Kiểm toán Nhà nước sẽ ưu tiên chống tội phạm kinh tế
Những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao sẽ được tăng cường kiểm toán
Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm thông qua hoạt động kiểm toán năm 2014, Kiểm toán Nhà nước cho biết chưa phát hiện tham nhũng trong ngành.
Kết quả phối hợp với cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền xử lý các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng thể hiện các con số khá ít ỏi.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2014, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển một hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện qua hoạt động kiểm toán (từ kết quả kiểm toán năm 2014) sang cơ quan điều tra.
Đó là đề nghị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng tại Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện.
Cùng thời gian này Kiểm toán Nhà nước cũng tiếp nhận kết quả điều tra một vụ việc (do cơ quan này chuyển năm 2012) từ Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an).
Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra nhận xét đủ căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty lương thực Thanh Nghệ Tĩnh và 3 công ty khác. Đã khởi tố 4 bị can và chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An để tiến hành khởi tố điều tra theo thẩm quyền.
Tại báo cáo, Kiểm toán Nhà nước cũng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ kiểm toán năm 2015, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm kinh tế, tham nhũng, với nhiều nội dung.
Như, tăng cường kiểm toán những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như: tín dụng ngân hàng, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư công, quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.
Đây cũng là những lĩnh vực được Ủy ban Tư pháp Quốc hội nhấn mạnh là tình hình tham nhũng còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp.
Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết sẽ đẩy mạnh kiểm toán hoạt động theo các chuyên đề độc lập, thiết thực, nổi cộm được Quốc hội, Chính phủ và dư luận xã hội quan tâm.
Bên cạnh nâng dần tỷ lệ thực hiện kiến nghị xử lý tài chính qua từng năm, cơ quan kiểm toán cũng xác định chủ động cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ kết quả, bằng chứng kiểm toán cho các cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra, viện kiểm sát xem xét, xử lý khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Đồng thời cần dựng văn bản pháp lý quy định trách nhiệm phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước với cơ quan điều tra, thanh tra, viện kiểm sát để thực hiện.
Chú trọng kết quả thực hiện kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm phát hiện qua kiểm toán cũng là phương hướng được Kiểm toán Nhà nước xác định trong 2015.
Kết quả phối hợp với cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền xử lý các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng thể hiện các con số khá ít ỏi.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2014, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển một hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện qua hoạt động kiểm toán (từ kết quả kiểm toán năm 2014) sang cơ quan điều tra.
Đó là đề nghị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng tại Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện.
Cùng thời gian này Kiểm toán Nhà nước cũng tiếp nhận kết quả điều tra một vụ việc (do cơ quan này chuyển năm 2012) từ Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an).
Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra nhận xét đủ căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty lương thực Thanh Nghệ Tĩnh và 3 công ty khác. Đã khởi tố 4 bị can và chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An để tiến hành khởi tố điều tra theo thẩm quyền.
Tại báo cáo, Kiểm toán Nhà nước cũng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ kiểm toán năm 2015, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm kinh tế, tham nhũng, với nhiều nội dung.
Như, tăng cường kiểm toán những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như: tín dụng ngân hàng, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư công, quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.
Đây cũng là những lĩnh vực được Ủy ban Tư pháp Quốc hội nhấn mạnh là tình hình tham nhũng còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp.
Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết sẽ đẩy mạnh kiểm toán hoạt động theo các chuyên đề độc lập, thiết thực, nổi cộm được Quốc hội, Chính phủ và dư luận xã hội quan tâm.
Bên cạnh nâng dần tỷ lệ thực hiện kiến nghị xử lý tài chính qua từng năm, cơ quan kiểm toán cũng xác định chủ động cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ kết quả, bằng chứng kiểm toán cho các cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra, viện kiểm sát xem xét, xử lý khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Đồng thời cần dựng văn bản pháp lý quy định trách nhiệm phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước với cơ quan điều tra, thanh tra, viện kiểm sát để thực hiện.
Chú trọng kết quả thực hiện kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm phát hiện qua kiểm toán cũng là phương hướng được Kiểm toán Nhà nước xác định trong 2015.