Kiến nghị có gói kích cầu thứ hai
Ngày 11/8, Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia đã họp để nghe các thành viên góp ý một số chính sách về điều hành kinh tế vĩ mô
Ngày 11/8, Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia đã họp để nghe các thành viên góp ý một số chính sách về điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô thời kỳ sau suy giảm.
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân - thành viên hội đồng, nhiều thành viên đã kiến nghị cần có gói kích cầu thứ hai triển khai ngay sau khi kết thúc gói kích cầu bù lãi suất vào cuối năm 2009. Với gói kích cầu này, mức hỗ trợ lãi suất có thể ít hơn, đối tượng hẹp hơn nhưng cần thiết phải làm để có bước chuyển tiếp.
Trường hợp gói kích cầu thứ nhất không triển khai hết thì có thể duy trì qua năm 2010. Đồng thời tiếp tục giãn thời hạn nộp thuế để giúp doanh nghiệp có điều kiện phát triển.
Các chuyên gia cũng nêu ý kiến việc triển khai gói kích cầu là đúng hướng, giúp nền kinh tế ra khỏi suy giảm, vì vậy không nên có bất kỳ điều chỉnh nào trong việc thực hiện các chính sách kích cầu đã triển khai để tránh gây xáo trộn.
Các chuyên gia dùng hình ảnh, doanh nghiệp vừa mới ra khỏi “phòng cấp cứu”, vẫn còn trong “bệnh viện”, vì vậy cần có thêm chính sách hỗ trợ để đảm bảo doanh nghiệp trụ vững, kinh tế tăng trưởng đạt chỉ tiêu.
Cũng theo ông Ngân, liên quan đến vấn đề chính sách tiền tệ, nhiều thành viên của hội đồng đề nghị không thay đổi lãi suất cơ bản; về tăng trưởng tín dụng nên linh hoạt, nếu kinh tế tăng trưởng tốt thì tăng tín dụng xoay quanh 30%, không nên cố định ở mức 25-27%.
Về tỉ giá, trên cơ sở cân đối vĩ mô, các ý kiến đều cho rằng không có cơ sở để phá giá VND. Gần đây ngân hàng mua được nhiều USD hơn, trong đó có của những nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài bán ra để lấy vốn đầu tư.
Các báo cáo và ý kiến của chuyên gia cùng nhận định khả năng tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 5%. Các ý kiến cho thấy lạm phát không phải là vấn đề đáng lo. Năm 2009 lạm phát có thể chỉ khoảng 7%, năm 2010 dự báo chỉ dưới 10%. Bội chi ngân sách năm 2009 dưới 7%.
T.TU (Tuổi Trẻ)
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân - thành viên hội đồng, nhiều thành viên đã kiến nghị cần có gói kích cầu thứ hai triển khai ngay sau khi kết thúc gói kích cầu bù lãi suất vào cuối năm 2009. Với gói kích cầu này, mức hỗ trợ lãi suất có thể ít hơn, đối tượng hẹp hơn nhưng cần thiết phải làm để có bước chuyển tiếp.
Trường hợp gói kích cầu thứ nhất không triển khai hết thì có thể duy trì qua năm 2010. Đồng thời tiếp tục giãn thời hạn nộp thuế để giúp doanh nghiệp có điều kiện phát triển.
Các chuyên gia cũng nêu ý kiến việc triển khai gói kích cầu là đúng hướng, giúp nền kinh tế ra khỏi suy giảm, vì vậy không nên có bất kỳ điều chỉnh nào trong việc thực hiện các chính sách kích cầu đã triển khai để tránh gây xáo trộn.
Các chuyên gia dùng hình ảnh, doanh nghiệp vừa mới ra khỏi “phòng cấp cứu”, vẫn còn trong “bệnh viện”, vì vậy cần có thêm chính sách hỗ trợ để đảm bảo doanh nghiệp trụ vững, kinh tế tăng trưởng đạt chỉ tiêu.
Cũng theo ông Ngân, liên quan đến vấn đề chính sách tiền tệ, nhiều thành viên của hội đồng đề nghị không thay đổi lãi suất cơ bản; về tăng trưởng tín dụng nên linh hoạt, nếu kinh tế tăng trưởng tốt thì tăng tín dụng xoay quanh 30%, không nên cố định ở mức 25-27%.
Về tỉ giá, trên cơ sở cân đối vĩ mô, các ý kiến đều cho rằng không có cơ sở để phá giá VND. Gần đây ngân hàng mua được nhiều USD hơn, trong đó có của những nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài bán ra để lấy vốn đầu tư.
Các báo cáo và ý kiến của chuyên gia cùng nhận định khả năng tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 5%. Các ý kiến cho thấy lạm phát không phải là vấn đề đáng lo. Năm 2009 lạm phát có thể chỉ khoảng 7%, năm 2010 dự báo chỉ dưới 10%. Bội chi ngân sách năm 2009 dưới 7%.
T.TU (Tuổi Trẻ)