Kịch trần lãi suất các kỳ hạn ngắn
Nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động VND lên tối đa ở các kỳ hạn ngắn
Sau hiện tượng một số ngân hàng thương mại áp lãi suất các kỳ hạn dài lên tới 8-8,38%/năm, diễn biến tại các kỳ hạn ngắn cũng đã có những biểu hiện kịch trần đáng chú ý.
Theo tập hợp của VnEconomy, tính đến cuối tuần qua, đã có 13 ngân hàng thương mại áp lãi suất huy động VND các kỳ hạn ngắn áp sát và kịch trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đây chủ yếu là các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ và tầm trung, hoặc một số thành viên đang gặp khó khăn trong hoạt động.
Như tại Ngân hàng Xây Dựng (CB), lãi suất huy động VND các kỳ hạn từ 1-5 tháng đã áp sát trần cho phép 5,5%/năm, với 5,4-5,45%/năm.
Tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), lãi suất huy động đã kịch trần 5,5%/năm tại kỳ hạn 5 tháng; các kỳ hạn từ 1-4 tháng mềm hơn với 4,9-5,2%/năm.
Trong khi đó, tại Ngân hàng Việt Á (VietABank), gửi từ 100 triệu đồng trở lên, khách hàng nhận được lãi suất 5,4%/năm ở tất cả các kỳ hạn ngắn từ 1-5 tháng; riêng ở sản phẩm “Tiết kiệm online” thì kịch trần lãi suất 5,5%/năm ở tất cả các kỳ hạn 1-5 tháng.
Dù chưa kịch trần, nhưng tại Ngân hàng Bắc Á (Bac A Bank), lãi suất cũng đã áp sát trần với 5,4%/năm ở các kỳ hạn 3,4 và 5 tháng.
Tại Ngân hàng Bảo Việt (Baoviet Bank), ở sản phẩm tiết kiệm EZ-Saving, lãi suất huy động đã kịch trần 5,5%/năm các kỳ hạn 3, 4 và 5 tháng; tại kỳ hạn 1 và 2 tháng cũng áp sát với 5,4% và 5,45%/năm.
Tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), lãi suất các kỳ hạn 3, 4 và 5 tháng đã kịch trần 5,5%/năm; kỳ hạn 1 và 2 tháng 5,4%/năm.
Tại Ngân hàng Nam Á (NamABank), lãi suất tiền gửi tiết kiệm trực tuyến cũng đã đồng loạt kịch trần 5,5%/năm tất cả các kỳ hạn từ 1-5 tháng.
Tương tự, trạng thái kịch trần lãi suất huy động VND cũng đã có tại nhiều thành viên khác như HDBank, NCB, Viet Capital Bank, OCB, Kienlong Bank…
Đáng chú ý, trong diễn biến trên cũng đã có sự tham gia của ngân hàng lớn là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lãi suất tại kỳ hạn 4 tháng đã áp sát 5,4%/năm, 5 tháng đã kịch trần 5,5%/năm; tiền gửi trực tuyến đã 5,5% các kỳ hạn 4 và 5 tháng.
Sacombank cũng là một điển hình cho thấy diễn biến lãi suất huy động VND đã tăng lên khá nhanh trong thời gian qua.
Cụ thể, tại thời điểm tháng 9/2015, lãi suất các kỳ hạn ngắn 1-5 tháng tại Sacombank chỉ 4,5-4,9%/năm, nhưng nay đã lên tới 5,4-5,5%/năm.
Tuy nhiên, ngoài Sacombank, hiện phần lớn các ngân hàng thương mại lớn, chiếm thị phần lớn vẫn chưa thực sự vào cuộc cạnh tranh thực sự ở “phân khúc” huy động các kỳ hạn ngắn này, khi lãi suất của họ vẫn phổ biến từ 4-5,2%/năm.
Ngày 29/10/2014, Ngân hàng Nhà nước quyết định hạ trần lãi suất tiền gửi VND mà các ngân hàng thương mại được phép áp dụng tại các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 6%/năm xuống 5,5%/năm. Đây cũng là lần điều chỉnh trần lãi suất huy động gần nhất cho đến nay.
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 12/2014 của Ngân hàng Nhà nước, với thực tế lãi suất huy động VND của các ngân hàng nói chung đã nằm sâu dưới mức trần cho phép, có câu hỏi đặt ra là đã đến lúc bỏ cơ chế trần lãi suất hay chưa.
Trả lời câu hỏi trên, khi đó bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, cân nhắc tổng thể các yếu tố vĩ mô, sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng trước khi có quyết định bỏ trần lãi suất hay không.
Theo tập hợp của VnEconomy, tính đến cuối tuần qua, đã có 13 ngân hàng thương mại áp lãi suất huy động VND các kỳ hạn ngắn áp sát và kịch trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đây chủ yếu là các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ và tầm trung, hoặc một số thành viên đang gặp khó khăn trong hoạt động.
Như tại Ngân hàng Xây Dựng (CB), lãi suất huy động VND các kỳ hạn từ 1-5 tháng đã áp sát trần cho phép 5,5%/năm, với 5,4-5,45%/năm.
Tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), lãi suất huy động đã kịch trần 5,5%/năm tại kỳ hạn 5 tháng; các kỳ hạn từ 1-4 tháng mềm hơn với 4,9-5,2%/năm.
Trong khi đó, tại Ngân hàng Việt Á (VietABank), gửi từ 100 triệu đồng trở lên, khách hàng nhận được lãi suất 5,4%/năm ở tất cả các kỳ hạn ngắn từ 1-5 tháng; riêng ở sản phẩm “Tiết kiệm online” thì kịch trần lãi suất 5,5%/năm ở tất cả các kỳ hạn 1-5 tháng.
Dù chưa kịch trần, nhưng tại Ngân hàng Bắc Á (Bac A Bank), lãi suất cũng đã áp sát trần với 5,4%/năm ở các kỳ hạn 3,4 và 5 tháng.
Tại Ngân hàng Bảo Việt (Baoviet Bank), ở sản phẩm tiết kiệm EZ-Saving, lãi suất huy động đã kịch trần 5,5%/năm các kỳ hạn 3, 4 và 5 tháng; tại kỳ hạn 1 và 2 tháng cũng áp sát với 5,4% và 5,45%/năm.
Tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), lãi suất các kỳ hạn 3, 4 và 5 tháng đã kịch trần 5,5%/năm; kỳ hạn 1 và 2 tháng 5,4%/năm.
Tại Ngân hàng Nam Á (NamABank), lãi suất tiền gửi tiết kiệm trực tuyến cũng đã đồng loạt kịch trần 5,5%/năm tất cả các kỳ hạn từ 1-5 tháng.
Tương tự, trạng thái kịch trần lãi suất huy động VND cũng đã có tại nhiều thành viên khác như HDBank, NCB, Viet Capital Bank, OCB, Kienlong Bank…
Đáng chú ý, trong diễn biến trên cũng đã có sự tham gia của ngân hàng lớn là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lãi suất tại kỳ hạn 4 tháng đã áp sát 5,4%/năm, 5 tháng đã kịch trần 5,5%/năm; tiền gửi trực tuyến đã 5,5% các kỳ hạn 4 và 5 tháng.
Sacombank cũng là một điển hình cho thấy diễn biến lãi suất huy động VND đã tăng lên khá nhanh trong thời gian qua.
Cụ thể, tại thời điểm tháng 9/2015, lãi suất các kỳ hạn ngắn 1-5 tháng tại Sacombank chỉ 4,5-4,9%/năm, nhưng nay đã lên tới 5,4-5,5%/năm.
Tuy nhiên, ngoài Sacombank, hiện phần lớn các ngân hàng thương mại lớn, chiếm thị phần lớn vẫn chưa thực sự vào cuộc cạnh tranh thực sự ở “phân khúc” huy động các kỳ hạn ngắn này, khi lãi suất của họ vẫn phổ biến từ 4-5,2%/năm.
Ngày 29/10/2014, Ngân hàng Nhà nước quyết định hạ trần lãi suất tiền gửi VND mà các ngân hàng thương mại được phép áp dụng tại các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 6%/năm xuống 5,5%/năm. Đây cũng là lần điều chỉnh trần lãi suất huy động gần nhất cho đến nay.
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 12/2014 của Ngân hàng Nhà nước, với thực tế lãi suất huy động VND của các ngân hàng nói chung đã nằm sâu dưới mức trần cho phép, có câu hỏi đặt ra là đã đến lúc bỏ cơ chế trần lãi suất hay chưa.
Trả lời câu hỏi trên, khi đó bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, cân nhắc tổng thể các yếu tố vĩ mô, sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng trước khi có quyết định bỏ trần lãi suất hay không.