Lãi suất “ngoài quốc doanh” vào cuộc
Sau khối quốc doanh, lãi suất cho vay tại một số ngân hàng cổ phần bắt đầu xuất hiện các mức từ dưới 15% đến 16,5%/năm
Sau khối ngân hàng quốc doanh, lãi suất cho vay tại một số ngân hàng cổ phần bắt đầu xuất hiện các mức từ dưới 15% đến 16,5%/năm.
Cuối tuần qua và đầu tuần này, một số ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu triển khai chính sách cho vay mới. Lãi suất cho vay theo công bố đã có sự cạnh tranh rõ ràng hơn so với các mức mà khối quốc doanh (Nhà nước nắm sở hữu chi phối) đưa ra trước đó (từ 14% - 17%/năm).
Khá nhanh, tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), mức lãi suất thấp nhất trước đó đối với nhóm đối tượng ưu tiên đã giảm mạnh, ghi nhận là lần điều chỉnh thứ hai kể từ sau quyết định giảm các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước ngày 11/4 vừa qua.
Cụ thể, thông tin giới thiệu từ SeABank chi nhánh Cộng Hòa cho biết họ vừa triển khai chính sách lãi suất hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngắn hạn nhằm các mục đích chế biến sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, đặc biệt ưu tiên lĩnh vực xuất nhập khẩu hoặc sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Các đối tượng khách hàng trên có thể vay vốn ngắn hạn, tài trợ thương mại, chiết khấu L/C… ở mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay hiện hành so với các doanh nghiệp khác là 2%/năm, cụ thể từ 16,25% - 16,5%/năm.
Tại một ngân hàng cổ phần khác, từ ngày 21/4, HDBank triển khai chương trình “Ưu đãi lãi suất cho vay xuất nhập khẩu” dành cho khách hàng doanh nghiệp. Tổng hạn mức cho vay là 1.000 tỷ đồng và lãi suất cho vay chỉ 16%/năm.
Theo HDBank, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để bổ sung nguồn vốn lưu động để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc sản xuất, chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu… sẽ được ngân hàng này cung cấp nguồn vốn với lãi suất ưu đãi 16%/năm, thời hạn vay tối đa là 6 tháng.
Đối tượng được hưởng ưu đãi từ chương trình bao gồm tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên toàn quốc đáp ứng đủ các điều kiện vay của HDBank. Chương trình được áp dụng đến 31/7/2012.
Hấp dẫn hơn, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) công bố chương trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu năm 2012 với lãi suất thực sự cạnh tranh.
Chương trình được SHB triển khai áp dụng đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và phục vụ nông nghiệp, nông thôn bao gồm các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất chế biến sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy hải sản và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu trên toàn quốc.
Đáng chú ý là lãi suất cho vay tối đa SHB áp dụng là 15%/năm, áp cho các nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh như thu mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển kênh phân phối. Tổng hạn mức của chương trình lên tới 5.000 tỷ đồng.
Mức tối đa 15%/năm theo giới thiệu của SHB có thể xem là lãi suất cạnh tranh nhất được công bố cụ thể trong khối ngân hàng ngoài quốc doanh ở thời điểm này.
Còn sớm để kiểm chứng thực tế giải ngân của các chương trình trên. Nhưng việc công bố các mức lãi suất tối đa 15%/năm, 16% - 16,5%/năm cho thấy một số ngân hàng cổ phần đã mạnh tay hơn trong đợt điều chỉnh lãi suất cho vay lần này, như một sự chủ động để thu hút khách hàng tốt về phía mình.
Một cán bộ ngân hàng có chương trình ưu đãi trên cho biết, họ cần áp những mức lãi suất cho vay thấp hơn thông thường như vậy để nhanh chân thu hút các khách hàng tốt thuộc nhóm khuyến khích, còn với các nhu cầu vay khác lãi suất thấp nhất vẫn áp từ 18,25%/năm.
Cuối tuần qua và đầu tuần này, một số ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu triển khai chính sách cho vay mới. Lãi suất cho vay theo công bố đã có sự cạnh tranh rõ ràng hơn so với các mức mà khối quốc doanh (Nhà nước nắm sở hữu chi phối) đưa ra trước đó (từ 14% - 17%/năm).
Khá nhanh, tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), mức lãi suất thấp nhất trước đó đối với nhóm đối tượng ưu tiên đã giảm mạnh, ghi nhận là lần điều chỉnh thứ hai kể từ sau quyết định giảm các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước ngày 11/4 vừa qua.
Cụ thể, thông tin giới thiệu từ SeABank chi nhánh Cộng Hòa cho biết họ vừa triển khai chính sách lãi suất hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngắn hạn nhằm các mục đích chế biến sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, đặc biệt ưu tiên lĩnh vực xuất nhập khẩu hoặc sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Các đối tượng khách hàng trên có thể vay vốn ngắn hạn, tài trợ thương mại, chiết khấu L/C… ở mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay hiện hành so với các doanh nghiệp khác là 2%/năm, cụ thể từ 16,25% - 16,5%/năm.
Tại một ngân hàng cổ phần khác, từ ngày 21/4, HDBank triển khai chương trình “Ưu đãi lãi suất cho vay xuất nhập khẩu” dành cho khách hàng doanh nghiệp. Tổng hạn mức cho vay là 1.000 tỷ đồng và lãi suất cho vay chỉ 16%/năm.
Theo HDBank, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để bổ sung nguồn vốn lưu động để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc sản xuất, chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu… sẽ được ngân hàng này cung cấp nguồn vốn với lãi suất ưu đãi 16%/năm, thời hạn vay tối đa là 6 tháng.
Đối tượng được hưởng ưu đãi từ chương trình bao gồm tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên toàn quốc đáp ứng đủ các điều kiện vay của HDBank. Chương trình được áp dụng đến 31/7/2012.
Hấp dẫn hơn, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) công bố chương trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu năm 2012 với lãi suất thực sự cạnh tranh.
Chương trình được SHB triển khai áp dụng đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và phục vụ nông nghiệp, nông thôn bao gồm các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất chế biến sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy hải sản và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu trên toàn quốc.
Đáng chú ý là lãi suất cho vay tối đa SHB áp dụng là 15%/năm, áp cho các nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh như thu mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển kênh phân phối. Tổng hạn mức của chương trình lên tới 5.000 tỷ đồng.
Mức tối đa 15%/năm theo giới thiệu của SHB có thể xem là lãi suất cạnh tranh nhất được công bố cụ thể trong khối ngân hàng ngoài quốc doanh ở thời điểm này.
Còn sớm để kiểm chứng thực tế giải ngân của các chương trình trên. Nhưng việc công bố các mức lãi suất tối đa 15%/năm, 16% - 16,5%/năm cho thấy một số ngân hàng cổ phần đã mạnh tay hơn trong đợt điều chỉnh lãi suất cho vay lần này, như một sự chủ động để thu hút khách hàng tốt về phía mình.
Một cán bộ ngân hàng có chương trình ưu đãi trên cho biết, họ cần áp những mức lãi suất cho vay thấp hơn thông thường như vậy để nhanh chân thu hút các khách hàng tốt thuộc nhóm khuyến khích, còn với các nhu cầu vay khác lãi suất thấp nhất vẫn áp từ 18,25%/năm.