Khu vườn nhỏ ngay dưới gầm cầu thang
Góc nhỏ phía dưới gầm cầu thang có hình dạng góc xiên nên hạn chế về diện tích, nhưng nếu biết cách décor bạn sẽ có một khu vườn tiểu cảnh ấn tượng.
Cầu thang là phần quan trọng liên quan đến nhiều yếu tố cả về kiến trúc cũng như phong thủy trong một ngôi nhà. Cách thiết kế, bày trí gầm cầu thang rất đa dạng tùy thuộc vào vị trí, sở thích. Là khu vực kết nối giữa các không gian trong nhà nên cầu thang cũng cần được chăm chút tỉ mỉ. Đặc biệt, nhà phố có diện tích hạn hẹp thường thiết kế cầu thang nhỏ và dốc hơn so với những ngôi nhà có diện tích lớn. Với trường hợp này bạn có thể chọn những tiểu cảnh giúp không gian thông thoáng và rộng rãi hơn.Để có thể trồng cây trong tiểu cảnh, bạn nên tạo một gờ nhỏ bằng đá hoặc bằng những hàng rào thấp giả gỗ. Dưới gầm cầu thang thường thấp, vì vậy nên trồng những cây thấp để không chạm vào gầm thang. Cây dưới gầm thang thường là những cây chịu được ánh sáng yếu như đại phú gia, lan bạch chỉ, hồng môn, đỏ môn hay vạn niên thanh…
Bạn cũng có thể trang trí tiểu cảnh bằng những viên đá cuội hoặc sỏi nhỏ với màu trắng, xanh đan xen. Cây xanh trong tiểu cảnh dùng sỏi thường được trồng trong bình rồi lấp sỏi lên. Hiệu quả của cây xanh sẽ rất cao khi màu xanh mềm mại được mọc lên từ những đám sỏi khô cứng.Để xây dựng tiểu cảnh, bạn nên xây gờ ngăn cách bằng gạch, đá hay hàng rào thấp. Dưới gầm cầu thang thường thấp, vì vậy nên trồng những nhỏ và ưu bóng dâm. Cây vạn niên thanh, hồng môn, lan Nhật bản, dương xỉ… là những loại cây phù hợp không chỉ lá có nhiều màu sắc kiểu dáng mà còn sống tốt ở điều kiện trong nhà. Bạn nên thường xuyên cắt tỉa rau rửa lá cây để tránh bị bụi bẩm báo vào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí tiểu cảnh bằng những viên đá cuội, sỏi nhỏ hay các gốc cây gỗ liễu...
Nếu cầu thang thuộc loại thoáng (xương cá chẳng hạn) hoặc cầu thang ngoài trời thì yếu tố Dương quang (ánh sáng mặt trời) được bổ sung, hoàn toàn có thể làm được tiểu cảnh như vườn cây nhỏ hay hồ nước bên dưới.