu nói ấn tượng nhất là miền Trung có rất nhiều thế mạnh nhưng mạnh nhất là manhh ai nấy làm, điều đó thôi thúc làm diễn đàn như thế này để sau này câu nói đó chỉ còn là hoài niệm - Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng nói sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến tại diễn đàn và sau đó có thông báo chính thức về diễn đàn, về những vấn đề Chính phủ ghi nhận, bao gồm ở cả cuộc họp chiều 24/9.
Nhận định của Phó thủ tướng là liên kết vùng và cát cứ đang là rào cản lớn của phát triển, dù từ diễn đàn lần 1 đến nay các tỉnh trong vùng có sự hỗ trợ của Trung ương có nhiều nỗ lực và kinh tế xã hội có nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng bình quân toàn vùng cao hơn cả nước, nếu xu thế này tiếp tục thì có thể rút ngắn khoảng cách giữa hai đầu đất nước.
Kết nối đã có nhưng kết nối chưa thực chất trong liên kết vùng, chưa thực sự có chất kết dính, phát triển dưới tiềm năng và mong đợi, GDP bình quân còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp còn lớn 17-18% nên thu nhập bình quân thấp và năng suất còn thấp. Chủ yếu tăng năng suất ở chuyển dịch chứ ở nội ngành còn khiêm tốn, Phó thủ tướng nói.
Ông Huệ cho rằng xuất khẩu cần hết sức lưu tâm khi vùng kinh tế trọng điểm miền trung chỉ đóng góp có 2%, trong khi vùng kinh tế trọng điểm hai đầu Bắc - Nam đều trên 30% và 40%.
Hạn chế tiếp theo là liên kết còn rời rạc và thiếu cơ chế thực hiện các cam kết. Để phát riển biền vững cần phân công và hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tỉnh trong vùng, trong đó có cảng biển, dịch vu, khu kinh tế, du lịch biển đảo gắn với lịch sử... Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Về kiến nghị của Diễn đàn và Ban điều phối về cơ chế điều phối vùng thì Chính phủ đã có văn bản xuất phát từ kiến nghị diễn đàn lần thứ nhất, đã nêu đến khái nhiệm hội đồng vùng, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.
Dứt khoát không có chính quyền cấp vùng đâu, Hiến pháp cũng không quy định và chưa có ai đặt vấn đề - ông Vương Đình Huệ khẳng định.
Nhấn mạnh nói đã nhiều đến lúc hành động thôi, ông Huệ yêu cầu các bộ chức năng kết hợp với ban điều phối vùng rà soát xem xét nội dung của 10 kiến nghị đã được nêu tại cuộc họp chiều 24/9.
Ông cũng đề nghị Ban điều phối vùng có báo cáo tổng hợp các kiến nghị dề xuất với Thủ tướng và Chính phủ, Văn phòng Chính phủ sẽ có thông báo ý kiến của Thủ tướng về các vấn đề này.
Phải có kết luận cụ thể chứ họp xong xuôi tất cả lại về thì không có ý nghĩa gì - ông Huệ nhấn mạnh.
Phó thủ tướng cũng cho biết có thể tổ chức hội nghị toàn quốc về liên kết vùng vào sang năm do Thủ tướng chủ trì, đây là vấn đề trọng điểm chính phủ hết sức quan tâm - ông Huệ nhấn mạnh.