Kinh tế Nhật Bản khiến giới đầu tư choáng váng
Trong thời gian từ tháng 4-6/2010, kinh tế Nhật tăng trưởng 0,4%, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 2,3% do giới phân tích đưa ra
Kinh tế Nhật Bản trong quý 2/2010 tăng trưởng chậm lại, thấp hơn kỳ vọng của giới phân tích. Điều này dự kiến sẽ làm tăng thêm những trở ngại cho các nhà hoạch định chính sách ở quốc gia này trong việc giải quyết vấn nạn giảm phát và việc đồng Yên tăng giá đe dọa sự hồi phục dựa vào xuất khẩu.
Cụ thể, theo số liệu vừa được Nhật Bản công bố sáng nay (16/8), trong thời gian từ tháng 4-6/2010, kinh tế Nhật chỉ tăng trưởng 0,4%, thấp hơn rất nhiều so với mức dự báo 2,3% do giới phân tích đưa ra trong cuộc điều tra do hãng tin Bloomberg tiến hành, đồng thời cũng thấp hơn so với mức tăng 2,4% của kinh tế Mỹ cùng thời gian.
Sự tăng trưởng chậm lại ở những điểm đến chủ chốt của hàng xuất khẩu Nhật như Mỹ, Trung Quốc đã phủ bóng lên triển vọng kinh tế Nhật Bản, trong lúc các nhà hoạch định chính sách nước này đang cố gắng hạ nhiệt đồng Yên, sau khi đồng tiền này tuần trước đã bất ngờ leo lên mức cao nhất trong 15 năm so với USD.
Theo ông Kazumasa Yamaoka, chuyên gia phân tích cao cấp tại công ty tư vấn đầu tư GCI Capital, “tâm lý thích rủi ro đang suy yếu, bởi những lo lắng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ tạo áp lực đối với các loại tiền tệ có lợi suất cao và khiến nhà đầu tư mua mạnh đồng Yên và USD”.
Đầu giờ sáng nay, tại thị trường Tokyo, đồng USD giao dịch với đồng Euro ở mức 1,2274 USD/Euro từ mức 1,2754 USD/Euro tại New York phiên cuối tuần trước. Đồng Yên giao dịch với USD ở mức 86,11 Yên/USD từ mức 86,20 Yên/USD. Trước đó, hôm 11/8, đồng Yên giao dịch với đồng USD ở mức 84,73 Yên/USD, cao nhất kể từ tháng 7/1995.
Dự kiến Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và Thống đốc Ngân hàng Trung ương (BOJ) Masaaki Shirakawa sẽ hội đàm vào cuối tuần này, để thảo luận về việc đồng Yên tăng giá cũng như các hệ quả có thể xảy ra, mặc dù giới phân tích cho rằng có rất ít lựa chọn.
“Tôi cho rằng, BOJ và Chính phủ cần có hành động mang tính quyết định đối với tỷ giá đồng Yên. Sự can thiệp đơn phương vào vấn đề tiền tệ là có thể, nếu đồng Yên leo lên mức 80 Yên/USD. Nếu điều này kèm theo sự nới lỏng tiền tệ của BOJ, nó sẽ có hiệu quả rõ ràng”, Takeshi Minami, chuyên gia kinh tế trưởng Viện nghiên cứu Norinchukin ở Tokyo, nhận xét.
Tuy nhiên, bất chấp những cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế, BOJ hiện vẫn quyết không thực hiện thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ, với lý do các doanh nghiệp tư nhân đang làm ăn có lãi và tâm lý của người tiêu dùng cũng đang được cải thiện.
Trong cuộc họp gần đây nhất, Hội đồng chính sách của BOJ đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 0,1%, được áp dụng từ tháng 12/2008 đến nay, khi cho rằng nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục có dấu hiệu phục hồi ở mức vừa phải.
Theo BOJ, kim ngạch xuất khẩu cũng như sản lượng của Nhật Bản đang tăng do nhu cầu về các mặt hàng công nghệ thông tin trên thế giới tăng mạnh. Ngoài ra, mức chi tiêu cá nhân ở Nhật Bản nhìn chung cũng tăng.
Lo ngại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang suy giảm tăng trưởng là một thách thức lớn với nội các của Thủ tướng Naoto Kan. Trong khi đó, Bộ Tài chính nước này vừa cho biết, số nợ chưa giải quyết của Chính phủ gồm cả trái phiếu và hối phiếu tài chính tính đến cuối tháng 6 vừa qua đã lên tới mức kỷ lục là 904.080 tỷ Yên.
Đây là hậu quả từ việc Nhật Bản phát hành lượng lớn trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách, chống khủng hoảng do nguồn thu từ thuế không ngừng giảm. Đây là lần đầu tiên số nợ chưa giải quyết của nội các Nhật Bản vượt quá mức 900.000 tỷ Yên. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã kêu gọi BOJ chuẩn bị các biện pháp nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đối phó với giảm phát.
Cụ thể, theo số liệu vừa được Nhật Bản công bố sáng nay (16/8), trong thời gian từ tháng 4-6/2010, kinh tế Nhật chỉ tăng trưởng 0,4%, thấp hơn rất nhiều so với mức dự báo 2,3% do giới phân tích đưa ra trong cuộc điều tra do hãng tin Bloomberg tiến hành, đồng thời cũng thấp hơn so với mức tăng 2,4% của kinh tế Mỹ cùng thời gian.
Sự tăng trưởng chậm lại ở những điểm đến chủ chốt của hàng xuất khẩu Nhật như Mỹ, Trung Quốc đã phủ bóng lên triển vọng kinh tế Nhật Bản, trong lúc các nhà hoạch định chính sách nước này đang cố gắng hạ nhiệt đồng Yên, sau khi đồng tiền này tuần trước đã bất ngờ leo lên mức cao nhất trong 15 năm so với USD.
Theo ông Kazumasa Yamaoka, chuyên gia phân tích cao cấp tại công ty tư vấn đầu tư GCI Capital, “tâm lý thích rủi ro đang suy yếu, bởi những lo lắng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ tạo áp lực đối với các loại tiền tệ có lợi suất cao và khiến nhà đầu tư mua mạnh đồng Yên và USD”.
Đầu giờ sáng nay, tại thị trường Tokyo, đồng USD giao dịch với đồng Euro ở mức 1,2274 USD/Euro từ mức 1,2754 USD/Euro tại New York phiên cuối tuần trước. Đồng Yên giao dịch với USD ở mức 86,11 Yên/USD từ mức 86,20 Yên/USD. Trước đó, hôm 11/8, đồng Yên giao dịch với đồng USD ở mức 84,73 Yên/USD, cao nhất kể từ tháng 7/1995.
Dự kiến Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và Thống đốc Ngân hàng Trung ương (BOJ) Masaaki Shirakawa sẽ hội đàm vào cuối tuần này, để thảo luận về việc đồng Yên tăng giá cũng như các hệ quả có thể xảy ra, mặc dù giới phân tích cho rằng có rất ít lựa chọn.
“Tôi cho rằng, BOJ và Chính phủ cần có hành động mang tính quyết định đối với tỷ giá đồng Yên. Sự can thiệp đơn phương vào vấn đề tiền tệ là có thể, nếu đồng Yên leo lên mức 80 Yên/USD. Nếu điều này kèm theo sự nới lỏng tiền tệ của BOJ, nó sẽ có hiệu quả rõ ràng”, Takeshi Minami, chuyên gia kinh tế trưởng Viện nghiên cứu Norinchukin ở Tokyo, nhận xét.
Tuy nhiên, bất chấp những cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế, BOJ hiện vẫn quyết không thực hiện thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ, với lý do các doanh nghiệp tư nhân đang làm ăn có lãi và tâm lý của người tiêu dùng cũng đang được cải thiện.
Trong cuộc họp gần đây nhất, Hội đồng chính sách của BOJ đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 0,1%, được áp dụng từ tháng 12/2008 đến nay, khi cho rằng nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục có dấu hiệu phục hồi ở mức vừa phải.
Theo BOJ, kim ngạch xuất khẩu cũng như sản lượng của Nhật Bản đang tăng do nhu cầu về các mặt hàng công nghệ thông tin trên thế giới tăng mạnh. Ngoài ra, mức chi tiêu cá nhân ở Nhật Bản nhìn chung cũng tăng.
Lo ngại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang suy giảm tăng trưởng là một thách thức lớn với nội các của Thủ tướng Naoto Kan. Trong khi đó, Bộ Tài chính nước này vừa cho biết, số nợ chưa giải quyết của Chính phủ gồm cả trái phiếu và hối phiếu tài chính tính đến cuối tháng 6 vừa qua đã lên tới mức kỷ lục là 904.080 tỷ Yên.
Đây là hậu quả từ việc Nhật Bản phát hành lượng lớn trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách, chống khủng hoảng do nguồn thu từ thuế không ngừng giảm. Đây là lần đầu tiên số nợ chưa giải quyết của nội các Nhật Bản vượt quá mức 900.000 tỷ Yên. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã kêu gọi BOJ chuẩn bị các biện pháp nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đối phó với giảm phát.