Kinh doanh vàng trên tài khoản: Không quản được thì… “không khuyến khích”?
Nhiều chuyên gia cho rằng không nên giữ tư duy cũ đối với hoạt động quản lý kinh doanh vàng trên tài khoản
Thông tư quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước do Ngân hàng Nhà nước soạn thảo đang được lấy ý kiến rộng rãi.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, dù đã sang “phiên bản” thứ 10 nhưng dự thảo thông tư này cũng chưa thể là bản cuối nếu như những người soạn thảo vẫn giữ tư duy “không quản lý được thì… cấm”.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước dường như đã quá “ôm đồm” khi đưa ra dự thảo thông tư quy định về kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước. Bởi lẽ, hoạt động của sàn giao dịch vàng liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của các ngành khác nhau như: giao dịch vàng vật chất thuộc quản lý của Bộ Công Thương; về tài khoản, ký quỹ, tín dụng… thuộc chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước; về đăng ký kinh doanh, liên doanh, liên kết thuộc quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Vì vậy, hiệp hội đề nghị “nên có thông tư liên tịch giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.
Ngoài ra, Vụ Pháp luật Dân sự, Kinh tế (Bộ Tư pháp) cũng cho ra rằng việc Ngân hàng Nhà nước hạn chế đối tượng chỉ ngân hàng thương mại được phép cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước là vi phạm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp khác không phải là tổ chức tín dụng.
Về vấn đề này, Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ các “bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp không được quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh” (khoản 5 Điều 7) và “trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó” (khoản 2 Điều 3).
Còn Luật Các tổ chức tín dụng, trong nội dung về vấn đề kinh doanh vàng (Điều 71) lại quy định: tổ chức tín dụng được kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Từ đó, cơ quan này cho rằng việc đặt ra giới hạn chủ thể nào mới được phép cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước cần phải phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa nội dung này theo hướng “mở rộng hơn nữa các đối tượng được phép thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản, phù hợp với các quy định của pháp luật về kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”.
Cũng theo dự thảo thông tư thì chỉ các ngân hàng thương mại mới được cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước và không được phép thành lập công ty con, công ty liên kết hoặc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác để cung ứng dịch vụ mua bán vàng trên tài khoản trong nước.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng thì quy định này không phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại và việc tổ chức vận hành sàn giao dịch vàng không thể thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Hơn nữa, nếu có sự tham gia, liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh vàng thì ngân hàng thương mại có thêm tiềm năng, kinh nghiệm quản lý sàn giao dịch vàng, góp phần tăng thêm khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, làm cho thị trường vàng phát triển lành mạnh, đảm bảo được lợi ích của nhà đầu tư cũng như của thệ thống ngân hàng thương mại, doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Đặc biệt, hiện nay, cả nước có gần 20 trung tâm giao dịch vàng đang hoạt động, với khoảng 20.000 tài khoản giao dịch vàng được mở. Nhiều sàn vàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, nhưng không phải do ngân hàng lập ra hoặc góp cổ phần chi phối. Nếu thông tư trên được ban hành, thì nhiều sàn giao dịch vàng sẽ bị đóng cửa hoặc phải tìm hướng đi khác, do không đủ điều kiện. Điều này cũng cần được tính đến khi ban hành thông tư.
Bên cạnh đó, Vụ Pháp luật Dân sự, Kinh tế nhấn mạnh rằng, Nhà nước không thể bằng các biện pháp hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
Vì thế, việc xác nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện này cũng không có giá trị pháp lý mà chỉ phát sinh thêm thủ tục xin - cho không cần thiết. Vụ cũng khuyến nghị, thay vì việc cấp giấy xác nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước Ngân hàng Nhà nước cần quy định rõ những gì mà doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại cần làm để được thực hiện hoạt động cung ứng này.
Ngoài ra, dự thảo còn có khá nhiều quy định được cho là chưa phù hợp và can thiệp quá sâu và quá chi tiết không cần thiết vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên thực tế, việc ban hành các văn bản pháp luật cần bảo đảm yếu tố tạo ra hành lang cho các hoạt động kinh doanh sản xuất, giúp chúng vận hành một cách tích cực, ổn định, mang lại lợi ích cho nền kinh tế nói riêng, xã hội nói chung chứ không thể không quản lý được thì… “không khuyến khích” như tinh thần công văn số 6067/NHNN-QLNH của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, dù đã sang “phiên bản” thứ 10 nhưng dự thảo thông tư này cũng chưa thể là bản cuối nếu như những người soạn thảo vẫn giữ tư duy “không quản lý được thì… cấm”.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước dường như đã quá “ôm đồm” khi đưa ra dự thảo thông tư quy định về kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước. Bởi lẽ, hoạt động của sàn giao dịch vàng liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của các ngành khác nhau như: giao dịch vàng vật chất thuộc quản lý của Bộ Công Thương; về tài khoản, ký quỹ, tín dụng… thuộc chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước; về đăng ký kinh doanh, liên doanh, liên kết thuộc quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Vì vậy, hiệp hội đề nghị “nên có thông tư liên tịch giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.
Ngoài ra, Vụ Pháp luật Dân sự, Kinh tế (Bộ Tư pháp) cũng cho ra rằng việc Ngân hàng Nhà nước hạn chế đối tượng chỉ ngân hàng thương mại được phép cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước là vi phạm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp khác không phải là tổ chức tín dụng.
Về vấn đề này, Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ các “bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp không được quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh” (khoản 5 Điều 7) và “trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó” (khoản 2 Điều 3).
Còn Luật Các tổ chức tín dụng, trong nội dung về vấn đề kinh doanh vàng (Điều 71) lại quy định: tổ chức tín dụng được kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Từ đó, cơ quan này cho rằng việc đặt ra giới hạn chủ thể nào mới được phép cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước cần phải phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa nội dung này theo hướng “mở rộng hơn nữa các đối tượng được phép thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản, phù hợp với các quy định của pháp luật về kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”.
Cũng theo dự thảo thông tư thì chỉ các ngân hàng thương mại mới được cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước và không được phép thành lập công ty con, công ty liên kết hoặc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác để cung ứng dịch vụ mua bán vàng trên tài khoản trong nước.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng thì quy định này không phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại và việc tổ chức vận hành sàn giao dịch vàng không thể thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Hơn nữa, nếu có sự tham gia, liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh vàng thì ngân hàng thương mại có thêm tiềm năng, kinh nghiệm quản lý sàn giao dịch vàng, góp phần tăng thêm khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, làm cho thị trường vàng phát triển lành mạnh, đảm bảo được lợi ích của nhà đầu tư cũng như của thệ thống ngân hàng thương mại, doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Đặc biệt, hiện nay, cả nước có gần 20 trung tâm giao dịch vàng đang hoạt động, với khoảng 20.000 tài khoản giao dịch vàng được mở. Nhiều sàn vàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, nhưng không phải do ngân hàng lập ra hoặc góp cổ phần chi phối. Nếu thông tư trên được ban hành, thì nhiều sàn giao dịch vàng sẽ bị đóng cửa hoặc phải tìm hướng đi khác, do không đủ điều kiện. Điều này cũng cần được tính đến khi ban hành thông tư.
Bên cạnh đó, Vụ Pháp luật Dân sự, Kinh tế nhấn mạnh rằng, Nhà nước không thể bằng các biện pháp hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
Vì thế, việc xác nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện này cũng không có giá trị pháp lý mà chỉ phát sinh thêm thủ tục xin - cho không cần thiết. Vụ cũng khuyến nghị, thay vì việc cấp giấy xác nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước Ngân hàng Nhà nước cần quy định rõ những gì mà doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại cần làm để được thực hiện hoạt động cung ứng này.
Ngoài ra, dự thảo còn có khá nhiều quy định được cho là chưa phù hợp và can thiệp quá sâu và quá chi tiết không cần thiết vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên thực tế, việc ban hành các văn bản pháp luật cần bảo đảm yếu tố tạo ra hành lang cho các hoạt động kinh doanh sản xuất, giúp chúng vận hành một cách tích cực, ổn định, mang lại lợi ích cho nền kinh tế nói riêng, xã hội nói chung chứ không thể không quản lý được thì… “không khuyến khích” như tinh thần công văn số 6067/NHNN-QLNH của Ngân hàng Nhà nước.