Lại đến thời cổ phiếu nhỏ?
Diễn biến hai phiên gần đây cho thấy giá của nhiều cổ phiếu nhỏ tăng khá ấn tượng
Diễn biến hai phiên gần đây cho thấy giá của nhiều cổ phiếu nhỏ tăng khá ấn tượng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/6, một số diễn biến của phiên cuối tuần trước (1/6) đã lặp lại. Mở đầu phiên, thị trường cũng được gây dựng niềm tin có điểm khi VN-Index tăng 7,11 điểm trong đợt 1. Tuy nhiên, thị trường đảo chiều ngay hai đợt tiếp theo, đưa chỉ số chung về 1.057,36 điểm, giảm 2,66 điểm.
Như vậy, thị trường đã nối tiếp một tuần sụt giảm mạnh, VN-Index giảm 20,24 điểm tuần này so với -12,24 điểm của tuần trước. Qua hai tuần liên tiếp, mốc 1.100 điểm vẫn là một thách thức của Vn-Index kể từ phiên ngày 23/5.
Hôm nay, nhóm cổ phiếu giá thấp tiếp tục tạo chú ý trên thị trường, sau khi đã có một phiên tăng đồng loạt trong ngày hôm qua (7/6). Theo nhận định của bản tin Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), đó là một “hiện tượng”, “bất kể tình hình kinh doanh và chỉ số tài chính tốt hay không tốt”.
Cụ thể, trong 38 mã tăng trên sàn Tp.HCM, chiếm tới 25 mã là thuộc những cổ phiếu có giá không quá 60.000 đồng/cổ phiếu, trong đó có nhiều mã tăng kịch trần như BPC, BTC, DPC, LBM, MHC, NHC, PMS, SHC, SJD, VIS, VPK, VTA.
Một câu hỏi đang được đặt ra là trong bối cảnh hiện nay, xu hướng phục hồi chưa rõ nét trong khi hướng giảm tiếp tục thể hiện, việc tìm đến những cổ phiếu giá thấp (không đồng nghĩa với rẻ) là giải pháp nhiều an toàn?
Ngoài nhóm cổ phiếu trên, sẽ vẫn phải nói đến chuỗi leo thang của BMC với kịch trần +26.000 đồng/cổ phiếu phiên này. Liệu BMC có điểm dừng trong ngắn hạn hay sẽ tiếp tục hướng đến mốc giá 600.000/cổ phiếu? Câu trả lời là sự tin chắc của nhiều nhà đầu tư đang găm cổ phiếu này; BMC tiếp tục một phiên không có dư bán.
Đứng thứ hai thị trường về mức tăng là TCT, một cái tên quen thuộc của tốp 5 tăng giá những phiên gần đây, khi có thểm +17.000 đồng/cổ phiếu. Kế đến là sự trở lại ấn tượng của SGH với +8.000 đồng/cổ phiếu. NAV sau khi kịch trần trong ngày giao dịch không hưởng quyền hôm qua cũng tiếp tục kịch trần phiên này với +6.000 đồng/cổ phiếu.
Trở lại với hướng chính của thị trường, sự sụt giảm hôm nay được nhắc đến ở FPT. Cổ phiếu này bị cắt đi đúng mức tăng của ngày hôm qua: 8.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi TDH đứng ở giá tham chiếu thì HBC tiếp tục giảm sàn với -6.000 đồng/cổ phiếu với lượng cung mạnh mẽ và cầu hạn chế. Có cùng mức giảm với HBC là SFI.
Hôm nay, AGF và TMS thực hiện ngày giao dịch không hưởng quyền, giá mới lần lượt là 109.000 đồng và 57.000 đồng/cổ phiếu.
Tại sàn Hà Nội, sau phiên thay đổi không đáng kể hôm qua, phiên này HASTC-Index giảm 1,1 điểm, còn 327,65 điểm. Hôm qua nỗ lực nhiều cổ phiếu lên giá nhưng không nâng được HASTC-Index, hôm nay sự sụt giảm diễn ra phổ biến hơn.
Cổ phiếu S99 trên sàn Hà Nội tiếp tục là tâm điểm, nhưng không phải là những mức tăng mạnh của những phiên trước mà mức -23.200 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó BVS tiếp tục tăng đáng kể với +12.400 đồng/cổ phiếu; SD5 tăng 8.600 đồng/cổ phiếu. MCO cũng thay đổi lớn với -6.600 đồng/cổ phiếu và SDA với -7.800 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu còn lại biến động không lớn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/6, một số diễn biến của phiên cuối tuần trước (1/6) đã lặp lại. Mở đầu phiên, thị trường cũng được gây dựng niềm tin có điểm khi VN-Index tăng 7,11 điểm trong đợt 1. Tuy nhiên, thị trường đảo chiều ngay hai đợt tiếp theo, đưa chỉ số chung về 1.057,36 điểm, giảm 2,66 điểm.
Như vậy, thị trường đã nối tiếp một tuần sụt giảm mạnh, VN-Index giảm 20,24 điểm tuần này so với -12,24 điểm của tuần trước. Qua hai tuần liên tiếp, mốc 1.100 điểm vẫn là một thách thức của Vn-Index kể từ phiên ngày 23/5.
Hôm nay, nhóm cổ phiếu giá thấp tiếp tục tạo chú ý trên thị trường, sau khi đã có một phiên tăng đồng loạt trong ngày hôm qua (7/6). Theo nhận định của bản tin Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), đó là một “hiện tượng”, “bất kể tình hình kinh doanh và chỉ số tài chính tốt hay không tốt”.
Cụ thể, trong 38 mã tăng trên sàn Tp.HCM, chiếm tới 25 mã là thuộc những cổ phiếu có giá không quá 60.000 đồng/cổ phiếu, trong đó có nhiều mã tăng kịch trần như BPC, BTC, DPC, LBM, MHC, NHC, PMS, SHC, SJD, VIS, VPK, VTA.
Một câu hỏi đang được đặt ra là trong bối cảnh hiện nay, xu hướng phục hồi chưa rõ nét trong khi hướng giảm tiếp tục thể hiện, việc tìm đến những cổ phiếu giá thấp (không đồng nghĩa với rẻ) là giải pháp nhiều an toàn?
Ngoài nhóm cổ phiếu trên, sẽ vẫn phải nói đến chuỗi leo thang của BMC với kịch trần +26.000 đồng/cổ phiếu phiên này. Liệu BMC có điểm dừng trong ngắn hạn hay sẽ tiếp tục hướng đến mốc giá 600.000/cổ phiếu? Câu trả lời là sự tin chắc của nhiều nhà đầu tư đang găm cổ phiếu này; BMC tiếp tục một phiên không có dư bán.
Đứng thứ hai thị trường về mức tăng là TCT, một cái tên quen thuộc của tốp 5 tăng giá những phiên gần đây, khi có thểm +17.000 đồng/cổ phiếu. Kế đến là sự trở lại ấn tượng của SGH với +8.000 đồng/cổ phiếu. NAV sau khi kịch trần trong ngày giao dịch không hưởng quyền hôm qua cũng tiếp tục kịch trần phiên này với +6.000 đồng/cổ phiếu.
Trở lại với hướng chính của thị trường, sự sụt giảm hôm nay được nhắc đến ở FPT. Cổ phiếu này bị cắt đi đúng mức tăng của ngày hôm qua: 8.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi TDH đứng ở giá tham chiếu thì HBC tiếp tục giảm sàn với -6.000 đồng/cổ phiếu với lượng cung mạnh mẽ và cầu hạn chế. Có cùng mức giảm với HBC là SFI.
Hôm nay, AGF và TMS thực hiện ngày giao dịch không hưởng quyền, giá mới lần lượt là 109.000 đồng và 57.000 đồng/cổ phiếu.
Tại sàn Hà Nội, sau phiên thay đổi không đáng kể hôm qua, phiên này HASTC-Index giảm 1,1 điểm, còn 327,65 điểm. Hôm qua nỗ lực nhiều cổ phiếu lên giá nhưng không nâng được HASTC-Index, hôm nay sự sụt giảm diễn ra phổ biến hơn.
Cổ phiếu S99 trên sàn Hà Nội tiếp tục là tâm điểm, nhưng không phải là những mức tăng mạnh của những phiên trước mà mức -23.200 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó BVS tiếp tục tăng đáng kể với +12.400 đồng/cổ phiếu; SD5 tăng 8.600 đồng/cổ phiếu. MCO cũng thay đổi lớn với -6.600 đồng/cổ phiếu và SDA với -7.800 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu còn lại biến động không lớn.