Kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến, cổ phiếu PCG sắp bị hủy niêm yết
HNX cho biết cổ phiếu này có nguy cơ bị hủy bỏ niêm yết do bên kiểm toán từ chối đưa ý kiến đối với báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024 của Công ty.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc cổ phiếu PCG của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Gas Đô thị (mã PCG-HNX) có khả năng bị hủy bỏ niêm yết
Cụ thể: HNX cho biết cổ phiếu này có nguy cơ bị hủy bỏ niêm yết do bên kiểm toán từ chối đưa ý kiến đối với BCTC hợp nhất năm 2024 của Công ty.
HNX đề nghị công ty có văn bản giải trình về vấn đề trên trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo 12/5/2025.
Theo báo cáo được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán VACO, nguyên nhân từ chối ý kiến là do đến thời điểm phát hành Báo cáo kiểm toán này, bên kiểm toán chưa thu thập được đầy đủ Thư xác nhận độc lập cho các khoản tiền gửi ngân hàng (bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn), Phải thu về cho vay, Phải thu khác (cụ thể các khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên), các khoản Vay và nợ thuê tài chính, Chi phí phải trả, Phải thu khách hàng, Trả trước cho người bán, Phải trả người bán và Người mua trả tiền trước với số tiền lần lượt là khoảng 12,7 tỷ đồng; 12,5 tỷ đồng; 9,7 tỷ đồng; 18,6 tỷ đồng; 7,2 tỷ đồng; 32,2 tỷ đồng, 8,2 tỷ đồng, 15,5 tỷ đồng và 3,4 tỷ đồng. Bên kiểm toán cũng không thể thực hiện được thủ tục kiểm toán thay thế nào khác để đảm bảo tính hiện hữu của các khoản công nợ nêu trên.
Do đó, bên kiểm toán không thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh đối với số dư các khoản mục tương ứng trên báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty hay không.
Bên cạnh đó, bên kiểm toán không được tham gia chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho, Tài sản cố định hữu hình và các công trình xây dựng cơ bản dở dang của Công ty mẹ tại thời điểm ngày 31/12/2024, bên kiểm toán cũng không thể thực hiện được thủ tục kiêm toán thay thế nào khác để đàm bào tính hiện hữu, đầy đủ của các khoản mục này.
Do đó, bên kiểm toán không thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh đối với giá trị các khoản mục Hàng tồn kho, Tài sản cố định hữu hình và Chi phí Xây dựng cơ bản dở dang trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty hay không.
Từ ngày 25/10/2024 (ngày của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần thay đổi lần thứ 23) đến ngày 25/3/2025 (ngày của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần thay đổi lần thứ 24), tại Công ty xảy ra các tranh chấp quyền điều hành hoạt động doanh nghiệp giữa các cổ đông dẫn đến ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ, bên kiểm toán không thể đánh giá được tính hợp pháp, tuân thủ pháp luật cũng như tính đầy đủ của các giao dịch pbát sinh trong giai đoạn từ ngày 25/10/2024 đến ngày 31/12/2024, theo đó bên kiểm toán cũng không thể đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này đến các số liệu trên Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty.
Bên cạnh đó, bên kiểm toán cũng không xác định được tính đầy đủ của các giao dịch có thể phát sinh và các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra do ảnh hưởng của vấn đề tranh chấp nêu trên.
Trong năm 2024, Công ty phát sinh một số giao dịch bằng tiền với cổ đông là ông Zhu ZhiLin (đồng thời là người đại diện của pháp luật cùa Công ty tại thời điểm phát sinh giao dịch) với giá trị khoáng 3,5 tỷ đồng.
Bên kiểm toán cũng không thu thập được đầy đủ các bằng chứng để xác định liệu các giao dịch trên có vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến việc công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay cho các cổ đông hay không.
Cũng tại BCTC này, công ty có khoản cho vay và lãi dự thu Công ty CTNHH Đầu tư Việt Tú (Bên liên quan của Công ty) với số tiền lần lượt khoáng 24,3 tỷ đồng và 6,2 tỷ đồng; khoản cho vay và lãi dự thu Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý Hoàng Phúc với số tiền lần lượt khoảng 4 tỷ đồng và 414 triệu đồng; khoản cho vay và lãi dự thu Công ty TNHH Chuyền phát nhanh & Dịch vụ KCO Việt Nam với số tiền lần lượt khoảng 3 tỷ đồng và 294 triệu đồng; khoản cho vay và lãi dự thu Công ty TNHH Thương mại Vận tài Song Khê với số tiền lần lượt khoảng 1 tỷ đồng và 76 triệu đồng; khoản cho vay và lãi dự thu Công ty cổ phần Quản lý Đầu tư Everyoung với số tiền lần lượt khoáng 1 tỷ đồng và 11 triệu đồng; khoản cho vay và lãi dự thu Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khấu Cát Á với số tiền lần lượt khoảng 3,5 tỷ đồng và 199 triệu đồng.
Đáng chú ý, các khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo, trong đó khoản cho vay Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý Hoàng Phúc, khoản cho vay Công ty TNHH Chuyển phát nhanh & Dịch vụ KCO Việt Nam và khoản cho vay Công ty TNim Thương mại Vận tải Song Khê đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng. Bên kiểm toán không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán cần thiết đế đánh giá khả năng thu hồi của khoản cho vay và lãi dự thu này, theo đó bên kiểm toán cũng không thể xác định được dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập cũng như ảnh hướng của vấn để này đến các khoản mục có liên quan trên báo cáo tài chính họp nhất của Công ty.
Tại ngày 31/12/2024, công ty chưa đánh giá khả năng thu hồi và trích lập dự phòng đối với một số khoản trả trước cho người bán, công nợ tạm ứng tồn đọng lâu ngày và phài thu khác khó thu hồi với giá trị lần lượt khoảng 567 triệu đồng, 9,9 tỷ đồng và 2 tỷ đồng và nếu công ty trích lập đầy đủ dự phòng phải thu khó đòi theo các quy định hiện hành thì trên Bảng cân đối kế toán riêng khoản mục dự phòng phải thu ngán hạn khó đòi sẽ tăng lên, đồng thời trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ tăng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm với số tiền khoảng 12,6 tỷ đồng.
Cũng tại ngày 31/12/2024, công ty chưa thực hiện xác định giá trị thuần có thể thực hiện được đối với một số nguyên vật liệu tồn kho với giá trị ghi sổ khoảng 8,1 tỷ đồng, hàng hóa kinh doanh với giá trị ghi số khoảng 850 triệu đồng, hàng hóa bất động sản với giá trị ghi sổ khoảng 1,1 tỷ đồng và một số công trình do Công ty thi công với giá trị ghi sổ khoảng 991 triệu đồng. Do đó, bên kiểm toán cũng không thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp về vấn đề này.
Theo đó, Bên kiểm toán không thể xác định được dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập cũng như ảnh hưởng của vấn đề này đến các khoản mục có liên quan trên báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty.
Trong năm, công ty chưa ghi nhận nghĩa vụ phải trả về phạt chậm thanh toán phát sinh từ khoản vay của Công ty tại Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Tập đoàn ENN của Trung Quốc với số tiền nợ gốc đã quá hạn đang ghi sổ kế toán là 18,6 tỷ đồng và nếu công ty ghi nhận khoán phạt chậm trả theo điều khoản quy định trong hợp đồng thì trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất khoản mục chi phí phải trả sẽ tăng khoảng 4 tỷ đồng (bao gồm tiền phạt năm 2023 là 1,1 tỷ đồng và tiền phạt năm 2024 là 2,9 tỷ đồng), đồng thời trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất khoản mục chi phí tài chính sẽ tăng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm khoảng 2,9 tỷ đồng.
Đến thời điểm phát hành Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán đính kèm, bên kiểm toán không thực hiện được các thủ tục kiểm tra, soát xét cần thiết đối với Báo cáo tài chính Công ty liên kết của Công ty. Theo đó, chúng tôi không thể xác định được ảnh hưởng của các điều chỉnh đã được thực hiện liên quan đến việc Công ty đánh giá khoản đầu tư vào Công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sỡ hữu.
Cũng tại thời điểm lập báo cáo tài chính họp nhất, Công ty chưa thực hiện loại trừ đầy đủ một số khoản công nợ nội bộ giữa Công ty mẹ và các công ty con và nếu thực hiện loại trừ đầy đủ các khoàn công nợ này thì các chi tiêu phải thu khác và trả khác trên báo cáo tài chính hợp nhất sẽ cùng giảm đi với giá trị khoảng 3 tỷ đồng.
Hiện HNX duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu này do công ty chậm nộp BCTC riêng và hợp nhất năm 2024 đã được kiểm toán quá 15 ngày so với quy định. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán là con số âm.