Khung giá “đất vàng” Hà Nội chính thức tăng gấp đôi
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua bảng giá đất trên địa bàn áp dụng từ 1/1/2015
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua bảng giá đất năm 2015 trên cơ sở đệ trình của UBND thành phố.
Theo đó, mức giá đất ở cao nhất tại Hà Nội là 162 triệu đồng/m2, áp dụng tại phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ thuộc quận Hoàn Kiếm và thấp nhất là 480 nghìn đồng/m2, áp dụng tại khu vực nông thôn của một số huyện ngoại thành.
Như vậy, giá đất ở tại Hà Nội đã được điều chỉnh tăng gấp đôi, đạt mức trần so với khung do Chính phủ quy định. Bảng giá này được Hà Nội áp dụng từ 1/1/2015 đến 31/12/2019.
Đối với đất nông nghiệp, giữ nguyên như năm 2014, trong đó giá đất trồng lúa, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản có giá tối đa 162.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 36.000 đồng/m2; giá đất trồng cây lâu năm có giá tối đa là 189.600 đồng/m2, giá tối thiểu là 54.400 đồng/m2; giá đất rừng có giá tối đa là 60.000 đồng/m2, giá tối thiểu 30.000 đồng/m2; giá đất nông nghiệp tại các phường thuộc quận có giá tối đa là 252.000 đồng/m2, giá tối thiểu 162.000 đồng/m2; giá đất nông nghiệp khu vực giáp ranh có giá tối đa 162.000 đồng/m2, giá tối thiểu 135.000 đồng/m2.
Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, trừ thương mại, dịch vụ điều chỉnh tăng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại, dịch vụ so với năm 2014 tại các thị trấn của các huyện có giá tối thiểu từ 525.000 đồng/m2 lên 655.000 đồng/m2.
Điều chỉnh tăng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại, dịch vụ so với năm 2014 tại khu dân cư nông thôn có giá tối thiểu từ 280.000 đồng/m2 lên 315.000 đồng/m2...
Theo UBND thành phố, việc áp dụng bảng giá đất mới cho giai đoạn 5 năm, từ 1/1/2015 đến 31/12/2019 đáp ứng yêu cầu giảm dần sự chênh lệch với mặt bằng giá thị trường, góp phần thiết lập cơ chế chính sách đồng bộ trong quản lý đất đai, giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và người có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư.
Năm 2009, giá các loại đất trên địa bàn bằng mức giá tối đa của Chính phủ quy định. Từ năm 2010 đến nay, giá các loại đất trên địa bàn đã đạt và vượt khung giá tối đa của Chính phủ cho phép là 20%, song vẫn thấp hơn giá thị trường.
Riêng đối với các khu vực thuộc "đất vàng", mức giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường thường cao hơn từ 5 - 7 lần so với khung giá đất. Đơn cử như phố Hàng Ngang, Hàng Đào đang được giới đầu tư định giá và rao bán từ 500 - 600 triệu đồng/m2. Các tuyến phố chính khác có giá từ 150 - 200 triệu đồng/m2.
Theo đó, mức giá đất ở cao nhất tại Hà Nội là 162 triệu đồng/m2, áp dụng tại phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ thuộc quận Hoàn Kiếm và thấp nhất là 480 nghìn đồng/m2, áp dụng tại khu vực nông thôn của một số huyện ngoại thành.
Như vậy, giá đất ở tại Hà Nội đã được điều chỉnh tăng gấp đôi, đạt mức trần so với khung do Chính phủ quy định. Bảng giá này được Hà Nội áp dụng từ 1/1/2015 đến 31/12/2019.
Đối với đất nông nghiệp, giữ nguyên như năm 2014, trong đó giá đất trồng lúa, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản có giá tối đa 162.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 36.000 đồng/m2; giá đất trồng cây lâu năm có giá tối đa là 189.600 đồng/m2, giá tối thiểu là 54.400 đồng/m2; giá đất rừng có giá tối đa là 60.000 đồng/m2, giá tối thiểu 30.000 đồng/m2; giá đất nông nghiệp tại các phường thuộc quận có giá tối đa là 252.000 đồng/m2, giá tối thiểu 162.000 đồng/m2; giá đất nông nghiệp khu vực giáp ranh có giá tối đa 162.000 đồng/m2, giá tối thiểu 135.000 đồng/m2.
Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, trừ thương mại, dịch vụ điều chỉnh tăng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại, dịch vụ so với năm 2014 tại các thị trấn của các huyện có giá tối thiểu từ 525.000 đồng/m2 lên 655.000 đồng/m2.
Điều chỉnh tăng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại, dịch vụ so với năm 2014 tại khu dân cư nông thôn có giá tối thiểu từ 280.000 đồng/m2 lên 315.000 đồng/m2...
Theo UBND thành phố, việc áp dụng bảng giá đất mới cho giai đoạn 5 năm, từ 1/1/2015 đến 31/12/2019 đáp ứng yêu cầu giảm dần sự chênh lệch với mặt bằng giá thị trường, góp phần thiết lập cơ chế chính sách đồng bộ trong quản lý đất đai, giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và người có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư.
Năm 2009, giá các loại đất trên địa bàn bằng mức giá tối đa của Chính phủ quy định. Từ năm 2010 đến nay, giá các loại đất trên địa bàn đã đạt và vượt khung giá tối đa của Chính phủ cho phép là 20%, song vẫn thấp hơn giá thị trường.
Riêng đối với các khu vực thuộc "đất vàng", mức giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường thường cao hơn từ 5 - 7 lần so với khung giá đất. Đơn cử như phố Hàng Ngang, Hàng Đào đang được giới đầu tư định giá và rao bán từ 500 - 600 triệu đồng/m2. Các tuyến phố chính khác có giá từ 150 - 200 triệu đồng/m2.