Khủng hoảng tài chính lan rộng tại Nga
Khủng hoảng tài chính tại Nga đang ngày càng trầm trọng khi đồng Rúp mất giá mạnh và dự trữ ngoại hối sụt giảm theo
Khủng hoảng tài chính tại Nga đang ngày càng trầm trọng khi đồng Rúp mất giá mạnh và 2 tháng qua, chính phủ đã phải chi 57,5 tỷ USD giữ giá đồng tiền này.
Trong khi đó, nguy cơ thâm hụt ngân sách của Nga rất lớn và kinh tế khó khăn, bởi thời kỳ thịnh vượng nhờ giá dầu lửa cao đã chấm dứt.
Dự trữ ngoại hối sụt giảm
Trong phiên họp của Hạ viện Nga ngày 19/11, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Sergei Ignatyev công bố, nước này đã phải chi 57,5 tỷ USD từ dự trữ ngoại tệ quốc gia trong hai tháng 9 và 10 để hỗ trợ đồng Rúp khỏi mất giá trong thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
Trong khi đó, do những biến động về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nga đã giảm khoảng 97,6 tỷ USD trong 2 tháng qua.
Trước tình hình dự trữ ngoại tệ sụt giảm, ông Ignatyev cho biết Nga quyết định cắt giảm các khoản đầu tư mua trái phiếu của các công ty cho vay thế chấp đang khó khăn của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac trong 2 tháng (tính từ 1/11), từ 65,6 tỷ USD xuống còn 20,9 tỷ USD.
Trước đó, các quan chức Nga hồi tháng 7 tiết lộ nước này đã đầu tư khoảng 100 tỷ USD mua trái phiếu của các công ty Mỹ, một phần trong số này nằm trong tài sản của các công ty Fannie Mae và Freddie Mac.
Theo giới phân tích, tình trạng tài chính khó khăn nói trên của Nga có thể cản trở mục tiêu trở thành trung tâm tài chính quốc tế lớn của nước này. Tuần trước, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại "hội nghị bàn tròn" giữa các nhà công nghiệp từ Nga và EU, tại Pháp, đã tuyên bố: trước khi hết năm nay, các cơ quan chức năng Nga sẽ thông qua gói các đạo luật để thành lập ở nước này một trung tâm tài chính quốc tế cỡ lớn.
Theo Tổng thống Medvedev, có một yếu tố góp phần bình ổn thị trường trong cấu trúc tài chính mới của thế giới, đó là sự hiện diện của những trung tâm tài chính mới và những ngoại tệ mới của khu vực. Nga muốn phát triển đồng Rúp của mình thành đồng ngoại tệ mới như vậy.
Nền kinh tế Nga vốn ổn định và mạnh lên trong thời gian khá dài nhờ xuất khẩu dầu lửa được giá, nhưng hiện đứng trước nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và giá dầu thế giới giảm mạnh, chỉ còn hơn 50 USD/thùng - mức thấp nhất trong khoảng 2 năm qua.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga A. Kudrin vừa thừa nhận rằng, giá dầu giảm cũng có nghĩa là dự trữ tài chính của Nga có thể cạn kiệt trong năm tới.
Ông A. Dvokorvik, cố vấn kinh tế của Chính phủ Nga nhận định rằng, đồng Rúp Nga có thể sẽ mất giá hơn nữa. Theo giới phân tích, khi mức giá dầu trung bình thấp hơn 70 USD/thùng trong vòng vài tháng thì ngân sách của Nga sẽ thâm hụt ngay trong hai tháng đầu năm 2009 và buộc chính phủ nước này phải điều chỉnh chương trình phát triển kinh tế.
Giải pháp của Chính phủ Nga
Nga đang thực hiện các giải pháp nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng nghiêm trọng hiện nay.
Tổng thống Nga Medvedev hôm 18/11 khẳng định: không loại trừ rằng Nhà nước Nga có thể chi tổng cộng hơn 5 nghìn tỷ Rúp (khoảng 190 tỷ USD) góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến kinh tế Nga.
Ông nêu rõ chính phủ đã thông qua và đang thực hiện kế hoạch hành động bao trùm các hệ thống tài chính và ngân hàng, các ngành kinh tế then chốt cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tổng thống Nga kêu gọi các địa phương trong toàn Liên bang phải thông qua chương trình chống khủng hoảng của mình, lấy trọng tâm là công tác ngăn chặn nạn thất nghiệp, tạo việc làm mới và khuyến khích sản xuất.
Ông Medvedev đã yêu cầu thành lập hệ thống hỗ trợ xuất khẩu và đấu tranh giành các thị trường tiêu thụ quốc tế mới. Ông nhấn mạnh cần cân nhắc các nhân tố mà trong tương lai gần có thể tạo cho nước Nga khả năng cạnh tranh có kết quả với các tập đoàn lớn nhất của nước ngoài.
Ông cho biết Nhà nước sẽ buộc chính quyền các cấp cũng như các doanh nghiệp phải sử dụng đúng đắn và hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính. Thủ tướng V.Putin mới đây đã chỉ trích những ngân hàng không chuyển các khoản tín dụng do nhà nước cấp tới các ngân hàng và công ty đang gặp khó khăn.
Bất chấp những khó khăn tài chính, Nga vẫn khẳng định sẽ thực hiện tất cả các cam kết được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao G-20 vừa qua nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng thống Nga Medvedev nhấn mạnh đã từ lâu nước Nga chọn con đường liên kết sâu sắc với nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, cùng với các nước khác, Nga sẵn sàng góp phần hình thành hệ thống tài chính mới và đồng thời phong toả những quyết định sai lầm có thể được thông qua tại các nước khác. Nga cũng kêu gọi cải tổ Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), đồng thời cho rằng hệ thống tài chính toàn cầu cần minh bạch hơn và được quản lý tốt hơn.
Trong khi đó, nguy cơ thâm hụt ngân sách của Nga rất lớn và kinh tế khó khăn, bởi thời kỳ thịnh vượng nhờ giá dầu lửa cao đã chấm dứt.
Dự trữ ngoại hối sụt giảm
Trong phiên họp của Hạ viện Nga ngày 19/11, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Sergei Ignatyev công bố, nước này đã phải chi 57,5 tỷ USD từ dự trữ ngoại tệ quốc gia trong hai tháng 9 và 10 để hỗ trợ đồng Rúp khỏi mất giá trong thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
Trong khi đó, do những biến động về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nga đã giảm khoảng 97,6 tỷ USD trong 2 tháng qua.
Trước tình hình dự trữ ngoại tệ sụt giảm, ông Ignatyev cho biết Nga quyết định cắt giảm các khoản đầu tư mua trái phiếu của các công ty cho vay thế chấp đang khó khăn của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac trong 2 tháng (tính từ 1/11), từ 65,6 tỷ USD xuống còn 20,9 tỷ USD.
Trước đó, các quan chức Nga hồi tháng 7 tiết lộ nước này đã đầu tư khoảng 100 tỷ USD mua trái phiếu của các công ty Mỹ, một phần trong số này nằm trong tài sản của các công ty Fannie Mae và Freddie Mac.
Theo giới phân tích, tình trạng tài chính khó khăn nói trên của Nga có thể cản trở mục tiêu trở thành trung tâm tài chính quốc tế lớn của nước này. Tuần trước, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại "hội nghị bàn tròn" giữa các nhà công nghiệp từ Nga và EU, tại Pháp, đã tuyên bố: trước khi hết năm nay, các cơ quan chức năng Nga sẽ thông qua gói các đạo luật để thành lập ở nước này một trung tâm tài chính quốc tế cỡ lớn.
Theo Tổng thống Medvedev, có một yếu tố góp phần bình ổn thị trường trong cấu trúc tài chính mới của thế giới, đó là sự hiện diện của những trung tâm tài chính mới và những ngoại tệ mới của khu vực. Nga muốn phát triển đồng Rúp của mình thành đồng ngoại tệ mới như vậy.
Nền kinh tế Nga vốn ổn định và mạnh lên trong thời gian khá dài nhờ xuất khẩu dầu lửa được giá, nhưng hiện đứng trước nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và giá dầu thế giới giảm mạnh, chỉ còn hơn 50 USD/thùng - mức thấp nhất trong khoảng 2 năm qua.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga A. Kudrin vừa thừa nhận rằng, giá dầu giảm cũng có nghĩa là dự trữ tài chính của Nga có thể cạn kiệt trong năm tới.
Ông A. Dvokorvik, cố vấn kinh tế của Chính phủ Nga nhận định rằng, đồng Rúp Nga có thể sẽ mất giá hơn nữa. Theo giới phân tích, khi mức giá dầu trung bình thấp hơn 70 USD/thùng trong vòng vài tháng thì ngân sách của Nga sẽ thâm hụt ngay trong hai tháng đầu năm 2009 và buộc chính phủ nước này phải điều chỉnh chương trình phát triển kinh tế.
Giải pháp của Chính phủ Nga
Nga đang thực hiện các giải pháp nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng nghiêm trọng hiện nay.
Tổng thống Nga Medvedev hôm 18/11 khẳng định: không loại trừ rằng Nhà nước Nga có thể chi tổng cộng hơn 5 nghìn tỷ Rúp (khoảng 190 tỷ USD) góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến kinh tế Nga.
Ông nêu rõ chính phủ đã thông qua và đang thực hiện kế hoạch hành động bao trùm các hệ thống tài chính và ngân hàng, các ngành kinh tế then chốt cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tổng thống Nga kêu gọi các địa phương trong toàn Liên bang phải thông qua chương trình chống khủng hoảng của mình, lấy trọng tâm là công tác ngăn chặn nạn thất nghiệp, tạo việc làm mới và khuyến khích sản xuất.
Ông Medvedev đã yêu cầu thành lập hệ thống hỗ trợ xuất khẩu và đấu tranh giành các thị trường tiêu thụ quốc tế mới. Ông nhấn mạnh cần cân nhắc các nhân tố mà trong tương lai gần có thể tạo cho nước Nga khả năng cạnh tranh có kết quả với các tập đoàn lớn nhất của nước ngoài.
Ông cho biết Nhà nước sẽ buộc chính quyền các cấp cũng như các doanh nghiệp phải sử dụng đúng đắn và hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính. Thủ tướng V.Putin mới đây đã chỉ trích những ngân hàng không chuyển các khoản tín dụng do nhà nước cấp tới các ngân hàng và công ty đang gặp khó khăn.
Bất chấp những khó khăn tài chính, Nga vẫn khẳng định sẽ thực hiện tất cả các cam kết được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao G-20 vừa qua nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng thống Nga Medvedev nhấn mạnh đã từ lâu nước Nga chọn con đường liên kết sâu sắc với nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, cùng với các nước khác, Nga sẵn sàng góp phần hình thành hệ thống tài chính mới và đồng thời phong toả những quyết định sai lầm có thể được thông qua tại các nước khác. Nga cũng kêu gọi cải tổ Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), đồng thời cho rằng hệ thống tài chính toàn cầu cần minh bạch hơn và được quản lý tốt hơn.