Kinh tế Trung Quốc giảm tốc ngày một rõ ràng
Ngay như nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc
Theo tờ Daily Ticker, những lo lắng về sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn và điều này có thể sẽ gây nguy hại tới đà hồi phục tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Giữa tuần trước, hôm 20/6, ngân hàng HSBC công bố chỉ số quản lý sản xuất (PMI) sơ bộ của Trung Quốc trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua, làm gia tăng thêm những lo lắng về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giữa lúc nền kinh tế đầu tàu là Mỹ vẫn còn đang hồi phục bấp bênh và một châu Âu đầy khó khăn.
HSBC cho biết, chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 6 chỉ đạt có 48,3 điểm, thấp hơn mức 49,2 điểm trong tháng 5 trước đó. PMI là chỉ số phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất, trong đó mức dưới 50 điểm là biểu hiện của sự giảm tốc. Nguyên nhân giảm là do nhu cầu trên thị trường quốc tế giảm, nhu cầu nội địa thấp, hàng tồn kho tăng.
Ngân hàng HSBC cũng đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2013 xuống còn 7,4%, từ mức 8,2% đưa ra trước đó. Năm ngoái, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 7,8%, thấp nhất trong 13 năm qua. Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm nay là 7,5%.
Bản thân các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận rõ được những nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế nước này. Phát biểu hôm 7/4 tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở đảo Hải Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận rằng, giai đoạn tăng trưởng siêu mạnh của nước này có thể đã qua, dù vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao.
Kể từ khi bắt đầu mở cửa kinh tế, mức tăng trưởng trung bình hàng năm của Trung Quốc đạt tới 9,9%. Đây là điều hiếm có trong lịch sử kinh tế thế giới. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, kể cả trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy giảm, đã khiến nhiều người khấp khởi mừng thầm rằng thế giới chắc đã tìm được động lực để phục hồi.
Tuy nhiên, phát biểu của ông Tập Cận Bình đã khiến nhiều người thất vọng, bởi sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ có những tác động nhất định tới khu vực châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung. Ngay như nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
Theo báo cáo công bố ngày 28/4 của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2012 đạt gần 109 tỷ USD. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 tới 2012, mỗi năm xuất khẩu của Mỹ vào thị trường 1,3 tỷ dân này tăng trung bình 17%, từ 27,5 tỷ USD lên 108,6 tỷ USD.
Báo cáo này cho thấy, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ. Hàng hóa Mỹ vào Trung Quốc rất đa dạng, từ nông sản tới thiết bị giao thông, riêng trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt tới 21 tỷ USD, xuất khẩu thiết bị giao thông đạt 16 tỷ USD, máy tính và thiếu bị điện tử đạt 14 tỷ USD, hóa chất đạt 12 tỷ USD...
Cũng trong khoảng thời gian 10 năm từ 2003 đến 2012, kim ngạch xuất khẩu của 42 bang trong 50 bang của Mỹ sang Trung Quốc tăng gấp 3 lần. Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc John Frisbie đã nhận định rằng, xuất khẩu của Mỹ và Trung Quốc là điểm sáng với nhiều doanh nghiệp xứ cờ hoa, nhất là khi nhu cầu ở châu Âu suy yếu.
Nhìn từ góc độ của bản báo cáo trên có thể thấy rằng sự tương tác, nương tựa lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới ngày càng rõ nét hơn, và trong một bối cảnh như vậy, những tác động từ sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong phạm vi châu Á, mà còn có thể lan tỏa sang tới tận bờ bên kia của Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, không phải mọi nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng, kinh tế Trung Quốc đã hết thời tăng trưởng cao. Vài năm gần đây, nhiều dự báo về sự vượt qua Mỹ của kinh tế Trung Quốc đã trở thành một đề tài hấp dẫn và lôi cuốn được nhiều người tham gia tranh luận ở các góc độ khác nhau, từ GDP thực tế cho tới chỉ số ngang giá sức mua (PPP).
Một thực tế nữa là Trung Quốc vẫn đang là thị trường hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo số liệu mới đây của Bộ Thương mại Trung Quốc, FDI vào Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2013 tăng 1% lên 47,6 tỷ USD, trong đó FDI của Liên minh châu Âu tăng 24,1% lên 3,45 tỷ USD, FDI của Mỹ tăng 22,6% lên 1,58 tỷ USD.
Đây là một thông tin đáng chú ý, do trước đó FDI vào Trung Quốc trong năm 2012 đã giảm lần đầu tiên trong 3 năm qua xuất phát từ các lý do như khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế Trung Quốc giảm tốc... Do đó sự đi lên trở lại của FDI vào thị trường này trong 5 tháng đầu năm cho thấy sức hấp dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn.
Giữa tuần trước, hôm 20/6, ngân hàng HSBC công bố chỉ số quản lý sản xuất (PMI) sơ bộ của Trung Quốc trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua, làm gia tăng thêm những lo lắng về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giữa lúc nền kinh tế đầu tàu là Mỹ vẫn còn đang hồi phục bấp bênh và một châu Âu đầy khó khăn.
HSBC cho biết, chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 6 chỉ đạt có 48,3 điểm, thấp hơn mức 49,2 điểm trong tháng 5 trước đó. PMI là chỉ số phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất, trong đó mức dưới 50 điểm là biểu hiện của sự giảm tốc. Nguyên nhân giảm là do nhu cầu trên thị trường quốc tế giảm, nhu cầu nội địa thấp, hàng tồn kho tăng.
Ngân hàng HSBC cũng đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2013 xuống còn 7,4%, từ mức 8,2% đưa ra trước đó. Năm ngoái, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 7,8%, thấp nhất trong 13 năm qua. Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm nay là 7,5%.
Bản thân các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận rõ được những nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế nước này. Phát biểu hôm 7/4 tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở đảo Hải Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận rằng, giai đoạn tăng trưởng siêu mạnh của nước này có thể đã qua, dù vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao.
Kể từ khi bắt đầu mở cửa kinh tế, mức tăng trưởng trung bình hàng năm của Trung Quốc đạt tới 9,9%. Đây là điều hiếm có trong lịch sử kinh tế thế giới. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, kể cả trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy giảm, đã khiến nhiều người khấp khởi mừng thầm rằng thế giới chắc đã tìm được động lực để phục hồi.
Tuy nhiên, phát biểu của ông Tập Cận Bình đã khiến nhiều người thất vọng, bởi sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ có những tác động nhất định tới khu vực châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung. Ngay như nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
Theo báo cáo công bố ngày 28/4 của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2012 đạt gần 109 tỷ USD. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 tới 2012, mỗi năm xuất khẩu của Mỹ vào thị trường 1,3 tỷ dân này tăng trung bình 17%, từ 27,5 tỷ USD lên 108,6 tỷ USD.
Báo cáo này cho thấy, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ. Hàng hóa Mỹ vào Trung Quốc rất đa dạng, từ nông sản tới thiết bị giao thông, riêng trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt tới 21 tỷ USD, xuất khẩu thiết bị giao thông đạt 16 tỷ USD, máy tính và thiếu bị điện tử đạt 14 tỷ USD, hóa chất đạt 12 tỷ USD...
Cũng trong khoảng thời gian 10 năm từ 2003 đến 2012, kim ngạch xuất khẩu của 42 bang trong 50 bang của Mỹ sang Trung Quốc tăng gấp 3 lần. Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc John Frisbie đã nhận định rằng, xuất khẩu của Mỹ và Trung Quốc là điểm sáng với nhiều doanh nghiệp xứ cờ hoa, nhất là khi nhu cầu ở châu Âu suy yếu.
Nhìn từ góc độ của bản báo cáo trên có thể thấy rằng sự tương tác, nương tựa lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới ngày càng rõ nét hơn, và trong một bối cảnh như vậy, những tác động từ sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong phạm vi châu Á, mà còn có thể lan tỏa sang tới tận bờ bên kia của Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, không phải mọi nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng, kinh tế Trung Quốc đã hết thời tăng trưởng cao. Vài năm gần đây, nhiều dự báo về sự vượt qua Mỹ của kinh tế Trung Quốc đã trở thành một đề tài hấp dẫn và lôi cuốn được nhiều người tham gia tranh luận ở các góc độ khác nhau, từ GDP thực tế cho tới chỉ số ngang giá sức mua (PPP).
Một thực tế nữa là Trung Quốc vẫn đang là thị trường hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo số liệu mới đây của Bộ Thương mại Trung Quốc, FDI vào Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2013 tăng 1% lên 47,6 tỷ USD, trong đó FDI của Liên minh châu Âu tăng 24,1% lên 3,45 tỷ USD, FDI của Mỹ tăng 22,6% lên 1,58 tỷ USD.
Đây là một thông tin đáng chú ý, do trước đó FDI vào Trung Quốc trong năm 2012 đã giảm lần đầu tiên trong 3 năm qua xuất phát từ các lý do như khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế Trung Quốc giảm tốc... Do đó sự đi lên trở lại của FDI vào thị trường này trong 5 tháng đầu năm cho thấy sức hấp dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn.