Kiểm tra chặt chất lượng hàng hoá, không can thiệp quá sâu vào doanh nghiệp
Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nếu được thực hiện tốt sẽ cho phép ngăn chặn hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng đến tay người tiêu dùng, đồng nghĩa với bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính...
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có ý kiến gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về việc đóng góp cho dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường thay thế Thông tư số 26/2012TT-BKHCN và Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN.
THIẾU VẮNG QUY ĐỊNH LƯU THÔNG HÀNG HOÁ ONLINE
Theo VCCI, trong khi kiểm tra nhà nước đối với hàng hoá lưu thông ở phương thức truyền thống còn nhiều thách thức, thì ở môi trường thương mại điện tử thậm chí còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Do đó, để thực thi có hiệu quả các quy định về kiểm tra hàng hoá lưu thông trên các trang thương mại điện tử, đồng thời không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp VCCI cần cân nhắc một số điểm.
Cụ thể, về thẩm quyền ban hành: Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định tại Điều 32. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá” quy định Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trong lĩnh vực “thương mại điện tử”, chứ không phải Bộ Khoa học và Công nghệ.
Do đó, đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại, trường hợp không đúng thẩm quyền thì bỏ các nội dung về kiểm tra nhà nước hàng hoá trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ra khỏi Dự thảo thông tư. Ngoài ra, về nội dung các quy định còn chung chung, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu làm rõ.
Trên thực tế, hàng hoá được giao dịch qua các sàn thương mại điện tử thường là hàng hoá đã được bao gói đầy đủ, bao gồm cả các biện pháp chống sốc, chống va chạm.
Khi kiểm tra các sản phẩm này sẽ phải mở các bao gói, tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động kiểm tra làm ảnh hưởng đến sản phẩm thì trách nhiệm khắc phục hay bao gói lại chưa được quy định cụ thể. Phản ánh của doanh nghiệp cho thấy đây là bất cập mà chưa có hướng giải quyết do thiếu vắng quy định của pháp luật.
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 45 phát hành ngày 07-11-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam