Kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh” an toàn
Trung Quốc sẽ hạ cánh an toàn, kể cả khi kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ vừa phải do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
Trung Quốc sẽ hạ cánh an toàn, kể cả khi kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ vừa phải do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của tổ chức nghiên cứu độc lập Conference Board cho hay.
Theo báo cáo vừa được Conference Board công bố hôm nay (16/8), chỉ số kinh tế chính của Trung Quốc tăng 1% trong tháng 6 vừa qua, so với mức tăng 0,6% trong tháng 5 và 0,3% trong tháng 4.
Mức tăng này có thể xoa dịu những lo lắng về khả năng khủng hoảng nợ châu Âu và đà phục hồi kinh tế chậm chạp của Mỹ sẽ tác động xấu đối với đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc đã giảm 14% kể từ mức cao hồi tháng 4, sau khi Chính phủ Trung Quốc nỗ lực giảm nhiệt tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.
“Kinh tế Trung Quốc đang hạ nhiệt một cách rõ ràng và điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong một vài tháng tiếp theo”, Bart van Ark, chuyên gia kinh tế trưởng của Conference Board nói trên kênh truyền hình Bloomberg.
Theo tờ China Securities Journal hôm nay dẫn dự báo của Trung tâm thông tin quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng GDP quý 3 của nước này sẽ chậm lại, ở mức 9,2% so với cùng kỳ năm trước, từ mức 9,5% trong quý 2 vừa qua.
Cũng liên quan tới kinh tế Trung Quốc, trong báo cáo công bố hôm nay, nước này cho biết, trong tháng 7, FDI vào Trung Quốc tăng tới 19,8% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2011, FDI vào Trung Quốc đạt 69,2 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng bền vững, thị trường tiêu dùng lớn là các yếu tố khiến Trung Quốc trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với nhiều công ty lớn như hãng xe Nhật Bản Nissan Motor, chuỗi cửa hàng ăn nhanh McDonald’s từ Mỹ.
Ngoài ra, sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu cũng như của các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản... cũng góp phần làm dòng vốn chảy vào Trung Quốc tăng mạnh trong những tháng vừa qua.
“Khi kinh tế toàn cầu suy yếu, thị trường tài chính biến động, Trung Quốc sẽ hấp dẫn hơn dòng vốn đầu tư”, chuyên gia Fang Sihai thuộc hãng chứng khoán Hongyuan Securities, nói. “Câu chuyện về Trung Quốc sẽ vẫn có sức hấp dẫn trong nhiều năm tới”.
Theo báo cáo vừa được Conference Board công bố hôm nay (16/8), chỉ số kinh tế chính của Trung Quốc tăng 1% trong tháng 6 vừa qua, so với mức tăng 0,6% trong tháng 5 và 0,3% trong tháng 4.
Mức tăng này có thể xoa dịu những lo lắng về khả năng khủng hoảng nợ châu Âu và đà phục hồi kinh tế chậm chạp của Mỹ sẽ tác động xấu đối với đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc đã giảm 14% kể từ mức cao hồi tháng 4, sau khi Chính phủ Trung Quốc nỗ lực giảm nhiệt tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.
“Kinh tế Trung Quốc đang hạ nhiệt một cách rõ ràng và điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong một vài tháng tiếp theo”, Bart van Ark, chuyên gia kinh tế trưởng của Conference Board nói trên kênh truyền hình Bloomberg.
Theo tờ China Securities Journal hôm nay dẫn dự báo của Trung tâm thông tin quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng GDP quý 3 của nước này sẽ chậm lại, ở mức 9,2% so với cùng kỳ năm trước, từ mức 9,5% trong quý 2 vừa qua.
Cũng liên quan tới kinh tế Trung Quốc, trong báo cáo công bố hôm nay, nước này cho biết, trong tháng 7, FDI vào Trung Quốc tăng tới 19,8% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2011, FDI vào Trung Quốc đạt 69,2 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng bền vững, thị trường tiêu dùng lớn là các yếu tố khiến Trung Quốc trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với nhiều công ty lớn như hãng xe Nhật Bản Nissan Motor, chuỗi cửa hàng ăn nhanh McDonald’s từ Mỹ.
Ngoài ra, sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu cũng như của các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản... cũng góp phần làm dòng vốn chảy vào Trung Quốc tăng mạnh trong những tháng vừa qua.
“Khi kinh tế toàn cầu suy yếu, thị trường tài chính biến động, Trung Quốc sẽ hấp dẫn hơn dòng vốn đầu tư”, chuyên gia Fang Sihai thuộc hãng chứng khoán Hongyuan Securities, nói. “Câu chuyện về Trung Quốc sẽ vẫn có sức hấp dẫn trong nhiều năm tới”.