Kinh tế châu Á phát đi nhiều tín hiệu phục hồi
Những số liệu mới cho thấy kinh tế châu Á vẫn đang tiếp tục bước những bước đi chậm nhưng chắc để thoát khỏi suy thoái
Trung Quốc vừa công bố một loạt số liệu kinh tế tháng 7 khá tích cực, hai ngân hàng trung ương khác thuộc châu Á duy trì lãi suất cơ bản, niềm tin của giới kinh doanh tại Australia đạt mức cao nhất trong 2 năm…
Những thông tin được phát đi ngày 11/8 này được xem là những dấu hiệu mới cho thấy kinh tế châu Á vẫn đang tiếp tục bước những bước đi chậm nhưng chắc để thoát khỏi suy thoái.
So với nhiều quốc gia khác trên thế giới, Trung Quốc đã trụ vững tốt hơn trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay nhờ các biện pháp kích thích kinh tế mạnh tay của Chính phủ nước này. Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc đã liên tục gây ngạc nhiên với những dữ liệu khả quan về đầu tư, chi tiêu và sản xuất.
Số liệu do Cơ quan Thống kê Trung Quốc công bố ngày 11/8 cho thấy, sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 7 đã tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với tốc độ tăng của tháng 6. Cùng với đó, doanh số thị trường bán lẻ Trung Quốc cũng tăng 15,2%.
Cùng ngày, cơ quan hải quan Trung Quốc cho biết, xuất khẩu trong tháng 7 của nước này đã giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, một mức giảm thấp hơn so với dự báo trước đó của các nhà phân tích.
Những dữ liệu trên càng khẳng định quan điểm cho rằng, nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đang có những bước phục hồi vững chắc nhờ hoạt động chi tiêu của Chính phủ và hoạt động tín dụng được đẩy mạnh tại các ngân hàng quốc doanh trong 6 tháng đầu năm nay đã bù đắp lại sự sụt giảm nhu cầu hàng Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và châu Âu.
Với sự lạc quan về triển vọng phục hồi vững chắc của kinh tế Trung Quốc, Ngân hàng Goldman Sachs vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay của nước này lên mức 9,4%, từ mức 8,3% đưa ra trước đó, và cao hơn mục tiêu 8% của Chính phủ Trung Quốc. Goldman Sachs cũng cho rằng, đến năm 2010, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 11,9%.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các lĩnh vực của kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu, vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra.
Số liệu về sản xuất công nghiệp và bán lẻ tháng 7 của Trung Quốc tuy tích cực, nhưng vẫn thấp hơn đôi chút so với dự báo của các nhà kinh tế học, và cho thấy, tăng trưởng kinh tế nước này vẫn còn đang phụ thuộc nhiều vào chương trình kích cầu của Chính phủ và hoạt động cho vay của các ngân hàng.
Ngoài ra, tháng 7 đã là tháng thứ 9 liên tục xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm. Điều này cho thấy, hoạt động xuất khẩu còn yếu sẽ tiếp tục là một trở ngại lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc nói chung trong một thời gian nữa.
Ngoài ra, sự đi lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và bất động sản của Trung Quốc thời gian này đã dẫn tới một số ý kiến lo ngại về sự hình thành bong bóng mới. Do đó, vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc lúc này là làm sao để giảm bớt tốc độ cho vay tín dụng mà không ảnh hưởng tới sự phục hồi tăng trưởng.
Cũng tại châu Á, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm nay quyết định duy trì lãi suất cơ bản đồng Yên ở mức 0,1%. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng duy trì lãi suất đồng Won ở mức thấp kỷ lục 2% tháng thứ 6 liên tiếp. Giới phân tích nhận định, sự phục hồi kinh tế yếu ớt cũng đã bắt đầu hình thành ở hai nền kinh tế này.
Tại Australia, số liệu công bố hôm nay cho thấy, chỉ số niềm tin kinh doanh tháng 7 đã lên tới mức cao nhất trong vòng gần 2 năm qua. Đây được xem là một dấu hiệu nữa về sự phục hồi của nền kinh tế ở đây.
Cùng ngày, Philippines cho biết, xuất khẩu tháng 6 của nước này đã giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước, một tốc độ co cụm đã giảm bớt so với những tháng trước đó.
(Theo New York Times)
Những thông tin được phát đi ngày 11/8 này được xem là những dấu hiệu mới cho thấy kinh tế châu Á vẫn đang tiếp tục bước những bước đi chậm nhưng chắc để thoát khỏi suy thoái.
So với nhiều quốc gia khác trên thế giới, Trung Quốc đã trụ vững tốt hơn trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay nhờ các biện pháp kích thích kinh tế mạnh tay của Chính phủ nước này. Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc đã liên tục gây ngạc nhiên với những dữ liệu khả quan về đầu tư, chi tiêu và sản xuất.
Số liệu do Cơ quan Thống kê Trung Quốc công bố ngày 11/8 cho thấy, sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 7 đã tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với tốc độ tăng của tháng 6. Cùng với đó, doanh số thị trường bán lẻ Trung Quốc cũng tăng 15,2%.
Cùng ngày, cơ quan hải quan Trung Quốc cho biết, xuất khẩu trong tháng 7 của nước này đã giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, một mức giảm thấp hơn so với dự báo trước đó của các nhà phân tích.
Những dữ liệu trên càng khẳng định quan điểm cho rằng, nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đang có những bước phục hồi vững chắc nhờ hoạt động chi tiêu của Chính phủ và hoạt động tín dụng được đẩy mạnh tại các ngân hàng quốc doanh trong 6 tháng đầu năm nay đã bù đắp lại sự sụt giảm nhu cầu hàng Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và châu Âu.
Với sự lạc quan về triển vọng phục hồi vững chắc của kinh tế Trung Quốc, Ngân hàng Goldman Sachs vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay của nước này lên mức 9,4%, từ mức 8,3% đưa ra trước đó, và cao hơn mục tiêu 8% của Chính phủ Trung Quốc. Goldman Sachs cũng cho rằng, đến năm 2010, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 11,9%.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các lĩnh vực của kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu, vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra.
Số liệu về sản xuất công nghiệp và bán lẻ tháng 7 của Trung Quốc tuy tích cực, nhưng vẫn thấp hơn đôi chút so với dự báo của các nhà kinh tế học, và cho thấy, tăng trưởng kinh tế nước này vẫn còn đang phụ thuộc nhiều vào chương trình kích cầu của Chính phủ và hoạt động cho vay của các ngân hàng.
Ngoài ra, tháng 7 đã là tháng thứ 9 liên tục xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm. Điều này cho thấy, hoạt động xuất khẩu còn yếu sẽ tiếp tục là một trở ngại lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc nói chung trong một thời gian nữa.
Ngoài ra, sự đi lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và bất động sản của Trung Quốc thời gian này đã dẫn tới một số ý kiến lo ngại về sự hình thành bong bóng mới. Do đó, vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc lúc này là làm sao để giảm bớt tốc độ cho vay tín dụng mà không ảnh hưởng tới sự phục hồi tăng trưởng.
Cũng tại châu Á, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm nay quyết định duy trì lãi suất cơ bản đồng Yên ở mức 0,1%. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng duy trì lãi suất đồng Won ở mức thấp kỷ lục 2% tháng thứ 6 liên tiếp. Giới phân tích nhận định, sự phục hồi kinh tế yếu ớt cũng đã bắt đầu hình thành ở hai nền kinh tế này.
Tại Australia, số liệu công bố hôm nay cho thấy, chỉ số niềm tin kinh doanh tháng 7 đã lên tới mức cao nhất trong vòng gần 2 năm qua. Đây được xem là một dấu hiệu nữa về sự phục hồi của nền kinh tế ở đây.
Cùng ngày, Philippines cho biết, xuất khẩu tháng 6 của nước này đã giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước, một tốc độ co cụm đã giảm bớt so với những tháng trước đó.
(Theo New York Times)