06:54 17/07/2012

Kinh tế Mỹ ngày một yếu, Phố Wall mất điểm

Dương Lâm

Chỉ số S&P 500 đã giảm điểm 7 trong 8 phiên gần nhất, chủ yếu là do những lo lắng về triển vọng kinh tế yếu kém

Sự đi xuống của các chỉ báo kinh tế quan trọng thời gian qua cùng với báo cáo bán lẻ tháng 6 đã khiến nhiều nhà đầu tư đoan chắc rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ sớm phải tung ra một chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3).
Sự đi xuống của các chỉ báo kinh tế quan trọng thời gian qua cùng với báo cáo bán lẻ tháng 6 đã khiến nhiều nhà đầu tư đoan chắc rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ sớm phải tung ra một chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3).
Bất chấp lợi nhuận của ngân hàng Citigroup tốt hơn so với dự báo của giới phân tích, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn giảm điểm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần (16/7). Trong đó, chỉ số S&P 500 đã giảm điểm 7 trong 8 phiên gần nhất, chủ yếu là do những lo lắng về triển vọng kinh tế.

Hôm qua, Chính phủ Mỹ cho biết, doanh số bán lẻ tháng 6 của nước này giảm 0,5%, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ mọi thứ, từ xe hơi cho tới đồ điện tử, vật liệu xây dựng đều đã giảm sút. Đây là dấu hiệu cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế đầu tàu thế giới đang ngày một yếu ớt.

Sự đi xuống của các chỉ báo kinh tế quan trọng thời gian qua cùng với báo cáo bán lẻ tháng 6 đã khiến nhiều nhà đầu tư đoan chắc rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ sớm phải tung ra một chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3) để kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng. Đây cũng là điều mong đợi từ lâu nay của giới đầu tư.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã hạ xuống mức thấp kỷ lục 1,442% trước khi đóng cửa ở mức 1,469%. Lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 30 năm của Mỹ giảm xuống còn 2,520%. Dầu thô tăng giá mạnh, trong khi đồng USD hạ xuống mức thấp nhất trong vòng một tháng qua so với đồng Yên.

Sở dĩ giới đầu tư tin tưởng chắc chắn rằng Mỹ sẽ phải đưa ra gói kích thích kinh tế mới là bởi triển vọng của nền kinh tế toàn cầu thực sự rất u ám. Đầu tháng này, một loạt ngân hàng trung ương thế giới, từ châu Âu cho tới Trung Quốc, Brazil đã phải cắt giảm lãi suất cơ bản để thúc đẩy kinh tế trong nước tăng trưởng.

Chốt phiên giao dịch 16/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 49,88 điểm, tương ứng 0,39%, xuống còn 12.727,21 điểm. Chỉ số S&P 5500 hạ 3,14 điểm, tương ứng 0,23%, xuống đóng cửa ở mức 1.353,64 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 11,53 điểm, tương ứng 0,40%, xuống đóng cửa ở mức 2.896,94 điểm.

Thị trườngChỉ sốPhiên trướcĐóng cửaTăng/giảm (điểm)Tăng/giảm (%)
MỹDow Jones12.777,0912.727,21Down49,88Down0,39
S&P 5001.356,781.353,64Down3,14Down0,23
Nasdaq2.908,472.896,94Down11,53Down0,40
AnhFTSE 1005.666,135.662,43Down3,70Down0,07
PhápCAC 403.180,813.179,90Down0,91Down0,03
ĐứcDAX6.557,106.565,72Up8,62Up0,13
Nhật BảnNikkei 2258.724,12
Hồng KôngHang Seng19.092,6319.121,34Up28,71Up0,15
Trung QuốcShanghai Composite2.185,902.147,96Down37,94Down1,74
Đài LoanTaiwan Weighted7.104,277.090,04Down14,23Down0,20
Hàn QuốcKOSPI Composite1.812,891.817,79Up4,79Up0,27
SingaporeStraits Times2.995,562.998,75Up3,19Up0,11
Nguồn: CNBC, Market Watch.