Lại “giật mình” với chương trình mục tiêu quốc gia
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án thành phần thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015
“Hai năm nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cứ đi nhận thay trách nhiệm cho bộ khác, làm kiểu này thì năm nào cũng chậm, khó lắm”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh than thở tại phiên họp chiều 18/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trọng tâm của phiên thảo luận là báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của các dự án thành phần thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và phương án phân bổ chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2013-2015.
Bộ trưởng Vinh cho biết, đến nay đã có 16 chương trình mục tiêu quốc gia được phê duyệt. Chính phủ cũng thống nhất giữ dự án thành phần “nâng cao năng lực truyền thông giám sát, đánh giá” và thực hiện chương trình.
Không những không tránh được những lời phê đã cũ là chậm trễ, mà cùng với hàng loạt câu hỏi dồn dập được đưa ra, sự mênh mang dàn trải của các dự án cũng tỷ lệ thuận với sự quan ngại về hiệu quả và tính khả thi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu giải thích nội dung công việc cụ thể của các bộ ở chương trình ứng phó biến đổi khí hậu khi số tiền lên đến trên 260 tỷ đồng. “Ông Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, rồi cả ông Giáo dục và đào tạo cũng đưa được vào chương trình này mới tài chứ”, Chủ tịch ngạc nhiên.
“Vốn đầu tư chỉ có 55 tỷ đồng, còn sự nghiệp 177 tỷ đồng, bên sự nghiệp là chủ yếu nhưng tình hình mới cập nhật chưa kiểm soát được, sẽ về kiểm tra giải trình thêm”, Bộ trưởng Vinh trả lời Chủ tịch.
Vị “tư lệnh” của cơ quan được Chính phủ giao quản lý điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia cũng rầu rĩ nói rằng 19h ngày 16/10 các bộ mới gửi e-mail về nội dung được yêu cầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 5 bộ có báo cáo đóng dấu đỏ thôi. Rồi 1h sáng ông còn nhận được điện thoại yêu cầu bổ sung vốn…
“Năm nào cũng chậm thế này nhưng nói không xuể, các bộ cũng bị động, hai năm nay chúng tôi cứ đi nhận thay trách nhiệm cho các bộ khác, làm kiểu này thì năm nào cũng chậm, khó lắm”, ông Vinh thở than.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói, vẫn nhìn thẩy rõ biểu hiện dàn trải khi địa phương nào, bộ nào cũng muốn có dự án, trong khi vốn dành cho sự nghiệp nhiều quá dẫn đến mất cân đối.
Đặt câu hỏi tại sao chỉ bố trí vốn cho hai trong tổng số 28 tỉnh ven biển trồng rừng phòng hộ, bên cạnh hàng loạt bộ đều có dự án nhưng “việc chả ra đâu vào đâu cả”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh là Quốc hội sẽ quyết nhưng “mình sờ vào đã thấy giật mình, bố trí như thế thì chết”.
Ông yêu cầu, chương trình nào chưa rõ thì treo lại, sau này nếu vẫn không làm rõ được thì trình Quốc hội cắt đi.
Bộ trưởng Vinh tiếp tục phân trần rằng, “chúng tôi chả phân cho ai cái gì cả, chả khác gì ủy ban anh Hiển đâu, lúc nào cũng bị động, nếu có thời gian thì thẩm định còn không thì đành chịu”.
Ngay lập tức, Chủ tịch Quốc hội nhắc “không nói thế được đâu”, vì quy định về chức năng nhiệm vụ của bộ còn đó, vẫn phải thực hiện đúng.
Cho hay nhiều ý kiến liên quan đến nội dung thảo luận sẽ được tiếp thu trước khi chính thức báo cáo Quốc hội ở kỳ họp tới, ông Vinh cho biết thêm, theo ý kiến của cơ quan thẩm tra, Chính phủ đã chủ động cắt giảm nguồn vốn của 13 dự án thành phần từ trên 14 nghìn tỷ đồng xuống còn gần 12 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, “có ý kiến đề nghị tiếp tục cắt giảm ngân sách Trung ương 1.500 tỷ đồng, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng để triển khai thực hiện”, ông Vinh nói.
Liên quan đến ý kiến vốn sự nghiệp quá lớn và vốn đầu tư phát triển thấp khi bố trí ngân sách trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013, Bộ trưởng cũng hứa sẽ rà soát lại và báo cáo Thủ tướng xem xét lại cơ cấu vốn cho các chương trình này.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ trên cơ sở nguồn lực tổng thể đã được Quốc hội thông qua, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xác định rõ các cam kết của địa phương, tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài và khả năng đóng góp của nhân dân.
Cạnh đó, để đảm bảo nguồn lực thực hiện các chương trình, sớm giao kế hoạch trung hạn giai đoạn 2013 - 2015, để các bộ, ngành và địa phương chủ động triển khai công việc và huy động các nguồn vốn đối ứng. Đồng thời cần có cơ chế quản lý và thường xuyên đánh giá, sơ kết việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm.
Trọng tâm của phiên thảo luận là báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của các dự án thành phần thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và phương án phân bổ chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2013-2015.
Bộ trưởng Vinh cho biết, đến nay đã có 16 chương trình mục tiêu quốc gia được phê duyệt. Chính phủ cũng thống nhất giữ dự án thành phần “nâng cao năng lực truyền thông giám sát, đánh giá” và thực hiện chương trình.
Không những không tránh được những lời phê đã cũ là chậm trễ, mà cùng với hàng loạt câu hỏi dồn dập được đưa ra, sự mênh mang dàn trải của các dự án cũng tỷ lệ thuận với sự quan ngại về hiệu quả và tính khả thi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu giải thích nội dung công việc cụ thể của các bộ ở chương trình ứng phó biến đổi khí hậu khi số tiền lên đến trên 260 tỷ đồng. “Ông Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, rồi cả ông Giáo dục và đào tạo cũng đưa được vào chương trình này mới tài chứ”, Chủ tịch ngạc nhiên.
“Vốn đầu tư chỉ có 55 tỷ đồng, còn sự nghiệp 177 tỷ đồng, bên sự nghiệp là chủ yếu nhưng tình hình mới cập nhật chưa kiểm soát được, sẽ về kiểm tra giải trình thêm”, Bộ trưởng Vinh trả lời Chủ tịch.
Vị “tư lệnh” của cơ quan được Chính phủ giao quản lý điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia cũng rầu rĩ nói rằng 19h ngày 16/10 các bộ mới gửi e-mail về nội dung được yêu cầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 5 bộ có báo cáo đóng dấu đỏ thôi. Rồi 1h sáng ông còn nhận được điện thoại yêu cầu bổ sung vốn…
“Năm nào cũng chậm thế này nhưng nói không xuể, các bộ cũng bị động, hai năm nay chúng tôi cứ đi nhận thay trách nhiệm cho các bộ khác, làm kiểu này thì năm nào cũng chậm, khó lắm”, ông Vinh thở than.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói, vẫn nhìn thẩy rõ biểu hiện dàn trải khi địa phương nào, bộ nào cũng muốn có dự án, trong khi vốn dành cho sự nghiệp nhiều quá dẫn đến mất cân đối.
Đặt câu hỏi tại sao chỉ bố trí vốn cho hai trong tổng số 28 tỉnh ven biển trồng rừng phòng hộ, bên cạnh hàng loạt bộ đều có dự án nhưng “việc chả ra đâu vào đâu cả”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh là Quốc hội sẽ quyết nhưng “mình sờ vào đã thấy giật mình, bố trí như thế thì chết”.
Ông yêu cầu, chương trình nào chưa rõ thì treo lại, sau này nếu vẫn không làm rõ được thì trình Quốc hội cắt đi.
Bộ trưởng Vinh tiếp tục phân trần rằng, “chúng tôi chả phân cho ai cái gì cả, chả khác gì ủy ban anh Hiển đâu, lúc nào cũng bị động, nếu có thời gian thì thẩm định còn không thì đành chịu”.
Ngay lập tức, Chủ tịch Quốc hội nhắc “không nói thế được đâu”, vì quy định về chức năng nhiệm vụ của bộ còn đó, vẫn phải thực hiện đúng.
Cho hay nhiều ý kiến liên quan đến nội dung thảo luận sẽ được tiếp thu trước khi chính thức báo cáo Quốc hội ở kỳ họp tới, ông Vinh cho biết thêm, theo ý kiến của cơ quan thẩm tra, Chính phủ đã chủ động cắt giảm nguồn vốn của 13 dự án thành phần từ trên 14 nghìn tỷ đồng xuống còn gần 12 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, “có ý kiến đề nghị tiếp tục cắt giảm ngân sách Trung ương 1.500 tỷ đồng, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng để triển khai thực hiện”, ông Vinh nói.
Liên quan đến ý kiến vốn sự nghiệp quá lớn và vốn đầu tư phát triển thấp khi bố trí ngân sách trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013, Bộ trưởng cũng hứa sẽ rà soát lại và báo cáo Thủ tướng xem xét lại cơ cấu vốn cho các chương trình này.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ trên cơ sở nguồn lực tổng thể đã được Quốc hội thông qua, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xác định rõ các cam kết của địa phương, tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài và khả năng đóng góp của nhân dân.
Cạnh đó, để đảm bảo nguồn lực thực hiện các chương trình, sớm giao kế hoạch trung hạn giai đoạn 2013 - 2015, để các bộ, ngành và địa phương chủ động triển khai công việc và huy động các nguồn vốn đối ứng. Đồng thời cần có cơ chế quản lý và thường xuyên đánh giá, sơ kết việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm.