Kinh tế Nhật có thể đã rơi vào suy thoái vì Trung Quốc
Một tháng trở lại đây, các dữ liệu kinh tế Nhật chuyển xấu hơn
Các chuyên gia kinh tế đồng loạt hạ thấp mức dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong quý 3 vừa qua sau một một dữ liệu kinh tế kém khả quan. Nếu dự báo này là đúng, nền kinh tế Nhật lại một lần nữa rơi vào suy thoái.
Theo hãng tin Bloomberg, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới được cho là sẽ nhích lên trong quý 4 này, nhưng sự trở lại của suy thoái chắc chắn sẽ gia tăng áp lực khiến Thủ tướng Shinzo Abe và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) Haruhiko Kuroda bổ sung thêm các biện pháp kích cầu thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia mới nhất do Bloomberg thực hiện cho thấy, các nhà phân tích dự báo GDP Nhật giảm 0,3% trong quý 3 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, kinh tế Nhật đã suy giảm 1,2% trong quý 2.
Trong cuộc khảo sát hồi đầu tháng 10, giới chuyên gia nhận định kinh tế Nhật tăng trưởng 0,6% trong quý 3.
Một tháng trở lại đây, các dữ liệu kinh tế Nhật chuyển xấu hơn. Các chỉ số về lạm phát và chi tiêu của các hộ gia đình bất ngờ sụt giảm, sản lượng xe hơi đi xuống, doanh thu bán lẻ giảm, và nhập khẩu cũng giảm trong khi xuất khẩu trì trệ. Sản lượng công nghiệp Nhật trong tháng 9 chỉ tăng 1% so với tháng 8, không đủ để bù đắp cho sự suy giảm trong tháng 7 và 8.
Theo các chuyên gia, tình hình kinh tế Trung Quốc đang có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Nhật.
“Cho dù lợi nhuận vững, các công ty Nhật vẫn đang thận trọng về đầu tư cho sản xuất-kinh doanh. Nguyên nhân là nỗi lo kinh tế Trung Quốc giảm tốc và thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc hồi tháng 8 làm gia tăng những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu”, ông Yusukie Shimoda, chuyên gia kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Nhật Bản tại Tokyo, đánh giá.
Theo chuyên gia này, Chính phủ Nhật Bản có khả năng sẽ đưa ra một gói chi tiêu bổ sung trong những tháng sắp tới để kích cầu nền kinh tế.
Ông Heizo Takenaka, một cố vấn về cạnh tranh của Chính phủ Nhật, đã đề xuất gói hỗ trợ tăng trưởng mới trị giá khoảng 5 nghìn tỷ Yên, tương đương 41 tỷ USD. Nhiều bài viết trên báo chí Nhật nói rằng có khả năng Tokyo sẽ bổ sung ngân sách khoảng 3-3,5 nghìn tỷ Yên.
Tháng này, Thủ tướng Abe đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Akira Amari vạch ra các biện pháp nhằm đạt mục tiêu đưa GDP danh nghĩa của Nhật tăng 20%, đạt mức 600 nghìn tỷ Yên, trong vòng 5 năm.
Tuy nhiên, chưa rõ BoJ sẽ có động thái hỗ trợ tăng trưởng nào tiếp theo hay không, vì cuộc họp tuần trước, Thống đốc Kuroda đã quyết định giữ nguyên chính sách.
Theo đánh giá của BoJ, rủi ro suy giảm tăng trưởng và lạm phát đối với kinh tế Nhật đang có chiều hướng tăng lên. Mặc dù vậy, Hội đồng Thống đốc BoJ dự báo GDP thực của Nhật sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016.
Theo hãng tin Bloomberg, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới được cho là sẽ nhích lên trong quý 4 này, nhưng sự trở lại của suy thoái chắc chắn sẽ gia tăng áp lực khiến Thủ tướng Shinzo Abe và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) Haruhiko Kuroda bổ sung thêm các biện pháp kích cầu thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia mới nhất do Bloomberg thực hiện cho thấy, các nhà phân tích dự báo GDP Nhật giảm 0,3% trong quý 3 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, kinh tế Nhật đã suy giảm 1,2% trong quý 2.
Trong cuộc khảo sát hồi đầu tháng 10, giới chuyên gia nhận định kinh tế Nhật tăng trưởng 0,6% trong quý 3.
Một tháng trở lại đây, các dữ liệu kinh tế Nhật chuyển xấu hơn. Các chỉ số về lạm phát và chi tiêu của các hộ gia đình bất ngờ sụt giảm, sản lượng xe hơi đi xuống, doanh thu bán lẻ giảm, và nhập khẩu cũng giảm trong khi xuất khẩu trì trệ. Sản lượng công nghiệp Nhật trong tháng 9 chỉ tăng 1% so với tháng 8, không đủ để bù đắp cho sự suy giảm trong tháng 7 và 8.
Theo các chuyên gia, tình hình kinh tế Trung Quốc đang có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Nhật.
“Cho dù lợi nhuận vững, các công ty Nhật vẫn đang thận trọng về đầu tư cho sản xuất-kinh doanh. Nguyên nhân là nỗi lo kinh tế Trung Quốc giảm tốc và thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc hồi tháng 8 làm gia tăng những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu”, ông Yusukie Shimoda, chuyên gia kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Nhật Bản tại Tokyo, đánh giá.
Theo chuyên gia này, Chính phủ Nhật Bản có khả năng sẽ đưa ra một gói chi tiêu bổ sung trong những tháng sắp tới để kích cầu nền kinh tế.
Ông Heizo Takenaka, một cố vấn về cạnh tranh của Chính phủ Nhật, đã đề xuất gói hỗ trợ tăng trưởng mới trị giá khoảng 5 nghìn tỷ Yên, tương đương 41 tỷ USD. Nhiều bài viết trên báo chí Nhật nói rằng có khả năng Tokyo sẽ bổ sung ngân sách khoảng 3-3,5 nghìn tỷ Yên.
Tháng này, Thủ tướng Abe đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Akira Amari vạch ra các biện pháp nhằm đạt mục tiêu đưa GDP danh nghĩa của Nhật tăng 20%, đạt mức 600 nghìn tỷ Yên, trong vòng 5 năm.
Tuy nhiên, chưa rõ BoJ sẽ có động thái hỗ trợ tăng trưởng nào tiếp theo hay không, vì cuộc họp tuần trước, Thống đốc Kuroda đã quyết định giữ nguyên chính sách.
Theo đánh giá của BoJ, rủi ro suy giảm tăng trưởng và lạm phát đối với kinh tế Nhật đang có chiều hướng tăng lên. Mặc dù vậy, Hội đồng Thống đốc BoJ dự báo GDP thực của Nhật sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016.