Kinh tế Cuba gặp nhiều khó khăn
Cơ quan thống kê của Cuba cho biết, kinh tế nước này đạt tốc độ tăng trưởng 1,4% trong năm 2009
Cơ quan thống kê của Cuba cho biết, kinh tế nước này đạt tốc độ tăng trưởng 1,4% trong năm 2009, tránh được suy thoái về phương diện kỹ thuật, nhưng chỉ đạt được chưa đầy 1/3 mức dự báo ban đầu.
Nếu so với mấy năm gần đây, tăng trưởng GDP năm nay của Cuba là rất khiêm tốn. Năm 2006, kinh tế nước này tăng trưởng 12,5%. Ban đầu, Cuba đã kỳ vọng tốc độ tăng trưởng 6% trong năm nay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Cuba, ông Jorge Murillo, cho rằng, kết quả này đã là một “chiến thắng”, đồng thời dự báo kinh tế Cuba sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm 2010.
Trong khi đó, Chủ tịch Cuba Raul Castro tỏ ra thận trọng hơn, dự báo “năm tới sẽ là một năm khó khăn” đối với kinh tế nước này. Để tăng nguồn thu thuế, Chủ tịch Castro dự kiến sẽ đánh thuế vào các nhà sản xuất hàng hóa nông nghiệp. “Thuế là một công cụ mà chúng ta sẽ phải làm quen ngay”, ông nói.
Để tính toán tốc độ tăng trưởng, Chính phủ Cuba tính cả các khoản chi tiêu công vào chăm sóc sức khỏe miễn phí, giáo dục miễn phí tới bậc đại học, cũng như trợ giá cho các lĩnh vực nhà ở, giao thông, thực phẩm... Giới phê bình cho rằng, cách tính này làm sản lượng kinh tế của Cuba lớn hơn thực tế.
Năm nay, kinh tế Cuba đã chịu tác động mạnh từ suy thoái toàn cầu, với năng suất lao động giảm 1,1%, xuất khẩu giảm 22%, nhập khẩu giảm 37%.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Cuba, ông Murillo, cho hay, Cuba không thể đủ khả năng nhập khẩu thêm hàng. “Từ năm ngoái tới nay, dòng ngoại tệ mạnh chảy vào Cuba đã giảm nhiều. Do đó, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn tiền để thanh toán nhập khẩu”, ông Murillo nói.
Cũng theo vị quan chức này, Chính phủ Cuba đang đàm phán lại các khoản nợ nước ngoài. Nhiều công ty đa quốc gia làm ăn tại Cuba thời gian qua phàn nàn rằng, Chính phủ Cuba đã ngừng thanh toán nợ cho họ, đồng thời hạn chế số tiền họ có thể rút từ ngân hàng tại nước này.
Trong cuộc họp gần đây nhất của Quốc hội Cuba diễn ra vào tháng 7, Chủ tịch Castro cam kết sẽ cắt giảm nhiều hơn chi phí chăm sóc y tế và giáo dục để giảm gánh nặng chi tiêu công, nhưng sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của các dịch vụ này.
Theo ông Murillo, Cuba đã không lường trước được sự biến động mạnh mẽ của giá nickel, sản phẩm xuất khẩu chính của nước này, trong khi lĩnh vực du lịch không thể đem lại doanh thu lớn như dự kiến. Năm nay, số khách du lịch tới Cuba có thể vượt mức kỷ lục 2,4 triệu khách của năm ngoái, nhưng chi tiêu của các du khách lại đi xuống.
Trong khi đó, ông Osvaldo Martinez, người đứng đầu cơ quan kinh tế của Quốc hội Cuba, cho rằng, nền kinh tế nước này khó khăn là do năng suất lao động đi xuống, kết quả từ tình trạng tỷ lệ thất nghiệp thấp dưới 2%, nhưng sản phẩm làm ra lại ít.
Lĩnh vực quốc doanh chiếm tới 90% nền kinh tế Cuba. Mức lương trả cho người lao động trong lĩnh vực này bình quân dưới 20 USD/tháng, khiến các khu vực kinh tế khác dễ dàng thu hút được nhiều lao động hơn mức cần thiết.
Tuy không đưa ra con số thống kê chính thức, nhưng ông Murillo cho hay, năm nay, Chính phủ Cuba chi vượt thu khoảng 5%, thấp hơn mức thâm hụt 6,7% của năm 2008.
Trong những năm gần đây, kinh tế Cuba đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ Venezuela. Mỗi ngày, Cuba nhận được 100.000 thùng dầu từ Venezuela, đổi lấy là các dịch vụ xã hội như các bác sỹ Cuba tới Venezuela thực hiện chăm sóc y tế miễn phí.
(Theo Business Week)
Nếu so với mấy năm gần đây, tăng trưởng GDP năm nay của Cuba là rất khiêm tốn. Năm 2006, kinh tế nước này tăng trưởng 12,5%. Ban đầu, Cuba đã kỳ vọng tốc độ tăng trưởng 6% trong năm nay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Cuba, ông Jorge Murillo, cho rằng, kết quả này đã là một “chiến thắng”, đồng thời dự báo kinh tế Cuba sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm 2010.
Trong khi đó, Chủ tịch Cuba Raul Castro tỏ ra thận trọng hơn, dự báo “năm tới sẽ là một năm khó khăn” đối với kinh tế nước này. Để tăng nguồn thu thuế, Chủ tịch Castro dự kiến sẽ đánh thuế vào các nhà sản xuất hàng hóa nông nghiệp. “Thuế là một công cụ mà chúng ta sẽ phải làm quen ngay”, ông nói.
Để tính toán tốc độ tăng trưởng, Chính phủ Cuba tính cả các khoản chi tiêu công vào chăm sóc sức khỏe miễn phí, giáo dục miễn phí tới bậc đại học, cũng như trợ giá cho các lĩnh vực nhà ở, giao thông, thực phẩm... Giới phê bình cho rằng, cách tính này làm sản lượng kinh tế của Cuba lớn hơn thực tế.
Năm nay, kinh tế Cuba đã chịu tác động mạnh từ suy thoái toàn cầu, với năng suất lao động giảm 1,1%, xuất khẩu giảm 22%, nhập khẩu giảm 37%.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Cuba, ông Murillo, cho hay, Cuba không thể đủ khả năng nhập khẩu thêm hàng. “Từ năm ngoái tới nay, dòng ngoại tệ mạnh chảy vào Cuba đã giảm nhiều. Do đó, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn tiền để thanh toán nhập khẩu”, ông Murillo nói.
Cũng theo vị quan chức này, Chính phủ Cuba đang đàm phán lại các khoản nợ nước ngoài. Nhiều công ty đa quốc gia làm ăn tại Cuba thời gian qua phàn nàn rằng, Chính phủ Cuba đã ngừng thanh toán nợ cho họ, đồng thời hạn chế số tiền họ có thể rút từ ngân hàng tại nước này.
Trong cuộc họp gần đây nhất của Quốc hội Cuba diễn ra vào tháng 7, Chủ tịch Castro cam kết sẽ cắt giảm nhiều hơn chi phí chăm sóc y tế và giáo dục để giảm gánh nặng chi tiêu công, nhưng sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của các dịch vụ này.
Theo ông Murillo, Cuba đã không lường trước được sự biến động mạnh mẽ của giá nickel, sản phẩm xuất khẩu chính của nước này, trong khi lĩnh vực du lịch không thể đem lại doanh thu lớn như dự kiến. Năm nay, số khách du lịch tới Cuba có thể vượt mức kỷ lục 2,4 triệu khách của năm ngoái, nhưng chi tiêu của các du khách lại đi xuống.
Trong khi đó, ông Osvaldo Martinez, người đứng đầu cơ quan kinh tế của Quốc hội Cuba, cho rằng, nền kinh tế nước này khó khăn là do năng suất lao động đi xuống, kết quả từ tình trạng tỷ lệ thất nghiệp thấp dưới 2%, nhưng sản phẩm làm ra lại ít.
Lĩnh vực quốc doanh chiếm tới 90% nền kinh tế Cuba. Mức lương trả cho người lao động trong lĩnh vực này bình quân dưới 20 USD/tháng, khiến các khu vực kinh tế khác dễ dàng thu hút được nhiều lao động hơn mức cần thiết.
Tuy không đưa ra con số thống kê chính thức, nhưng ông Murillo cho hay, năm nay, Chính phủ Cuba chi vượt thu khoảng 5%, thấp hơn mức thâm hụt 6,7% của năm 2008.
Trong những năm gần đây, kinh tế Cuba đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ Venezuela. Mỗi ngày, Cuba nhận được 100.000 thùng dầu từ Venezuela, đổi lấy là các dịch vụ xã hội như các bác sỹ Cuba tới Venezuela thực hiện chăm sóc y tế miễn phí.
(Theo Business Week)