Kinh tế nhà nước “đương nhiên phải chủ đạo”
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vẫn hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Đương nhiên kinh tế nhà nước phải chủ đạo chứ không thể giao cho tư nhân được, Chủ nhiệm Văn phòng - người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định tại cuộc họp báo về kỳ họp Quốc hội thứ sáu, chiều 17/10.
Trả lời câu hỏi bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 21/10 tới có đặt vấn đề kinh tế nhà nước là chủ đạo hay không, ông Phúc lưu ý rằng kinh tế nhà nước không phải chỉ có doanh nghiệp nhà nước, không nên nhầm lẫn chỗ này.
“Đương nhiên kinh tế nhà nước phải chủ đạo, nếu không chủ đạo thì ai lo an sinh xã hội, đương nhiên kinh tế nhà nước phải lo rồi, phải là chủ đạo!”, ông Phúc quả quyết.
Người phát ngôn của Quốc hội cũng nói thêm là theo quy định tại dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau cả, không phân biệt. Và tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua thì các đại biểu đều nhất trí hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Với nhiều phiên thảo luận ở cả tổ và hội trường trước khi nhấn nút, có thể việc hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước sẽ còn tiếp tục được bàn thảo.
Nhất là, tại không ít diễn đàn gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn tiếp tục phân tích những hệ lụy khi doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng là nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo.
Báo cáo “Khơi thông những nút thắt về thể chế để phục hồi tăng trưởng” của nhóm chuyên gia kinh tế thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright gửi tới Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới đây, qua so sánh nhiều chỉ tiêu đã chỉ rõ vai trò của khi vực doanh nghiệp nhà nước trên thực tế đang ngày càng giảm dần.
Tất cả các chỉ tiêu từ vốn đầu tư và GDP, ngân sách, việc làm, giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng đóng góp của khu vực nhà nước đều giảm mạnh trong suốt 12 năm trở lại đây.
Nhóm nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, với vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp nhà nước đương nhiên không phải cạnh tranh mà vẫn luôn là “người thắng cuộc”, ít nhất là trên thị trường nội địa. Mà, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chính sách “chọn trước người thắng cuộc” thường dẫn đến sự thất bại, nhất là trong môi trường quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp yếu kém.
Từ góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, đồng thời cũng là đại biểu Quốc hội đương nhiệm, TS. Trần Du Lịch, chính tại hội nghị đại biểu chuyên trách được Chủ nhiệm Phúc nói đến ở trên cũng kiên trì quan điểm” không đặt vấn đề ai chủ đạo”.
Theo phân tích của đại biểu Lịch thì khi đặt ai chủ đạo có nghĩa là đã phân biệt thành phần. “Chúng ta luôn luôn nói với mọi người rằng tôi không phân biệt thành phần kinh tế thì quy định riêng ai chủ đạo làm gì? sự phân biệt thành phần kinh tế không cần thiết trong điều kiện đất nước hiện nay”, ông Lịch tỏ rõ quan điểm.
Hai phương án Hội đồng Hiến pháp
Vẫn liên quan đến việc sửa Hiến pháp, với câu hỏi của VnEconomy về sự thay đổi căn bản nhất tại dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp này so với dự thảo tại kỳ họp trước, ông Phúc cho biết sau khi tiếp thu chỉnh lý gồm 11 chương, 120 điều và hiện tại còn một số vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau.
Ở quy định về chính quyền địa phương, do chưa kịp tổng kết thí điểm việc không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường cũng như thí điểm tổ chức chính quyền đô thị tại Tp.HCM, Đà Nẵng nên dự thảo vẫn thiết kế 2 phương án.
Phương án 1 để ngỏ quy định về chính quyền địa phương để bổ sung, quyết định sau khi tổng kết việc thí điểm. Phương án 2 quy định rõ hơn, chính quyền gồm hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân nhưng không phải nơi nào cũng đầy đủ 3 cấp chính quyền, một số nơi sẽ không có cấp phường, quận (không tổ chức hội đồng nhân dân).
Tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cuối tháng 9, đa số ý kiến nghiêng về phương án 1, ông Phúc cho hay.
Vấn đề còn có nhiều chiều là Hội đồng Hiến pháp, theo ông Phúc, việc bảo vệ Hiến pháp hiện được giao cho các ủy ban, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có chức năng giám sát, đảm bảo tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật. Qua giám sát, các cơ quan này đã phát hiện được một số văn bản vi hiến, kịp thời yêu cầu chỉnh sửa lại.
Chủ nhiệm Phúc nhấn mạnh, mô hình cơ quan bảo hiến độc lập tại Việt Nam rất mới, chưa từng áp dụng. Vì vậy dự thảo cũng đưa ra 2 phương án. Một là quy định việc tổ chức Hội đồng Hiến pháp, phương án 2 giữ nguyên như bộ máy hiện hành, chỉ đầu tư thêm cơ sở vật chất, con người cho các cơ quan hiện tại để làm tốt hơn công tác bảo vệ Hiến pháp được tốt hơn.
Trả lời câu hỏi bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 21/10 tới có đặt vấn đề kinh tế nhà nước là chủ đạo hay không, ông Phúc lưu ý rằng kinh tế nhà nước không phải chỉ có doanh nghiệp nhà nước, không nên nhầm lẫn chỗ này.
“Đương nhiên kinh tế nhà nước phải chủ đạo, nếu không chủ đạo thì ai lo an sinh xã hội, đương nhiên kinh tế nhà nước phải lo rồi, phải là chủ đạo!”, ông Phúc quả quyết.
Người phát ngôn của Quốc hội cũng nói thêm là theo quy định tại dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau cả, không phân biệt. Và tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua thì các đại biểu đều nhất trí hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Với nhiều phiên thảo luận ở cả tổ và hội trường trước khi nhấn nút, có thể việc hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước sẽ còn tiếp tục được bàn thảo.
Nhất là, tại không ít diễn đàn gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn tiếp tục phân tích những hệ lụy khi doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng là nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo.
Báo cáo “Khơi thông những nút thắt về thể chế để phục hồi tăng trưởng” của nhóm chuyên gia kinh tế thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright gửi tới Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới đây, qua so sánh nhiều chỉ tiêu đã chỉ rõ vai trò của khi vực doanh nghiệp nhà nước trên thực tế đang ngày càng giảm dần.
Tất cả các chỉ tiêu từ vốn đầu tư và GDP, ngân sách, việc làm, giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng đóng góp của khu vực nhà nước đều giảm mạnh trong suốt 12 năm trở lại đây.
Nhóm nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, với vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp nhà nước đương nhiên không phải cạnh tranh mà vẫn luôn là “người thắng cuộc”, ít nhất là trên thị trường nội địa. Mà, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chính sách “chọn trước người thắng cuộc” thường dẫn đến sự thất bại, nhất là trong môi trường quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp yếu kém.
Từ góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, đồng thời cũng là đại biểu Quốc hội đương nhiệm, TS. Trần Du Lịch, chính tại hội nghị đại biểu chuyên trách được Chủ nhiệm Phúc nói đến ở trên cũng kiên trì quan điểm” không đặt vấn đề ai chủ đạo”.
Theo phân tích của đại biểu Lịch thì khi đặt ai chủ đạo có nghĩa là đã phân biệt thành phần. “Chúng ta luôn luôn nói với mọi người rằng tôi không phân biệt thành phần kinh tế thì quy định riêng ai chủ đạo làm gì? sự phân biệt thành phần kinh tế không cần thiết trong điều kiện đất nước hiện nay”, ông Lịch tỏ rõ quan điểm.
Hai phương án Hội đồng Hiến pháp
Vẫn liên quan đến việc sửa Hiến pháp, với câu hỏi của VnEconomy về sự thay đổi căn bản nhất tại dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp này so với dự thảo tại kỳ họp trước, ông Phúc cho biết sau khi tiếp thu chỉnh lý gồm 11 chương, 120 điều và hiện tại còn một số vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau.
Ở quy định về chính quyền địa phương, do chưa kịp tổng kết thí điểm việc không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường cũng như thí điểm tổ chức chính quyền đô thị tại Tp.HCM, Đà Nẵng nên dự thảo vẫn thiết kế 2 phương án.
Phương án 1 để ngỏ quy định về chính quyền địa phương để bổ sung, quyết định sau khi tổng kết việc thí điểm. Phương án 2 quy định rõ hơn, chính quyền gồm hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân nhưng không phải nơi nào cũng đầy đủ 3 cấp chính quyền, một số nơi sẽ không có cấp phường, quận (không tổ chức hội đồng nhân dân).
Tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cuối tháng 9, đa số ý kiến nghiêng về phương án 1, ông Phúc cho hay.
Vấn đề còn có nhiều chiều là Hội đồng Hiến pháp, theo ông Phúc, việc bảo vệ Hiến pháp hiện được giao cho các ủy ban, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có chức năng giám sát, đảm bảo tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật. Qua giám sát, các cơ quan này đã phát hiện được một số văn bản vi hiến, kịp thời yêu cầu chỉnh sửa lại.
Chủ nhiệm Phúc nhấn mạnh, mô hình cơ quan bảo hiến độc lập tại Việt Nam rất mới, chưa từng áp dụng. Vì vậy dự thảo cũng đưa ra 2 phương án. Một là quy định việc tổ chức Hội đồng Hiến pháp, phương án 2 giữ nguyên như bộ máy hiện hành, chỉ đầu tư thêm cơ sở vật chất, con người cho các cơ quan hiện tại để làm tốt hơn công tác bảo vệ Hiến pháp được tốt hơn.