Kiến nghị xử lý vụ thép “bẩn” ở Đà Nẵng
Đoàn kiểm tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị thu hồi toàn bộ 808 tấn sắt thép của Công ty Cổ phần Thép Thành Lợi
Ngày 19/9/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đoàn công tác của Bộ do Thứ trưởng Trần Hồng Hà làm việc tại Đà Nẵng đã kiến nghị về việc xử lý lô hàng sắt thép phế liệu nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thép Thành Lợi.
Theo đó, đoàn kiểm tra đã kiến nghị thu hồi toàn bộ 808 tấn sắt thép tại điểm tiêu huỷ và buộc tái xuất 1.000 tấn sắt, theo hợp đồng mà Công ty đã ký.
Trước đó, ngày 16 và 17/9, Đoàn công tác của Cục Bảo vệ môi trường và Cục Cảnh sát môi trường đã có buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng và kiểm tra địa điểm tiêu hủy tạp chất của lô hàng trên.
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, Luật quy định đã rất chặt chẽ và rõ ràng, thành phố Đà Nẵng cũng đã có kết luận rõ ràng, doanh nghiệp đã thừa nhận về những sai phạm đó.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có hai văn bản đề nghị thành phố xử lý nghiêm theo pháp luật. Đối với việc nhập khẩu những mặt hàng vi phạm, nếu xử lý không nghiêm minh, không công bằng sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác.
Chính vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra quan điểm khi thực hiện hợp đồng tiêu hủy thì phải chấm dứt giá trị tài sản và đưa vào công quỹ để đầu tư, hoặc giải quyết về môi trường.
Theo đó, đoàn kiểm tra đã kiến nghị thu hồi toàn bộ 808 tấn sắt thép tại điểm tiêu huỷ và buộc tái xuất 1.000 tấn sắt, theo hợp đồng mà Công ty đã ký.
Trước đó, ngày 16 và 17/9, Đoàn công tác của Cục Bảo vệ môi trường và Cục Cảnh sát môi trường đã có buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng và kiểm tra địa điểm tiêu hủy tạp chất của lô hàng trên.
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, Luật quy định đã rất chặt chẽ và rõ ràng, thành phố Đà Nẵng cũng đã có kết luận rõ ràng, doanh nghiệp đã thừa nhận về những sai phạm đó.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có hai văn bản đề nghị thành phố xử lý nghiêm theo pháp luật. Đối với việc nhập khẩu những mặt hàng vi phạm, nếu xử lý không nghiêm minh, không công bằng sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác.
Chính vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra quan điểm khi thực hiện hợp đồng tiêu hủy thì phải chấm dứt giá trị tài sản và đưa vào công quỹ để đầu tư, hoặc giải quyết về môi trường.