Kiểm toán “bắt bệnh” nhiều tập đoàn, tổng công ty
Kiểm toán Nhà nước nêu hàng loạt sai phạm, khuyết điểm của các tập đoàn, tổng công ty
Hầu hết đều phải vay vốn ngân hàng, hệ số nợ phải trả cao, đầu tư vào bất động sản thất bại, phản ánh không đúng thu chi… là những hạn chế, sai sót của các tập đoàn, tổng công ty được Kiểm toán Nhà nước phát hiện ra trong năm 2015.
Tại buổi họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2015 của Kiểm toán Nhà nước sáng 26/8, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Kiểm toán Nhà nước) Đào Văn Dũng, cho biết, trong năm 2015, cơ quan nay đã kiểm toán việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước của 234 tập đoàn, tổng công ty.
Kết quả cho thấy, do ảnh hưởng của khó khăn chung nền kinh tế nên hiệu quả hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước được kiểm toán đều giảm sút.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu năm 2014 của nhiều doanh nghiệp giảm mạnh, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) giảm 10,45%, Vinaconex giảm 3,3%, Tổng công ty Lâm nghiệp giảm 3,5%..
Đáng chú ý, bên cạnh một số sai phạm về công tác tài chính, thu chi, thực hiện nghĩa vụ thuế…, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều tồn tại về quản lý nợ, quản lý tài sản của các tập đoàn, tổng công ty.
Cụ thể, nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ chưa chặt chẽ dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn như VNPT-Global 14,39 tỷ đồng, Công ty Bò sữa Tp.HCM 16,4 tỷ đồng (81% nợ phải thu), Hapro 376 tỷ đồng, Văn phòng Vinataba 86 tỷ…
Tại MobiFone, Kiểm toán Nhà nước còn phát hiện doanh nghiệp này chưa thực hiện đúng doanh thu, chi phí, trong đó MobiFone chưa thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến mại, về xác định và báo cáo giá thành, giá cước dịch vụ viễn thông.
Trong khi đó, Tổng công ty Dầu thuộc Petro Vietnam bị phát hiện kinh doanh xăng dầu không đúng quy định, áp dụng một số quy chuẩn định mức đã lạc hậu, không phù hợp…
Quá trình của Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ một số doanh nghiệp sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí vốn hoặc thua lỗ; mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định.
Một số tập đoàn, tổng công ty vẫn góp vốn đầu tư vào các đơn vị có tình trạng tài chính xấu, thua lỗ, giải thể.
Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước phát hiện hầu hết các tập đoàn, tổng công ty có hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản còn dự án chậm tiến độ (của Vinalines, Habeco, HUD, Tổng công ty Bến Thành…); một số dự án phải dừng triển khai, gây lãng phí vốn, trong đó Tập đoàn Than Khoáng sản (TKV) có 3 dự án, Petro Vietnam 4 dự án, Vinalines 1 dự án…
Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện cả Petro Vietnam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa mở tài khoản tại ngân hàng để theo dõi riêng Quỹ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định. Một số đơn vị khác chưa tuân thủ quy định về quản lý tiền lương.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện nhiều đơn vị chưa sử dụng hết diện tích đất đang quản lý, không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp. Cùng với đó là một số đơn vị không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất.
Với thực tế trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan yêu cầu các đơn vị thực hiện tăng thu 8.565,6 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước 8.287 tỷ và các khoản giảm chi 5.562 tỷ; các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm 2.238 tỷ; các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua ngân sách 3.363 tỷ.
Cùng với đó là kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm nêu trên.
Tại buổi họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2015 của Kiểm toán Nhà nước sáng 26/8, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Kiểm toán Nhà nước) Đào Văn Dũng, cho biết, trong năm 2015, cơ quan nay đã kiểm toán việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước của 234 tập đoàn, tổng công ty.
Kết quả cho thấy, do ảnh hưởng của khó khăn chung nền kinh tế nên hiệu quả hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước được kiểm toán đều giảm sút.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu năm 2014 của nhiều doanh nghiệp giảm mạnh, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) giảm 10,45%, Vinaconex giảm 3,3%, Tổng công ty Lâm nghiệp giảm 3,5%..
Đáng chú ý, bên cạnh một số sai phạm về công tác tài chính, thu chi, thực hiện nghĩa vụ thuế…, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều tồn tại về quản lý nợ, quản lý tài sản của các tập đoàn, tổng công ty.
Cụ thể, nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ chưa chặt chẽ dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn như VNPT-Global 14,39 tỷ đồng, Công ty Bò sữa Tp.HCM 16,4 tỷ đồng (81% nợ phải thu), Hapro 376 tỷ đồng, Văn phòng Vinataba 86 tỷ…
Tại MobiFone, Kiểm toán Nhà nước còn phát hiện doanh nghiệp này chưa thực hiện đúng doanh thu, chi phí, trong đó MobiFone chưa thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến mại, về xác định và báo cáo giá thành, giá cước dịch vụ viễn thông.
Trong khi đó, Tổng công ty Dầu thuộc Petro Vietnam bị phát hiện kinh doanh xăng dầu không đúng quy định, áp dụng một số quy chuẩn định mức đã lạc hậu, không phù hợp…
Quá trình của Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ một số doanh nghiệp sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí vốn hoặc thua lỗ; mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định.
Một số tập đoàn, tổng công ty vẫn góp vốn đầu tư vào các đơn vị có tình trạng tài chính xấu, thua lỗ, giải thể.
Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước phát hiện hầu hết các tập đoàn, tổng công ty có hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản còn dự án chậm tiến độ (của Vinalines, Habeco, HUD, Tổng công ty Bến Thành…); một số dự án phải dừng triển khai, gây lãng phí vốn, trong đó Tập đoàn Than Khoáng sản (TKV) có 3 dự án, Petro Vietnam 4 dự án, Vinalines 1 dự án…
Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện cả Petro Vietnam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa mở tài khoản tại ngân hàng để theo dõi riêng Quỹ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định. Một số đơn vị khác chưa tuân thủ quy định về quản lý tiền lương.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện nhiều đơn vị chưa sử dụng hết diện tích đất đang quản lý, không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp. Cùng với đó là một số đơn vị không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất.
Với thực tế trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan yêu cầu các đơn vị thực hiện tăng thu 8.565,6 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước 8.287 tỷ và các khoản giảm chi 5.562 tỷ; các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm 2.238 tỷ; các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua ngân sách 3.363 tỷ.
Cùng với đó là kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm nêu trên.