Lãi suất tiếp tục giảm
Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh, trên biểu niêm yết của một số ngân hàng cũng tiếp tục điều chỉnh
Cuối tuần qua và đầu tuần này, một số ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh các mức lãi suất cao trên biểu niêm yết; trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VND cũng đã giảm mạnh.
Tháng 7 vừa qua hoạt động ngân hàng ghi nhận đợt biến động mạnh của tỷ giá USD/VND. Một nguyên nhân chính là trạng thái dư thừa vốn VND trong hệ thống.
Xử lý nguyên nhân trên, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại và liên tục phát hành tín phiếu hút tiền về, cũng như bán ra ngoại tệ can thiệp. Điều này tác động đến cung vốn VND ngắn hạn và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán MB (MBS), sau một loạt động thái của Ngân hàng Nhà nước nhằm bình ổn thị trường ngoại hối như bán USD dự trữ và hút VND ra khỏi hệ thống qua phát hành tín phiếu, thanh khoản hệ thống ngân hàng sụt giảm tạm thời trong tháng 7. Lãi suất liên ngân hàng theo đó tăng mạnh tới 4 điểm phần trăm ở hầu hết các kỳ hạn so với cuối tháng 6. Cụ thể, lãi suất dao động quanh mức 4,5% - 5%/năm đối với kỳ hạn qua đêm, 5,5%/năm đối với kỳ hạn một tuần và 6% đối với kỳ hạn một tháng.
Thậm chí cuối tháng 7, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng liên tục chào ở mức từ 5% - 5,5%/năm, được một số tổ chức đầu tư gắn với quan sát nguồn cung vốn VND ngắn hạn đã hạn chế.
Trao đổi với VnEconomy, đại diện một tổ chức đầu tư cho rằng, diễn biến của lãi suất VND trên liên ngân hàng vừa qua còn gắn với tâm lý phòng thủ của các thành viên trên thị trường. Tâm lý này có từ biến động của tỷ giá và dư vốn VND, họ chờ đợi ứng xử của Ngân hàng Nhà nước và kìm cung, thể hiện ở tiền gửi vượt dự trữ tăng lên.
“Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã bật tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản qua thị trường mở OMO. Lãi suất đã có điều chỉnh. Nhưng đó chỉ là những con số tương đối và thị trường hiện không có những diễn biến gì quá mới; tăng trưởng tín dụng vẫn diễn ra đều đều và chưa thực sự tạo nên những thay đổi lớn”, vị đại diện trên cho biết.
Sau khi xử lý ổn những biến động tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước “bật tín hiệu” sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tâm lý phòng thủ vốn cũng giảm bớt, cung vốn đã dồi dào hơn và lãi suất liên tục giảm trên liên ngân hàng.
Từ đầu tuần này, cập nhật của các tổ chức đầu tư cho thấy, lãi suất VND qua đêm và các kỳ hạn ngắn trên liên ngân hàng đã liên tục giảm. Tính đến phiên ngày 8/8, lãi suất qua đêm chỉ chào quanh mức 3,5% - 4%/năm; các kỳ hạn theo tuần có từ 4% - 4,2%; kỳ hạn 1 tháng từ 4,5% - 5%/năm… Nguồn cung dồi dào tiếp tục là ghi nhận của họ.
Trong khi đó, trên thị trường 1 với dân cư và tổ chức, cuối tuần qua và đầu tuần này, một số ngân hàng thương mại tiếp tục hạ các mức lãi suất cao trên biểu niêm yết.
Tại Ngân hàng Bắc Á (BacABank), mức lãi suất cao nhất 9,5%/năm hiện đã lùi về còn 9,2%/năm. Tại Ngân hàng Á Châu (ACB), mức lãi suất cao nhất 9,2%/năm áp cho một số kỳ hạn dài trong tháng 7 vừa qua hiện cũng đã giảm xuống còn cao nhất 8,8%/năm…
Ở tình hình chung, huy động vốn của hệ thống ngân hàng nói chung vẫn thuận lợi, trong khi tín dụng còn tăng chậm. Tính đến hết ngày 24/7, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ước tăng tới 9,48%, trong khi tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế chỉ đạt 4,91% so với đầu năm (riêng tín dụng cập nhật đến hết tháng 7 đã tăng khoảng 5,15%).
Tháng 7 vừa qua hoạt động ngân hàng ghi nhận đợt biến động mạnh của tỷ giá USD/VND. Một nguyên nhân chính là trạng thái dư thừa vốn VND trong hệ thống.
Xử lý nguyên nhân trên, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại và liên tục phát hành tín phiếu hút tiền về, cũng như bán ra ngoại tệ can thiệp. Điều này tác động đến cung vốn VND ngắn hạn và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán MB (MBS), sau một loạt động thái của Ngân hàng Nhà nước nhằm bình ổn thị trường ngoại hối như bán USD dự trữ và hút VND ra khỏi hệ thống qua phát hành tín phiếu, thanh khoản hệ thống ngân hàng sụt giảm tạm thời trong tháng 7. Lãi suất liên ngân hàng theo đó tăng mạnh tới 4 điểm phần trăm ở hầu hết các kỳ hạn so với cuối tháng 6. Cụ thể, lãi suất dao động quanh mức 4,5% - 5%/năm đối với kỳ hạn qua đêm, 5,5%/năm đối với kỳ hạn một tuần và 6% đối với kỳ hạn một tháng.
Thậm chí cuối tháng 7, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng liên tục chào ở mức từ 5% - 5,5%/năm, được một số tổ chức đầu tư gắn với quan sát nguồn cung vốn VND ngắn hạn đã hạn chế.
Trao đổi với VnEconomy, đại diện một tổ chức đầu tư cho rằng, diễn biến của lãi suất VND trên liên ngân hàng vừa qua còn gắn với tâm lý phòng thủ của các thành viên trên thị trường. Tâm lý này có từ biến động của tỷ giá và dư vốn VND, họ chờ đợi ứng xử của Ngân hàng Nhà nước và kìm cung, thể hiện ở tiền gửi vượt dự trữ tăng lên.
“Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã bật tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản qua thị trường mở OMO. Lãi suất đã có điều chỉnh. Nhưng đó chỉ là những con số tương đối và thị trường hiện không có những diễn biến gì quá mới; tăng trưởng tín dụng vẫn diễn ra đều đều và chưa thực sự tạo nên những thay đổi lớn”, vị đại diện trên cho biết.
Sau khi xử lý ổn những biến động tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước “bật tín hiệu” sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tâm lý phòng thủ vốn cũng giảm bớt, cung vốn đã dồi dào hơn và lãi suất liên tục giảm trên liên ngân hàng.
Từ đầu tuần này, cập nhật của các tổ chức đầu tư cho thấy, lãi suất VND qua đêm và các kỳ hạn ngắn trên liên ngân hàng đã liên tục giảm. Tính đến phiên ngày 8/8, lãi suất qua đêm chỉ chào quanh mức 3,5% - 4%/năm; các kỳ hạn theo tuần có từ 4% - 4,2%; kỳ hạn 1 tháng từ 4,5% - 5%/năm… Nguồn cung dồi dào tiếp tục là ghi nhận của họ.
Trong khi đó, trên thị trường 1 với dân cư và tổ chức, cuối tuần qua và đầu tuần này, một số ngân hàng thương mại tiếp tục hạ các mức lãi suất cao trên biểu niêm yết.
Tại Ngân hàng Bắc Á (BacABank), mức lãi suất cao nhất 9,5%/năm hiện đã lùi về còn 9,2%/năm. Tại Ngân hàng Á Châu (ACB), mức lãi suất cao nhất 9,2%/năm áp cho một số kỳ hạn dài trong tháng 7 vừa qua hiện cũng đã giảm xuống còn cao nhất 8,8%/năm…
Ở tình hình chung, huy động vốn của hệ thống ngân hàng nói chung vẫn thuận lợi, trong khi tín dụng còn tăng chậm. Tính đến hết ngày 24/7, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ước tăng tới 9,48%, trong khi tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế chỉ đạt 4,91% so với đầu năm (riêng tín dụng cập nhật đến hết tháng 7 đã tăng khoảng 5,15%).