Kinh tế 24h qua: Những tiết lộ đáng âu lo
Bất cứ tiết lộ nào có tính bất lợi trong thời điểm này đều có thể khiến tình hình kinh tế quốc tế trở nên trầm trọng hơn
Bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, nợ công châu Âu, sức khỏe kinh tế Mỹ tiếp tục là những yếu tố có thể làm nhấn chìm các thị trường hàng hóa quốc tế. Bất cứ tiết lộ nào có tính bất lợi trong lúc này đều có thể khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Hôm qua (30/11), lần đầu tiên CHDCND Triều Tiên công bố chi tiết chương trình hạt nhân mở rộng, đồng thời thừa nhận nước này có hàng nghìn máy ly tâm đang hoạt động.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, sau sự kiện pháo kích của CHDCND Triều Tiên vào hòn đảo Yeonpyeong (Hàn Quốc) khiến 4 người thiệt mạng (trong đó có 2 dân thường), và 18 người khác bị thương.
Các chuyên gia đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước mức độ hiện đại, tinh vi của một nhà máy làm giàu uranium và lò phản ứng nước nhẹ tại khu liên hợp hạt nhân chính của CHDCND Triều Tiên.
"Hiện tại, chúng tôi đang tích cực xây dựng một lò phản ứng làm lạnh bằng nước nhẹ và để đáp ứng nhu cầu đó, chúng tôi đang vận hành một hệ thống làm giàu uranium hiện đại với hàng nghìn máy ly tâm", hãng thông tấn Triều Tiên KCNA nói.
Thông báo trên cũng dẫn bài xã luận trên tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, rằng hoạt động phát triển năng lượng nguyên tử của họ sẽ mạnh mẽ hơn nữa.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng khẳng định chương trình này vì mục đích hòa bình và giải quyết nhu cầu về điện.
Tới nay, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm hạt nhân. Giới quan sát cho rằng, Bình Nhưỡng đã có đủ khả năng để chế tạo từ 6 - 12 quả bom.
Trước đó, nhà khoa học nguyên tử Mỹ Siegfried Hecker tiết lộ rằng ông đã được thăm nhà máy làm giàu uranium hiện đại với ít nhất một nghìn máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Yongbyon ở ngoại ô Bình Nhưỡng.
Việc Bình Nhưỡng tuyên bố tăng cường thêm tiềm lực hạt nhân vào thời điểm này đã làm cho tình hình trên bán đảo Triều Tiên vốn đã căng thẳng, khó giải quyết nay lại càng trở nên phức tạp và khó lường hơn.
Sau một loạt những rò rỉ chấn động giới ngoại giao quốc tế, người sáng lập trang mạng WikiLeaks Julian Assange vừa cảnh báo, đợt tới sẽ tiết lộ những thông tin đáng e ngại về một hai ngân hàng lớn của Mỹ.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes, Assange cho biết, trang mạng này chuẩn bị công khai hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn tài liệu có thể "hạ gục" một hoặc hai ngân hàng Mỹ.
Các thông tin này sẽ đưa ra cái nhìn chân thực và điển hình về hoạt động của các nhà điều hành ngân hàng, có thể là một trường hợp đặc biệt hoặc một vi phạm đặc biệt, để từ đó thúc đẩy các cuộc điều tra và cải cách.
Assange cũng nhắc tới ngân hàng Goldman Sachs, nhưng không khẳng định đây có phải là mục tiêu bị tiết lộ hay không. Khoảng 50% các tài liệu mà WikiLeaks giữ có liên quan tới các tập đoàn tài chính.
Trước đó trang mạng này đã khiến chính trường Mỹ sôi sục khi công khai nội dung 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ, mà theo tuyên bố hôm 29/11 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ là tấn công vào lợi ích nước này, cũng như làm ảnh hưởng tới cộng đồng quốc tế.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, việc WikiLeaks tiết lộ những thông tin ngoại giao nhạy cảm của Mỹ khiến người dân nước này bị nguy hiểm, nền an ninh trong nước bị đe dọa và các nỗ lực của Washington với những nước khác nhằm giải quyết các vấn đề chung bị phá hoại.
Nhiều nước cũng lên tiếng cho rằng, những tiết lộ này hủy hoại nền ngoại giao. Nhật Bản coi đây là một "tội ác" và cho rằng, chỉ chính phủ các nước mới có quyền quyết định về việc công bố những tài liệu nhạy cảm này.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì lên án đây là hành vi vô trách nhiệm không thể chấp nhận được. Các nước Nga, Canada và Italy cũng đã chỉ trích hành động này.
Trong khi đó, liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini nhận định, Bồ Đào Nha sẽ cần gói cứu trợ quốc tế và Tây Ban Nha có thể là nước tiếp theo.
Theo ông, dù Tây Ban Nha có ngân sách và tình hình nợ tốt hơn các nước khác trong khu vực đồng Euro, nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao và sự sụp đổ của bong bóng tài sản có thể sẽ khiến hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha cần gói viện trợ khẩn cấp.
Chuyên gia này cho rằng, "chi phí để vực dậy hệ thống tài chính Tây Ban Nha sẽ lớn hơn so với ước tính từ trước đến nay của chính phủ. Như chúng ta đã thấy, cuộc thanh tra các ngân hàng của Liên minh châu Âu không đủ mạnh."
Theo ông, Hy Lạp sẽ phải tái cơ cấu nợ và triển vọng tăng trưởng yếu ớt sẽ thôi thúc các ngân hàng trung ương, trong đó có Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), tiếp tục nới lỏng chính sách.
Nói về kinh tế Mỹ, ông Roubini cho rằng, mặc dù có chương trình nới lỏng tín dụng lần 2, nhưng Mỹ vẫn nguy cơ đối mặt với một cuộc suy thoái kép cùng với Nhật Bản và các nước khu vực đồng Euro.
Theo chuyên gia này, cho dù chương trình nới lỏng tín dụng có bơm hẳn 1.000 tỷ USD, thay vì 600 tỷ USD như công bố, thì GDP năm tới của Mỹ cũng chỉ thêm được 0,3%.
Từ Trung Quốc, ông Li Daokui, thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) nhận định, Trung Quốc phải thay đổi chính sách tiền tệ nới lỏng từng được áp dụng trong 2 năm qua.
Theo ông Li, Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tài chính linh hoạt, bao gồm việc cắt giảm thuế cho các hộ gia đình.
Các cuộc cải cách tài chính sẽ được thực hiện đều đặn trong 5 năm tới, bao gồm cải thiện việc cấp vốn trực tiếp, thúc đẩy vốn hóa của thị trường chứng khoán và giảm sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vào tín dụng ngân hàng.
Ông nhận định rằng, các động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu trong thập kỷ tới sẽ là tiêu thụ nội địa, lĩnh vực được thúc đẩy bởi hoạt động đầu tư tư nhân.
Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ công bố ngày 30/11, GDP của nước này trong quý 3 vừa qua đạt mức tăng trưởng 8,9%, cao hơn mức dự kiến 8% của các nhà kinh tế và mức tăng trưởng 8,8% của quý 2.
Tuy nhiên, lạm phát giá bán buôn tháng 10 của Ấn Độ tăng 8,58%, cao gấp đôi so với mức mong đợi của chính phủ nước này là 4 - 5%. Giá tiêu dùng của Ấn Độ đang tăng trưởng gần 10%, tốc độ nhanh thứ hai trong nhóm G20 sau Argentina.
Kể từ giữa tháng 3 đến nay, Ấn Độ đã tăng lãi suất cho vay và huy động thêm 1,5% nhằm ghìm cương lạm phát. Đa số các nhà phân tích đều dự báo, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp 16/12 tới.
Hôm qua (30/11), lần đầu tiên CHDCND Triều Tiên công bố chi tiết chương trình hạt nhân mở rộng, đồng thời thừa nhận nước này có hàng nghìn máy ly tâm đang hoạt động.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, sau sự kiện pháo kích của CHDCND Triều Tiên vào hòn đảo Yeonpyeong (Hàn Quốc) khiến 4 người thiệt mạng (trong đó có 2 dân thường), và 18 người khác bị thương.
Các chuyên gia đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước mức độ hiện đại, tinh vi của một nhà máy làm giàu uranium và lò phản ứng nước nhẹ tại khu liên hợp hạt nhân chính của CHDCND Triều Tiên.
"Hiện tại, chúng tôi đang tích cực xây dựng một lò phản ứng làm lạnh bằng nước nhẹ và để đáp ứng nhu cầu đó, chúng tôi đang vận hành một hệ thống làm giàu uranium hiện đại với hàng nghìn máy ly tâm", hãng thông tấn Triều Tiên KCNA nói.
Thông báo trên cũng dẫn bài xã luận trên tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, rằng hoạt động phát triển năng lượng nguyên tử của họ sẽ mạnh mẽ hơn nữa.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng khẳng định chương trình này vì mục đích hòa bình và giải quyết nhu cầu về điện.
Tới nay, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm hạt nhân. Giới quan sát cho rằng, Bình Nhưỡng đã có đủ khả năng để chế tạo từ 6 - 12 quả bom.
Trước đó, nhà khoa học nguyên tử Mỹ Siegfried Hecker tiết lộ rằng ông đã được thăm nhà máy làm giàu uranium hiện đại với ít nhất một nghìn máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Yongbyon ở ngoại ô Bình Nhưỡng.
Việc Bình Nhưỡng tuyên bố tăng cường thêm tiềm lực hạt nhân vào thời điểm này đã làm cho tình hình trên bán đảo Triều Tiên vốn đã căng thẳng, khó giải quyết nay lại càng trở nên phức tạp và khó lường hơn.
Sau một loạt những rò rỉ chấn động giới ngoại giao quốc tế, người sáng lập trang mạng WikiLeaks Julian Assange vừa cảnh báo, đợt tới sẽ tiết lộ những thông tin đáng e ngại về một hai ngân hàng lớn của Mỹ.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes, Assange cho biết, trang mạng này chuẩn bị công khai hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn tài liệu có thể "hạ gục" một hoặc hai ngân hàng Mỹ.
Các thông tin này sẽ đưa ra cái nhìn chân thực và điển hình về hoạt động của các nhà điều hành ngân hàng, có thể là một trường hợp đặc biệt hoặc một vi phạm đặc biệt, để từ đó thúc đẩy các cuộc điều tra và cải cách.
Assange cũng nhắc tới ngân hàng Goldman Sachs, nhưng không khẳng định đây có phải là mục tiêu bị tiết lộ hay không. Khoảng 50% các tài liệu mà WikiLeaks giữ có liên quan tới các tập đoàn tài chính.
Trước đó trang mạng này đã khiến chính trường Mỹ sôi sục khi công khai nội dung 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ, mà theo tuyên bố hôm 29/11 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ là tấn công vào lợi ích nước này, cũng như làm ảnh hưởng tới cộng đồng quốc tế.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, việc WikiLeaks tiết lộ những thông tin ngoại giao nhạy cảm của Mỹ khiến người dân nước này bị nguy hiểm, nền an ninh trong nước bị đe dọa và các nỗ lực của Washington với những nước khác nhằm giải quyết các vấn đề chung bị phá hoại.
Nhiều nước cũng lên tiếng cho rằng, những tiết lộ này hủy hoại nền ngoại giao. Nhật Bản coi đây là một "tội ác" và cho rằng, chỉ chính phủ các nước mới có quyền quyết định về việc công bố những tài liệu nhạy cảm này.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì lên án đây là hành vi vô trách nhiệm không thể chấp nhận được. Các nước Nga, Canada và Italy cũng đã chỉ trích hành động này.
Trong khi đó, liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini nhận định, Bồ Đào Nha sẽ cần gói cứu trợ quốc tế và Tây Ban Nha có thể là nước tiếp theo.
Theo ông, dù Tây Ban Nha có ngân sách và tình hình nợ tốt hơn các nước khác trong khu vực đồng Euro, nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao và sự sụp đổ của bong bóng tài sản có thể sẽ khiến hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha cần gói viện trợ khẩn cấp.
Chuyên gia này cho rằng, "chi phí để vực dậy hệ thống tài chính Tây Ban Nha sẽ lớn hơn so với ước tính từ trước đến nay của chính phủ. Như chúng ta đã thấy, cuộc thanh tra các ngân hàng của Liên minh châu Âu không đủ mạnh."
Theo ông, Hy Lạp sẽ phải tái cơ cấu nợ và triển vọng tăng trưởng yếu ớt sẽ thôi thúc các ngân hàng trung ương, trong đó có Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), tiếp tục nới lỏng chính sách.
Nói về kinh tế Mỹ, ông Roubini cho rằng, mặc dù có chương trình nới lỏng tín dụng lần 2, nhưng Mỹ vẫn nguy cơ đối mặt với một cuộc suy thoái kép cùng với Nhật Bản và các nước khu vực đồng Euro.
Theo chuyên gia này, cho dù chương trình nới lỏng tín dụng có bơm hẳn 1.000 tỷ USD, thay vì 600 tỷ USD như công bố, thì GDP năm tới của Mỹ cũng chỉ thêm được 0,3%.
Từ Trung Quốc, ông Li Daokui, thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) nhận định, Trung Quốc phải thay đổi chính sách tiền tệ nới lỏng từng được áp dụng trong 2 năm qua.
Theo ông Li, Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tài chính linh hoạt, bao gồm việc cắt giảm thuế cho các hộ gia đình.
Các cuộc cải cách tài chính sẽ được thực hiện đều đặn trong 5 năm tới, bao gồm cải thiện việc cấp vốn trực tiếp, thúc đẩy vốn hóa của thị trường chứng khoán và giảm sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vào tín dụng ngân hàng.
Ông nhận định rằng, các động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu trong thập kỷ tới sẽ là tiêu thụ nội địa, lĩnh vực được thúc đẩy bởi hoạt động đầu tư tư nhân.
Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ công bố ngày 30/11, GDP của nước này trong quý 3 vừa qua đạt mức tăng trưởng 8,9%, cao hơn mức dự kiến 8% của các nhà kinh tế và mức tăng trưởng 8,8% của quý 2.
Tuy nhiên, lạm phát giá bán buôn tháng 10 của Ấn Độ tăng 8,58%, cao gấp đôi so với mức mong đợi của chính phủ nước này là 4 - 5%. Giá tiêu dùng của Ấn Độ đang tăng trưởng gần 10%, tốc độ nhanh thứ hai trong nhóm G20 sau Argentina.
Kể từ giữa tháng 3 đến nay, Ấn Độ đã tăng lãi suất cho vay và huy động thêm 1,5% nhằm ghìm cương lạm phát. Đa số các nhà phân tích đều dự báo, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp 16/12 tới.