Kinh doanh xăng dầu: “Không ai chịu bảo hiểm giá cho Việt Nam”
Hỏi chuyện ông Đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro)
Hỏi chuyện ông Đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro).
Tại sao các đầu mối nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam vẫn không mặn mà với việc tham gia thị trường giao sau, nhằm tránh rủi ro biến động giá?
Thực tế ở Việt Nam giá xăng dầu bán lẻ do Nhà nước quy định. Quy mô các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam, kể cả Petrolimex cũng chưa đủ sức để tham gia thị trường giao sau.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chọn lựa đi mua các hợp đồng giao sau xăng dầu (oil and energy futures). Ví dụ, vào thời điểm này doanh nghiệp ký hợp đồng mua xăng với giá Fix (cố định) 15.000 đồng/lít trong vòng 6 tháng. Nếu 6 tháng sau, giá xăng có giá là 20.000 đồng/lít, doanh nghiệp chỉ trả 15.000 đồng/lít. Doanh nghiệp sẽ có lời và góp phần bình ổn giá xăng trong nước. Tuy nhiên, giá xăng sẽ giảm xuống 10.000 đồng/lít trong 6 tháng tới, doanh nghiệp buộc phải chịu lỗ 5.000 đồng/lít.
Do cơ chế, hiện mặt hàng xăng dầu vẫn do các doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu. Nếu sử dụng nghiệp vụ thị trường giao sau để mua xăng dầu, lời thì không ai khen, nhưng lỗ làm thất thoát tiền của Nhà nước thì... “chết”!
Thế thì tại sao không mua hàng có bảo hiểm về giá, khi giá lên công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm và doanh nghiệp tránh được rủi ro?
Những công ty nước ngoài chỉ chấp nhận bảo hiểm giá xăng dầu cho Việt Nam khi nào Việt Nam có một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh.
Ví dụ, doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu về tính hết mọi chi phí, giá xăng bán ra là 14.000 đồng/lít mới có lời. Nhưng do yêu cầu của Nhà nước nhằm bình ổn giá, giá bán xăng chỉ được phép ở mức 13.000 đồng/lít. Vậy 1.000 đồng dôi ra ở đây, ai chịu trách nhiệm?
Và những công ty bảo hiểm nước ngoài không dám nhận bảo hiểm giá cho Việt Nam bởi điều này. Bởi họ chỉ bù lỗ cho doanh nghiệp khi giá thế giới biến động, chứ không bù giá lỗ do Nhà nước tạo ra để bình ổn giá.
Chỉ khi nào Nhà nước không can thiệp vào việc kinh doanh của doanh nghiệp, thì mới có thể mua hàng có bảo hiểm giá để cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro.
Tại sao không lấy dầu thô trong nước đem tinh chế ở nước ngoài để có chi phí thấp hơn nhập xăng dầu?
Ý tưởng này không mới, 10 năm trước, PetroVietnam đã xúc tiến việc tinh chế xăng dầu từ dầu thô Việt Nam ở Singapore và Trung Quốc, nhưng không thể thực hiện được vì nhiều lý do. Tuy nhiên, cách làm này, hiệu quả cũng không cao, bởi chi phí vận chuyển dầu thô của Việt Nam ra nước ngoài cộng với chi phí chế biến rồi tái nhập về trở lại. Nhà máy của người ta cũng không còn đủ công suất để nhận gia công dầu thô cho Việt Nam. Nguyên liệu của mình khai thác cũng ở tình trạng “bữa đực, bữa cái”, tính ổn định không cao, gây khó cho những nhà máy lọc dầu nước ngoài.
Thêm vào đó, Việt Nam chỉ cần nhiên liệu được chế biến từ dầu thô, nhưng nhà máy lọc dầu không chỉ chế biến biến nguyên liệu, nhà máy người ta còn làm hóa dầu…
Như lời ông nói, hiện các doanh nghiệp “vô phương” trong việc ứng phó rủi ro giá thế giới biến động?
Chúng tôi không đủ thẩm quyền đề nói những đầu mối khác, riêng Saigon Petro vẫn mua xăng dầu ở đâu có giá rẻ nhất. Thực chất chúng ta không cần mua xăng dầu ở hai sàn giao dịch tập trung về năng lượng lớn nhất là NYMEX tại New York (Mỹ) và IPE tại London (Anh). Mua xăng dầu ở Singapore, vẫn có thể áp dụng những nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro về giá (hedging).
Nhưng như tôi nói ở trên, các công ty nước ngoài vẫn chưa dám bảo hiểm cho những lô hàng của Việt Nam. Trong khi “đợi” được Nhà nước “mở” thật sự, có lẽ cách mua giá rẻ nhất vẫn là chọn nhiều công ty đấu thầu. Trung bình để mua một lô hàng, Saigon Petro phải chọn hơn 20 công ty đấu thầu để cung cấp.
Dù nhập khẩu xăng dầu giá cao cũng không sao, vì doanh nghiệp còn được nhận hoa hồng từ những hợp đồng?
Có thể ý kiến này đúng. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước và châu Á hiện sử dụng chỉ số giá Platts Singapore, cập nhật mỗi ngày để định giá giá xăng dầu biến động trên chỉ số này. Cụ thể, một doanh nghiệp nhập khẩu xăng vào thời điểm nhập khẩu được ấn định với giá bằng chỉ số giá Platts Singapore và chi phí cộng tới (premium) về đến Việt Nam thêm 1 USD/thùng.
Nhưng nếu doanh nghiệp mua xăng vào thời điểm này thì giá bằng chỉ số giá Platts Singapore nhưng lại chênh lệch 1,3 USD/thùng khi báo giá với Nhà nước. Điều này xảy ra là do ông doanh nghiệp đang... làm bậy. Chênh lệch 0,3 USD/thùng đang chảy vào túi của ai chính là vấn đề.
Tại sao các đầu mối nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam vẫn không mặn mà với việc tham gia thị trường giao sau, nhằm tránh rủi ro biến động giá?
Thực tế ở Việt Nam giá xăng dầu bán lẻ do Nhà nước quy định. Quy mô các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam, kể cả Petrolimex cũng chưa đủ sức để tham gia thị trường giao sau.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chọn lựa đi mua các hợp đồng giao sau xăng dầu (oil and energy futures). Ví dụ, vào thời điểm này doanh nghiệp ký hợp đồng mua xăng với giá Fix (cố định) 15.000 đồng/lít trong vòng 6 tháng. Nếu 6 tháng sau, giá xăng có giá là 20.000 đồng/lít, doanh nghiệp chỉ trả 15.000 đồng/lít. Doanh nghiệp sẽ có lời và góp phần bình ổn giá xăng trong nước. Tuy nhiên, giá xăng sẽ giảm xuống 10.000 đồng/lít trong 6 tháng tới, doanh nghiệp buộc phải chịu lỗ 5.000 đồng/lít.
Do cơ chế, hiện mặt hàng xăng dầu vẫn do các doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu. Nếu sử dụng nghiệp vụ thị trường giao sau để mua xăng dầu, lời thì không ai khen, nhưng lỗ làm thất thoát tiền của Nhà nước thì... “chết”!
Thế thì tại sao không mua hàng có bảo hiểm về giá, khi giá lên công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm và doanh nghiệp tránh được rủi ro?
Những công ty nước ngoài chỉ chấp nhận bảo hiểm giá xăng dầu cho Việt Nam khi nào Việt Nam có một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh.
Ví dụ, doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu về tính hết mọi chi phí, giá xăng bán ra là 14.000 đồng/lít mới có lời. Nhưng do yêu cầu của Nhà nước nhằm bình ổn giá, giá bán xăng chỉ được phép ở mức 13.000 đồng/lít. Vậy 1.000 đồng dôi ra ở đây, ai chịu trách nhiệm?
Và những công ty bảo hiểm nước ngoài không dám nhận bảo hiểm giá cho Việt Nam bởi điều này. Bởi họ chỉ bù lỗ cho doanh nghiệp khi giá thế giới biến động, chứ không bù giá lỗ do Nhà nước tạo ra để bình ổn giá.
Chỉ khi nào Nhà nước không can thiệp vào việc kinh doanh của doanh nghiệp, thì mới có thể mua hàng có bảo hiểm giá để cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro.
Tại sao không lấy dầu thô trong nước đem tinh chế ở nước ngoài để có chi phí thấp hơn nhập xăng dầu?
Ý tưởng này không mới, 10 năm trước, PetroVietnam đã xúc tiến việc tinh chế xăng dầu từ dầu thô Việt Nam ở Singapore và Trung Quốc, nhưng không thể thực hiện được vì nhiều lý do. Tuy nhiên, cách làm này, hiệu quả cũng không cao, bởi chi phí vận chuyển dầu thô của Việt Nam ra nước ngoài cộng với chi phí chế biến rồi tái nhập về trở lại. Nhà máy của người ta cũng không còn đủ công suất để nhận gia công dầu thô cho Việt Nam. Nguyên liệu của mình khai thác cũng ở tình trạng “bữa đực, bữa cái”, tính ổn định không cao, gây khó cho những nhà máy lọc dầu nước ngoài.
Thêm vào đó, Việt Nam chỉ cần nhiên liệu được chế biến từ dầu thô, nhưng nhà máy lọc dầu không chỉ chế biến biến nguyên liệu, nhà máy người ta còn làm hóa dầu…
Như lời ông nói, hiện các doanh nghiệp “vô phương” trong việc ứng phó rủi ro giá thế giới biến động?
Chúng tôi không đủ thẩm quyền đề nói những đầu mối khác, riêng Saigon Petro vẫn mua xăng dầu ở đâu có giá rẻ nhất. Thực chất chúng ta không cần mua xăng dầu ở hai sàn giao dịch tập trung về năng lượng lớn nhất là NYMEX tại New York (Mỹ) và IPE tại London (Anh). Mua xăng dầu ở Singapore, vẫn có thể áp dụng những nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro về giá (hedging).
Nhưng như tôi nói ở trên, các công ty nước ngoài vẫn chưa dám bảo hiểm cho những lô hàng của Việt Nam. Trong khi “đợi” được Nhà nước “mở” thật sự, có lẽ cách mua giá rẻ nhất vẫn là chọn nhiều công ty đấu thầu. Trung bình để mua một lô hàng, Saigon Petro phải chọn hơn 20 công ty đấu thầu để cung cấp.
Dù nhập khẩu xăng dầu giá cao cũng không sao, vì doanh nghiệp còn được nhận hoa hồng từ những hợp đồng?
Có thể ý kiến này đúng. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước và châu Á hiện sử dụng chỉ số giá Platts Singapore, cập nhật mỗi ngày để định giá giá xăng dầu biến động trên chỉ số này. Cụ thể, một doanh nghiệp nhập khẩu xăng vào thời điểm nhập khẩu được ấn định với giá bằng chỉ số giá Platts Singapore và chi phí cộng tới (premium) về đến Việt Nam thêm 1 USD/thùng.
Nhưng nếu doanh nghiệp mua xăng vào thời điểm này thì giá bằng chỉ số giá Platts Singapore nhưng lại chênh lệch 1,3 USD/thùng khi báo giá với Nhà nước. Điều này xảy ra là do ông doanh nghiệp đang... làm bậy. Chênh lệch 0,3 USD/thùng đang chảy vào túi của ai chính là vấn đề.