Khủng hoảng việc làm đang lan rộng toàn cầu
Cùng với kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp đang gia tăng mạnh và lan rộng ở nhiều nước, dẫn đến những bất ổn xã hội
Cùng với kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp đang gia tăng mạnh và lan rộng ở nhiều nước, dẫn đến những bất ổn xã hội.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa cảnh báo, người dân trên thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu.
Trong bản báo cáo về lao động trên thế giới năm 2009 vừa công bố, ILO dự báo rằng, khủng hoảng kinh tế có thể làm tăng thêm 51 triệu người thất nghiệp và trong trường hợp tồi tệ nhất, trong năm 2009, toàn thế giới sẽ có tới 230 triệu người không có việc làm.
Kinh tế giảm sút, thất nghiệp gia tăng
Ông Joan Somavia, Tổng giám đốc ILO nhấn mạnh, dự báo trên của ILO là thực tế, hoàn toàn không phải suy đoán. Theo giới phân tích, những cảnh báo của ILO về tình trạng thất nghiệp là có cơ sở, trong bối cảnh Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tuần trước công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 xuống còn 0,5%, mức thấp nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ Hai.
IMF cũng dự báo những nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế lần lượt chỉ còn 6,7% và 5,3%. Trong khi đó, triển vọng của các nền kinh tế phát triển còn tồi tệ hơn, với việc kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng âm 1,6%, kinh tế khu vực đồng EUR tăng trưởng âm 2% và kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm 2,6% trong năm 2009.
Kinh tế đi xuống kéo theo các hoạt động kinh doanh của nhiều tập đoàn trì trệ. Nhiều công ty và hãng lớn trên thế giới đã phải công bố cắt giảm việc làm để tiết kiệm chi tiêu, khiến tỷ lệ thất nghiệp ở tất cả các nền kinh tế lớn đều tăng vọt.
Tại Mỹ, từ cuối năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 6,7%, mức cao nhất kể từ 15 năm gần đây và dự báo còn tăng mạnh trong năm 2009.
Tại Trung Quốc, kinh tế suy giảm đã khiến khoảng 20 triệu lao động nông thôn mất việc làm ở thành phố, cao hơn 3 lần so với dự báo của Cục Thống kê Quốc gia nước này.
Văn phòng thống kê quốc gia Anh (ONS) cũng vừa cho biết, trong 3 tháng tính tới tháng 11/2008, tỉ lệ thất nghiệp ở Anh đã tăng lên 6,1%, tương đương gần 2 triệu người và là mức cao nhất kể từ năm 1999. Riêng trong tháng 12/2008, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,6% so với 3,3% của tháng trước và là mức cao nhất kể từ giữa năm 2000.
Trong khi đó, ngay trong những tuần đầu năm mới 2009, các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới tiếp tục công bố cắt giảm nhân công với số lượng lớn.
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ Macy's ngày 2/2 thông báo sẽ cắt giảm 7.000 nhân công ( 4%).Tập đoàn doanh thương khổng lồ Metro của Đức cũng có kế hoạch từ nay đến năm 2012 sẽ cắt giảm 15.000 trong tổng số 300.000 nhân viên trên toàn thế giới.
Mất việc, người châu Âu liên tiếp biểu tình
Những cảnh báo của ILO về tình trạng thất nghiệp dẫn tới bất ổn xã hội đang trở thành hiện thực khi hàng loạt cuộc biểu tình lớn chống sử dụng lao động nhập cư và phản đối chính phủ điều hành kinh tế kém, đã nổ ra ở châu Âu mấy ngày qua.
Nước Pháp vừa phải chứng kiến “Ngày thứ 5 đen tối” vào hôm 29/1, khi hơn 2,5 triệu công nhân thuộc các ngành dịch vụ công cộng cùng hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên, người nghỉ hưu và cả người thất nghiệp đã tuần hành tại nhiều thành phố lớn của nước Pháp, yêu cầu Tổng thống Sarkozy từ chức do để đất nước rơi vào tình trạng khó khăn nhất trong 15 năm qua. Biểu tình đã làm gián đoạn các ngành dịch vụ công cộng, gây thiệt hại lớn cho kinh tế Pháp.
Tại Đức, ngày 3/2, hàng chục nghìn người làm việc trong khu vực dịch vụ công cộng cũng đã tiến hành tổng bãi công tại nhiều địa phương trên cả nước, khiến các hoạt động giao thông bị ngừng trệ và nhiều trường học phải đóng cửa.
Trong khi đó, tại Anh đang dấy lên làn sóng các cuộc biểu tình chính thức và không chính thức phản đối một số hãng thuê lao động nước ngoài đến Anh làm việc trong bối cảnh số người lao động Anh thất nghiệp ngày càng tăng. Các cuộc biểu tình phản đối đã gây gián đoạn hoạt động tại nhà máy điện hạt nhân ở một số nơi như Cumbria, Lancashire và Nottinghamshire.
Những người biểu tình dọa sẽ tiếp tục biểu tình phản đối hãng dầu Total đưa lao động nước ngoài đến Anh làm việc tại nhà máy lọc dầu Lindsey Oil Refinery ở Bắc Lincolnshire, bất chấp những lời cảnh báo của Chính phủ lo ngại vấn đề này sẽ dẫn đến nạn "bài ngoại" tại Anh.
Giới phân tích nhận định rằng, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục xấu đi như hiện nay, rất có thể làn sóng thất nghiệp sẽ tăng mạnh hơn mọi dự đoán. Và, chính phủ các nước cần sớm có giải pháp bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, tránh các cuộc biểu tình, bạo loạn gây thêm khó khăn cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa cảnh báo, người dân trên thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu.
Trong bản báo cáo về lao động trên thế giới năm 2009 vừa công bố, ILO dự báo rằng, khủng hoảng kinh tế có thể làm tăng thêm 51 triệu người thất nghiệp và trong trường hợp tồi tệ nhất, trong năm 2009, toàn thế giới sẽ có tới 230 triệu người không có việc làm.
Kinh tế giảm sút, thất nghiệp gia tăng
Ông Joan Somavia, Tổng giám đốc ILO nhấn mạnh, dự báo trên của ILO là thực tế, hoàn toàn không phải suy đoán. Theo giới phân tích, những cảnh báo của ILO về tình trạng thất nghiệp là có cơ sở, trong bối cảnh Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tuần trước công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 xuống còn 0,5%, mức thấp nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ Hai.
IMF cũng dự báo những nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế lần lượt chỉ còn 6,7% và 5,3%. Trong khi đó, triển vọng của các nền kinh tế phát triển còn tồi tệ hơn, với việc kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng âm 1,6%, kinh tế khu vực đồng EUR tăng trưởng âm 2% và kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm 2,6% trong năm 2009.
Kinh tế đi xuống kéo theo các hoạt động kinh doanh của nhiều tập đoàn trì trệ. Nhiều công ty và hãng lớn trên thế giới đã phải công bố cắt giảm việc làm để tiết kiệm chi tiêu, khiến tỷ lệ thất nghiệp ở tất cả các nền kinh tế lớn đều tăng vọt.
Tại Mỹ, từ cuối năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 6,7%, mức cao nhất kể từ 15 năm gần đây và dự báo còn tăng mạnh trong năm 2009.
Tại Trung Quốc, kinh tế suy giảm đã khiến khoảng 20 triệu lao động nông thôn mất việc làm ở thành phố, cao hơn 3 lần so với dự báo của Cục Thống kê Quốc gia nước này.
Văn phòng thống kê quốc gia Anh (ONS) cũng vừa cho biết, trong 3 tháng tính tới tháng 11/2008, tỉ lệ thất nghiệp ở Anh đã tăng lên 6,1%, tương đương gần 2 triệu người và là mức cao nhất kể từ năm 1999. Riêng trong tháng 12/2008, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,6% so với 3,3% của tháng trước và là mức cao nhất kể từ giữa năm 2000.
Trong khi đó, ngay trong những tuần đầu năm mới 2009, các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới tiếp tục công bố cắt giảm nhân công với số lượng lớn.
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ Macy's ngày 2/2 thông báo sẽ cắt giảm 7.000 nhân công ( 4%).Tập đoàn doanh thương khổng lồ Metro của Đức cũng có kế hoạch từ nay đến năm 2012 sẽ cắt giảm 15.000 trong tổng số 300.000 nhân viên trên toàn thế giới.
Mất việc, người châu Âu liên tiếp biểu tình
Những cảnh báo của ILO về tình trạng thất nghiệp dẫn tới bất ổn xã hội đang trở thành hiện thực khi hàng loạt cuộc biểu tình lớn chống sử dụng lao động nhập cư và phản đối chính phủ điều hành kinh tế kém, đã nổ ra ở châu Âu mấy ngày qua.
Nước Pháp vừa phải chứng kiến “Ngày thứ 5 đen tối” vào hôm 29/1, khi hơn 2,5 triệu công nhân thuộc các ngành dịch vụ công cộng cùng hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên, người nghỉ hưu và cả người thất nghiệp đã tuần hành tại nhiều thành phố lớn của nước Pháp, yêu cầu Tổng thống Sarkozy từ chức do để đất nước rơi vào tình trạng khó khăn nhất trong 15 năm qua. Biểu tình đã làm gián đoạn các ngành dịch vụ công cộng, gây thiệt hại lớn cho kinh tế Pháp.
Tại Đức, ngày 3/2, hàng chục nghìn người làm việc trong khu vực dịch vụ công cộng cũng đã tiến hành tổng bãi công tại nhiều địa phương trên cả nước, khiến các hoạt động giao thông bị ngừng trệ và nhiều trường học phải đóng cửa.
Trong khi đó, tại Anh đang dấy lên làn sóng các cuộc biểu tình chính thức và không chính thức phản đối một số hãng thuê lao động nước ngoài đến Anh làm việc trong bối cảnh số người lao động Anh thất nghiệp ngày càng tăng. Các cuộc biểu tình phản đối đã gây gián đoạn hoạt động tại nhà máy điện hạt nhân ở một số nơi như Cumbria, Lancashire và Nottinghamshire.
Những người biểu tình dọa sẽ tiếp tục biểu tình phản đối hãng dầu Total đưa lao động nước ngoài đến Anh làm việc tại nhà máy lọc dầu Lindsey Oil Refinery ở Bắc Lincolnshire, bất chấp những lời cảnh báo của Chính phủ lo ngại vấn đề này sẽ dẫn đến nạn "bài ngoại" tại Anh.
Giới phân tích nhận định rằng, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục xấu đi như hiện nay, rất có thể làn sóng thất nghiệp sẽ tăng mạnh hơn mọi dự đoán. Và, chính phủ các nước cần sớm có giải pháp bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, tránh các cuộc biểu tình, bạo loạn gây thêm khó khăn cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu.