11:40 29/04/2021

Kiểm tra thực tế từng lô hàng đá vôi xuất khẩu

Xuất hiện tình trạng đánh tráo đá vôi thành đá xây dựng thông thường để giảm thuế xuất khẩu

Theo quy định của Luật Khoáng sản, đá vôi có hàm lượng CaCO3 từ 85% trở lên không phải là vật liệu xây dựng thông thường
Theo quy định của Luật Khoáng sản, đá vôi có hàm lượng CaCO3 từ 85% trở lên không phải là vật liệu xây dựng thông thường

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương thực hiện kiểm tra thực tế đối với tất cả lô hàng xuất khẩu đá vôi, đá xây dựng thông thường có kích thước cỡ hạt từ 100 mm trở xuống.

Sở dĩ Tổng cục Hải quan có chỉ đạo quyết liệt này là bởi thời gian qua cơ quan này nhận được nhiều phản ánh về tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu đá có dấu hiệu gian dối trong khai báo hàng hóa xuất khẩu.

Cụ thể, nếu là các loại đá xây dựng có nguồn gốc từ đá vôi và chỉ phải nộp thuế xuất khẩu là 15%. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại nhiều lô hàng thì mặt hàng đá xuất khẩu này là đá vôi (có hàm lượng CaCO3 > 85%) và thuế suất thuế xuất khẩu phải nộp là 17%.

 

Cụ thể, nếu là các loại đá xây dựng có nguồn gốc từ đá vôi và chỉ phải nộp thuế xuất khẩu là 15%. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại nhiều lô hàng thì mặt hàng đá xuất khẩu này là đá vôi (có hàm lượng CaCO3 > 85%) và thuế suất thuế xuất khẩu phải nộp là 17%.

Trước tình trạng đó, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị Hải quan địa phương về việc phân loại mặt hàng đá để phân biệt khi kiểm tra hàng hoá xuất khẩu.

Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các Cục hải quan địa phương tiến hành rà soát phân loại mặt hàng xuất khẩu là đá vôi, đá chứa canxi và rà soát các tờ khai xuất khẩu cũng như hồ sơ xuất khẩu đối với mặt hàng khai báo là đá vôi, đá chứa canxi, đá xây dựng để thực hiện phân loại và áp dụng mức thuế đúng quy định.

Tuy nhiên, sau khi Tổng cục Hải quan hướng dẫn phân loại mặt hàng đá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã phản ứng cho rằng việc áp dụng pháp luật trong phân loại đá của ngành Hải quan là chưa đầy đủ, gây khó cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngay khi doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đá phản ứng Tổng cục Hải quan đã làm việc cùng với Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) và Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ)… Kết luận cuối cùng của các cơ quan chuyên môn, quản lý Nhà nước cho thấy việc phân loại đá theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan là đúng với quy định tại Luật Khoáng sản.

Từ căn cứ đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn quan Hải quan thực hiện thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra thực tế đối với tất cả lô hàng xuất khẩu đá vôi, đá xây dựng thông thường có kích thước cỡ hạt dưới 100 mm. Việc này nhằm đảm bảo mặt hàng đá vôi xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật về khoáng sản.

Hải quan các địa phương khi kiểm tra hải quan phải tiến hành lấy mẫu đá trước sự giám sát, chứng kiến của các bên và gửi cơ quan Kiểm định Hải quan phân tích. Việc giám định này được áp dụng đối với các lô hàng xuất khẩu đá vôi, đá xây dựng thông thường có kích thước cỡ hạt từ 100 mm trở xuống và không khai hàm lượng CaCO3 hoặc có khai hàm lượng CaCO3 nhưng dưới 85%.

Nếu kết quả giám định lô hàng đá vôi xuất khẩu có hàm lượng CaCO3 dưới 85% thì báo cáo Tổng cục Hải quan để có ý kiến chỉ đạo trước khi thực hiện thông quan hàng hóa.

Trường hợp lượng đá vôi có hàm lượng CaCO3 từ 85% trở lên phải chuyển cho Đội Kiểm soát hải quan tiến hành điều tra, xác minh làm rõ nguồn gốc để đảm bảo lô hàng xuất khẩu đúng quy định pháp luật. 

 

Theo quy định của Luật Khoáng sản, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan thì đá vôi có hàm lượng CaCO3 từ 85% trở lên không phải là vật liệu xây dựng thông thường và việc cấp giấy phép khai thác thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường