Kinh tế, tâm điểm bầu cử Tổng thống Mỹ
Các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã liên tiếp đưa ra các giải pháp cứu nền kinh tế Mỹ khỏi rơi vào suy thoái
Kinh tế đang trở thành tâm điểm của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008, khi cử tri ngày càng quan tâm tới giải pháp cứu nền kinh tế đang suy yếu, cũng như chi phí tranh cử của các ứng cử viên Tổng thống trong cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử này.
Nắm bắt tâm lý cử tri đang quan tâm là vấn đề kinh tế, ngay từ những vòng bầu cử đầu tiên, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã liên tiếp đưa ra các giải pháp cứu nền kinh tế Mỹ khỏi rơi vào suy thoái.
Thi nhau đề xuất các giải pháp kinh tế
Bà Hillary Clinton, Thượng nghị sĩ, ứng cử viên của Đảng Dân chủ đã đề xuất biện pháp cả gói trị giá 70 tỷ USD để đẩy lùi nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ. Trong đó dành 40 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ sưởi ấm mùa đông, mở rộng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và đầu tư. Khoảng 30 tỷ USD còn lại được dùng hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp.
Thượng nghị sĩ khác của Đảng Dân chủ, ông Barack Obama đưa ra kế hoạch kinh tế trị giá 75 tỷ USD. Trong đó có biện pháp giảm thuế ngay lập tức 250 USD cho mỗi người lao động và có thể giảm gấp đôi mức này, nếu tình hình kinh tế đất nước xấu đi. Ông cũng đề xuất hỗ trợ các chủ hộ đang đối mặt với nguy cơ bị tịch thu tài sản và hỗ trợ tài chính cho các bang bị ảnh hưởng bởi chính sách giảm thuế.
Cựu Thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ-ông Jon Edwards, ứng cử viên của Bang Carolia thì đề xuất kế hoạch tạo việc làm trị giá 25 tỷ USD và sẽ bổ sung 75 tỷ USD, nếu có dấu hiệu rõ ràng cho thấy kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn suy thoái.
Các ứng cử viên của Đảng Cộng hoà cũng không bỏ qua con bài kinh tế trong chiến dịch vận động tranh cử. Ứng cử viên M. Romney cho rằng: “Cần phải hành động để giữ nền kinh tế Mỹ không rơi vào suy thoái”. Ông đề xuất việc thúc đẩy xoá bỏ thuế đánh vào lợi nhuận đầu tư, tiền lãi cổ phần và lợi tức cho các gia đình thu nhập dưới 200 nghìn USD/năm.
Cựu Thống đốc bang Arkansas, M. Huckabee thì cam kết sẽ tăng chi ngân sách cho quốc phòng và cơ sở hạ tầng công cộng. Ông này cũng hứa sẽ mở rộng lộ trình cắt giảm thuế mà Tổng thống Bush đã đưa ra.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ bang Arizona, J. McCain cho rằng, việc can thiệp ngay lập tức vào kinh tế “chỉ là kế sách cuối cùng chứ không phải kế sách đầu tiên”...
Kỷ lục về chi phí tranh cử
Vấn đề kinh tế đã trở thành tâm điểm trên chính trường Mỹ và là mối quan tâm của các nghị sĩ. Hôm 17/1 vừa qua, một kế hoạch kinh tế cả gói nhằm tránh nguy cơ suy thoái được thúc đẩy thông qua nhanh chóng tại Quốc hội Mỹ, sau khi các nhà lãnh đạo của cả 2 phe đạt được sự nhất trí tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế chung. Các nghị sĩ đang xem xét một kế hoạch cả gói trị giá từ 100 tỷ đến 125 tỷ USD, trong đó có thể bao gồm cả khoản hỗ trợ cắt giảm thuế.
Một vấn đề khác cũng đang được dư luận và cử tri Mỹ quan tâm là chi phí tranh cử của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2008. Nếu như khoản tiền 693 triệu USD chi cho các chiến dịch vận động tranh cử năm 2004 đã được coi là một kỷ lục, thì với những gì đang diễn ra, giới kinh tế dự đoán cuộc đua 2008 sẽ ngốn của các ứng cử viên ngót nghét 1 tỷ USD. Mới đây tạp chí Fortune còn dự đoán con số này có thể lên tới 3 tỷ USD.
Mặc dù ngày 31/1 tới Ủy ban bầu cử Liên bang của Mỹ mới công bố số tiền chi cho các chiến dịch vận động tranh cử trong năm 2007, bà Hillary Clinton cho biết trong năm 2007, bà đã gây quỹ được 115 triệu USD cho chiến dịch của mình. Con số này của ông Obama là 103 triệu USD. Sau hai cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Iowa và New Hampshire vừa qua, quỹ của bà Hillary và ông Obama đã tăng thêm lần lượt là 6 và 8 triệu USD.
Ứng cử viên Cộng hòa Mitt Romney cho biết, ông đã chi 17 triệu USD tiền túi cho chiến dịch vận động tranh cử của mình. Trung bình mỗi ngày ông đã chi 100.000 USD trong suốt 9 tháng đầu năm 2007.
Trong khi đó, chỉ trong vòng ba tháng cuối năm 2007, cựu Thống đốc bang Arkansas, ông Mike Huckabee, đã quyên thêm được 8 triệu USD và ngay trong tuần đầu tiên của năm 2008, ông này đã có thêm 2 triệu USD ngay sau chiến thắng vang dội tại bang Iowa.
Nắm bắt tâm lý cử tri đang quan tâm là vấn đề kinh tế, ngay từ những vòng bầu cử đầu tiên, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã liên tiếp đưa ra các giải pháp cứu nền kinh tế Mỹ khỏi rơi vào suy thoái.
Thi nhau đề xuất các giải pháp kinh tế
Bà Hillary Clinton, Thượng nghị sĩ, ứng cử viên của Đảng Dân chủ đã đề xuất biện pháp cả gói trị giá 70 tỷ USD để đẩy lùi nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ. Trong đó dành 40 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ sưởi ấm mùa đông, mở rộng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và đầu tư. Khoảng 30 tỷ USD còn lại được dùng hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp.
Thượng nghị sĩ khác của Đảng Dân chủ, ông Barack Obama đưa ra kế hoạch kinh tế trị giá 75 tỷ USD. Trong đó có biện pháp giảm thuế ngay lập tức 250 USD cho mỗi người lao động và có thể giảm gấp đôi mức này, nếu tình hình kinh tế đất nước xấu đi. Ông cũng đề xuất hỗ trợ các chủ hộ đang đối mặt với nguy cơ bị tịch thu tài sản và hỗ trợ tài chính cho các bang bị ảnh hưởng bởi chính sách giảm thuế.
Cựu Thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ-ông Jon Edwards, ứng cử viên của Bang Carolia thì đề xuất kế hoạch tạo việc làm trị giá 25 tỷ USD và sẽ bổ sung 75 tỷ USD, nếu có dấu hiệu rõ ràng cho thấy kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn suy thoái.
Các ứng cử viên của Đảng Cộng hoà cũng không bỏ qua con bài kinh tế trong chiến dịch vận động tranh cử. Ứng cử viên M. Romney cho rằng: “Cần phải hành động để giữ nền kinh tế Mỹ không rơi vào suy thoái”. Ông đề xuất việc thúc đẩy xoá bỏ thuế đánh vào lợi nhuận đầu tư, tiền lãi cổ phần và lợi tức cho các gia đình thu nhập dưới 200 nghìn USD/năm.
Cựu Thống đốc bang Arkansas, M. Huckabee thì cam kết sẽ tăng chi ngân sách cho quốc phòng và cơ sở hạ tầng công cộng. Ông này cũng hứa sẽ mở rộng lộ trình cắt giảm thuế mà Tổng thống Bush đã đưa ra.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ bang Arizona, J. McCain cho rằng, việc can thiệp ngay lập tức vào kinh tế “chỉ là kế sách cuối cùng chứ không phải kế sách đầu tiên”...
Kỷ lục về chi phí tranh cử
Vấn đề kinh tế đã trở thành tâm điểm trên chính trường Mỹ và là mối quan tâm của các nghị sĩ. Hôm 17/1 vừa qua, một kế hoạch kinh tế cả gói nhằm tránh nguy cơ suy thoái được thúc đẩy thông qua nhanh chóng tại Quốc hội Mỹ, sau khi các nhà lãnh đạo của cả 2 phe đạt được sự nhất trí tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế chung. Các nghị sĩ đang xem xét một kế hoạch cả gói trị giá từ 100 tỷ đến 125 tỷ USD, trong đó có thể bao gồm cả khoản hỗ trợ cắt giảm thuế.
Một vấn đề khác cũng đang được dư luận và cử tri Mỹ quan tâm là chi phí tranh cử của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2008. Nếu như khoản tiền 693 triệu USD chi cho các chiến dịch vận động tranh cử năm 2004 đã được coi là một kỷ lục, thì với những gì đang diễn ra, giới kinh tế dự đoán cuộc đua 2008 sẽ ngốn của các ứng cử viên ngót nghét 1 tỷ USD. Mới đây tạp chí Fortune còn dự đoán con số này có thể lên tới 3 tỷ USD.
Mặc dù ngày 31/1 tới Ủy ban bầu cử Liên bang của Mỹ mới công bố số tiền chi cho các chiến dịch vận động tranh cử trong năm 2007, bà Hillary Clinton cho biết trong năm 2007, bà đã gây quỹ được 115 triệu USD cho chiến dịch của mình. Con số này của ông Obama là 103 triệu USD. Sau hai cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Iowa và New Hampshire vừa qua, quỹ của bà Hillary và ông Obama đã tăng thêm lần lượt là 6 và 8 triệu USD.
Ứng cử viên Cộng hòa Mitt Romney cho biết, ông đã chi 17 triệu USD tiền túi cho chiến dịch vận động tranh cử của mình. Trung bình mỗi ngày ông đã chi 100.000 USD trong suốt 9 tháng đầu năm 2007.
Trong khi đó, chỉ trong vòng ba tháng cuối năm 2007, cựu Thống đốc bang Arkansas, ông Mike Huckabee, đã quyên thêm được 8 triệu USD và ngay trong tuần đầu tiên của năm 2008, ông này đã có thêm 2 triệu USD ngay sau chiến thắng vang dội tại bang Iowa.