Không truy thu Apple 15 tỷ USD, Ireland bị kiện
Apple được cho là đã hưởng lợi từ những thỏa thuận thuế hấp dẫn với Chính phủ Ireland
Ủy ban Châu Âu (EC) đã đưa Ireland ra tòa vì nước này không chịu truy thu thuế từ hãng công nghệ Mỹ Apple, hãng tin CNBC cho hay.
Năm ngoái, EC - cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu (EU) - yêu cầu Ireland truy thu 13 tỷ Euro, tương đương khoảng 15,28 tỷ USD, tiền thuế từ Apple. Yêu cầu này được đưa ra sau khi EC cho rằng Apple đã hưởng lợi từ những thỏa thuận thuế hấp dẫn với Chính phủ Ireland.
“Ireland phải truy thu 13 tỷ Euro tiền hỗ trợ bất hợp pháp từ Apple. Tuy nhiên, đã hơn một năm trôi qua kể từ khi EC đưa ra quyết định này, Ireland vẫn chưa thu hồi số tiền, thậm chí là một phần”, bà Margrethe Vestager, cao ủy EU về cạnh tranh, nói trong một tuyên bố ra ngày 4/10.
“Dĩ nhiên là chúng tôi hiểu việc truy thu thuế trong một số trường hợp nhất định có thể phức tạp hơn bình thường, và chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên cần có những bước tiến đầy đủ để thiếp lập lại sự cạnh tranh. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định đưa Ireland lên Tòa án EU vì không thực hiện quyết định của chúng tôi”, bà Vestager nói thêm.
Vào năm 2014, EU đã mở một cuộc điều tra nhằm vào các thỏa thuận thuế giữa Ireland và Apple. Năm ngoái, EC kết luận Ireland đã ra hai phán quyết thuế “khiến số tiền thuế mà Apple nộp ở Ireland được giảm mạnh một cách cố tình từ năm 1991”. EC cho rằng bằng cách dành cho Apple những ưu đãi mà các công ty khác không được hưởng, Ireland đã cản trở cạnh tranh.
Chính phủ Ireland ngay lập tức đã đáp trả đơn kiện của EC, nói rằng ngay từ đầu họ đã không đồng tình với đánh giá của ủy ban.
“Vô cùng đáng tiếc vì EC đã có hành động này, nhất là trong một vụ việc có số tiền thuế đòi hỏi phải truy thu quy mô lớn. Ireland đã có bước tiến quan trọng trong vấn đề phức tạp này và đã tiến gần tới chỗ thành lập một quỹ bảo chứng phù hợp với quy định của Hiến pháp Ireland và luật EU”, Chính phủ Ireland nói trong một tuyên bố.
Dublin cũng cho biết giữ liên lạc chặt chẽ với EC và Apple để giải quyết vụ việc.
Trước khi đi đến quyết định kiện Ireland, EU cũng đã yêu cầu công quốc Luxembourg truy thu 250 triệu Euro, tương đương 294 triệu USD, từ hãng bán lẻ trực tuyến Mỹ Amazon, cũng do cáo buộc có thỏa thuận thuế bất hợp pháp giữa hai bên.
Những năm gần đây, EU liên tục siết chặt quản lý hoạt động đóng thuế của các tập đoàn, công ty đa quốc gia có hoạt động tại châu lục này. Năm 2015, Hà Lan đã thu thêm được từ 20 đến 30 triệu Euro tiền thuế từ Starbucks. Luxembourg cũng thu được số tiền thuế tương tự từ hãng xe Fiat. Năm ngoái, tập đoàn năng lượng Pháp EDF đã phải nộp thêm 1,4 tỷ Euro tiền thuế.
Nhiều nước châu Âu như Ireland, Luxembourg, Hà Lan… luôn có tên trong danh sách những “thiên đường thuế” trên thế giới, nơi các công ty đa quốc gia được hưởng những mức thuế hấp dẫn.
Để tránh phải đóng thuế, các công ty lớn của Mỹ nhiều năm qua đã cất giấu tiền mặt ở những “thiên đường thuế” như vậy thay vì đưa về nước. Theo một báo cáo đầu năm nay của Capital Economics, các doanh nghiệp Mỹ đang giấu 2,6 nghìn tỷ USD ở nước ngoài, trong đó giấu nhiều nhất là những công ty như Apple, Pfizer, GE, IBM…
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cho rằng cắt giảm mạnh thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ từ mức 35% hiện nay sẽ là một cách để thu hút các công ty Mỹ chuyển tiền về nước. Kế hoạch cải tổ thuế mà Đảng Cộng hòa của ông Trump đưa ra mới đây đề xuất hạ thuế doanh nghiệp về 20%.
Năm ngoái, EC - cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu (EU) - yêu cầu Ireland truy thu 13 tỷ Euro, tương đương khoảng 15,28 tỷ USD, tiền thuế từ Apple. Yêu cầu này được đưa ra sau khi EC cho rằng Apple đã hưởng lợi từ những thỏa thuận thuế hấp dẫn với Chính phủ Ireland.
“Ireland phải truy thu 13 tỷ Euro tiền hỗ trợ bất hợp pháp từ Apple. Tuy nhiên, đã hơn một năm trôi qua kể từ khi EC đưa ra quyết định này, Ireland vẫn chưa thu hồi số tiền, thậm chí là một phần”, bà Margrethe Vestager, cao ủy EU về cạnh tranh, nói trong một tuyên bố ra ngày 4/10.
“Dĩ nhiên là chúng tôi hiểu việc truy thu thuế trong một số trường hợp nhất định có thể phức tạp hơn bình thường, và chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên cần có những bước tiến đầy đủ để thiếp lập lại sự cạnh tranh. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định đưa Ireland lên Tòa án EU vì không thực hiện quyết định của chúng tôi”, bà Vestager nói thêm.
Vào năm 2014, EU đã mở một cuộc điều tra nhằm vào các thỏa thuận thuế giữa Ireland và Apple. Năm ngoái, EC kết luận Ireland đã ra hai phán quyết thuế “khiến số tiền thuế mà Apple nộp ở Ireland được giảm mạnh một cách cố tình từ năm 1991”. EC cho rằng bằng cách dành cho Apple những ưu đãi mà các công ty khác không được hưởng, Ireland đã cản trở cạnh tranh.
Chính phủ Ireland ngay lập tức đã đáp trả đơn kiện của EC, nói rằng ngay từ đầu họ đã không đồng tình với đánh giá của ủy ban.
“Vô cùng đáng tiếc vì EC đã có hành động này, nhất là trong một vụ việc có số tiền thuế đòi hỏi phải truy thu quy mô lớn. Ireland đã có bước tiến quan trọng trong vấn đề phức tạp này và đã tiến gần tới chỗ thành lập một quỹ bảo chứng phù hợp với quy định của Hiến pháp Ireland và luật EU”, Chính phủ Ireland nói trong một tuyên bố.
Dublin cũng cho biết giữ liên lạc chặt chẽ với EC và Apple để giải quyết vụ việc.
Trước khi đi đến quyết định kiện Ireland, EU cũng đã yêu cầu công quốc Luxembourg truy thu 250 triệu Euro, tương đương 294 triệu USD, từ hãng bán lẻ trực tuyến Mỹ Amazon, cũng do cáo buộc có thỏa thuận thuế bất hợp pháp giữa hai bên.
Những năm gần đây, EU liên tục siết chặt quản lý hoạt động đóng thuế của các tập đoàn, công ty đa quốc gia có hoạt động tại châu lục này. Năm 2015, Hà Lan đã thu thêm được từ 20 đến 30 triệu Euro tiền thuế từ Starbucks. Luxembourg cũng thu được số tiền thuế tương tự từ hãng xe Fiat. Năm ngoái, tập đoàn năng lượng Pháp EDF đã phải nộp thêm 1,4 tỷ Euro tiền thuế.
Nhiều nước châu Âu như Ireland, Luxembourg, Hà Lan… luôn có tên trong danh sách những “thiên đường thuế” trên thế giới, nơi các công ty đa quốc gia được hưởng những mức thuế hấp dẫn.
Để tránh phải đóng thuế, các công ty lớn của Mỹ nhiều năm qua đã cất giấu tiền mặt ở những “thiên đường thuế” như vậy thay vì đưa về nước. Theo một báo cáo đầu năm nay của Capital Economics, các doanh nghiệp Mỹ đang giấu 2,6 nghìn tỷ USD ở nước ngoài, trong đó giấu nhiều nhất là những công ty như Apple, Pfizer, GE, IBM…
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cho rằng cắt giảm mạnh thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ từ mức 35% hiện nay sẽ là một cách để thu hút các công ty Mỹ chuyển tiền về nước. Kế hoạch cải tổ thuế mà Đảng Cộng hòa của ông Trump đưa ra mới đây đề xuất hạ thuế doanh nghiệp về 20%.