Kim Jong Un cử đặc phái viên tới Nga
Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Bình Nhưỡng với đồng minh truyền thống là Bắc Kinh giảm bớt nồng ấm
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa cử một đặc phái viên tới Nga nhằm tăng cường quan hệ với Chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin trong bối cảnh quan hệ giữa Bình Nhưỡng với đồng minh truyền thống là Bắc Kinh giảm bớt nồng ấm.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời hãng thống tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho hay, ông Choe Ryong Hae, Thư ký Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên hôm qua (17/11) đã lên một chiếc máy bay đặc biệt rời Bình Nhưỡng lên đường sang Nga. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, ông Choe sẽ tới thăm Moscow như một phần trong chuyến thăm Nga kéo dài tới ngày 24/11.
Ông Choe được xem là một nhân vật thân cận của ông Kim Jong Un. Năm ngoái, ông này đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh nhằm xoa dịu căng thẳng sau vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Tiên. Tháng trước, cũng chính ông Choe đã tới thăm Hàn Quốc trong đoàn đại biểu cấp cao của Bình Nhưỡng.
Chưa rõ liệu ông Choe có gặp Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm lần này hay không.
“Triều Tiên sẽ ưu tiên hàng đầu việc sắp xếp một cuộc gặp cấp cao với Nga thông qua chuyến thăm này”, nhà phân tích cấp cao Cheong Seong Chang thuộc Viện nghiên cứu Sejong, Hàn Quốc, nhận xét. “Một cuộc gặp cấp cao sẽ giúp Bình Nhưỡng giảm cảm giác bị cô lập ngoại giao và có ảnh hưởng lớn hơn trên bán đảo Triều Tiên”.
Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 12/2011, ông Kim Jong Un chưa từng gặp gỡ một nguyên thủ quốc gia nào. Trong khi đó, hồi tháng 7 năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - dù chưa tới Bình Nhưỡng kể từ khi lên cầm quyền - đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Trung Quốc “bỏ qua” Triều Tiên trước khi thăm Hàn Quốc.
“Có vẻ Triều Tiên đang tích cực thực hiện các hoạt động ngoại giao khi mà quốc tế tăng cường hợp tác xung quanh vấn đề hạt nhân và nhân quyền ở nước này”, phát ngôn viên Lim Byeong Cheol thuộc Bộ Thống nhất trong Chính phủ Hàn Quốc nhận xét.
Cha của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, nhà cố lãnh đạo Kim Jong Il lúc còn sống đã tới thăm Nga và gặp Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev vào tháng 8/2001. Cuộc gặp này diễn ra vài tháng trước khi ông Kim Jong Il qua đời vì một cơn đau tim. Ông Kim Jong Il cũng từng gặp ông Putin trong một chuyến thăm vào năm 2002.
Bình Nhưỡng và Moscow đã đàm phán nhiều năm về một dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga đi qua Triều Tiên. Tháng 9 năm ngoái, Nga hoàn thành một tuyến đường sắt dài 54 km nối giữa vùng Khasan ở miền Đông Nam của nước này và khu vực cảng Rason của Triều Tiên. Năm 2012, Nga nhất trí xóa 90% số nợ 11 tỷ USD mà Triều Tiên vay của nước này từ thời Liên Xô cũ.
Nga cũng là một trong các quốc gia tham gia cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Các nước khác tham gia chương trình đàm phán này có Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Cuộc đàm phán cuối cùng của chương trình diễn ra vào cuối năm 2008.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời hãng thống tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho hay, ông Choe Ryong Hae, Thư ký Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên hôm qua (17/11) đã lên một chiếc máy bay đặc biệt rời Bình Nhưỡng lên đường sang Nga. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, ông Choe sẽ tới thăm Moscow như một phần trong chuyến thăm Nga kéo dài tới ngày 24/11.
Ông Choe được xem là một nhân vật thân cận của ông Kim Jong Un. Năm ngoái, ông này đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh nhằm xoa dịu căng thẳng sau vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Tiên. Tháng trước, cũng chính ông Choe đã tới thăm Hàn Quốc trong đoàn đại biểu cấp cao của Bình Nhưỡng.
Chưa rõ liệu ông Choe có gặp Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm lần này hay không.
“Triều Tiên sẽ ưu tiên hàng đầu việc sắp xếp một cuộc gặp cấp cao với Nga thông qua chuyến thăm này”, nhà phân tích cấp cao Cheong Seong Chang thuộc Viện nghiên cứu Sejong, Hàn Quốc, nhận xét. “Một cuộc gặp cấp cao sẽ giúp Bình Nhưỡng giảm cảm giác bị cô lập ngoại giao và có ảnh hưởng lớn hơn trên bán đảo Triều Tiên”.
Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 12/2011, ông Kim Jong Un chưa từng gặp gỡ một nguyên thủ quốc gia nào. Trong khi đó, hồi tháng 7 năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - dù chưa tới Bình Nhưỡng kể từ khi lên cầm quyền - đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Trung Quốc “bỏ qua” Triều Tiên trước khi thăm Hàn Quốc.
“Có vẻ Triều Tiên đang tích cực thực hiện các hoạt động ngoại giao khi mà quốc tế tăng cường hợp tác xung quanh vấn đề hạt nhân và nhân quyền ở nước này”, phát ngôn viên Lim Byeong Cheol thuộc Bộ Thống nhất trong Chính phủ Hàn Quốc nhận xét.
Cha của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, nhà cố lãnh đạo Kim Jong Il lúc còn sống đã tới thăm Nga và gặp Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev vào tháng 8/2001. Cuộc gặp này diễn ra vài tháng trước khi ông Kim Jong Il qua đời vì một cơn đau tim. Ông Kim Jong Il cũng từng gặp ông Putin trong một chuyến thăm vào năm 2002.
Bình Nhưỡng và Moscow đã đàm phán nhiều năm về một dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga đi qua Triều Tiên. Tháng 9 năm ngoái, Nga hoàn thành một tuyến đường sắt dài 54 km nối giữa vùng Khasan ở miền Đông Nam của nước này và khu vực cảng Rason của Triều Tiên. Năm 2012, Nga nhất trí xóa 90% số nợ 11 tỷ USD mà Triều Tiên vay của nước này từ thời Liên Xô cũ.
Nga cũng là một trong các quốc gia tham gia cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Các nước khác tham gia chương trình đàm phán này có Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Cuộc đàm phán cuối cùng của chương trình diễn ra vào cuối năm 2008.