Làm đội vốn hơn 330 triệu USD, sẽ bị “kiểm điểm”
Phó thủ tướng yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan đến việc đội vốn dự án đường sắt đô thị Hà Nội
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải xem xét, kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan đến việc đội vốn dự án đường sắt đô thị Hà Nội, đoạn Cát Linh - Hà Đông.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo kiểm điểm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc chất lượng thiết kế cơ sở hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, kéo dài thời gian thi công làm tăng tổng mức đầu tư lên tới 339 triệu USD.
Cùng với đó là phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với phía Trung Quốc để bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án này.
Theo lý giải của ban quản lý dự án, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thực hiện, kinh nghiệm của ban quản lý dự án và năng lực nhà thầu đã khiến dự án chậm trễ, đội vốn đầu tư.
Trong khi đó, báo cáo Thủ tướng mới đây, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc bổ sung, phát sinh một số hạng mục và chậm giải phóng mặt bằng làm thời gian thực hiện dự án kéo dài đã làm tăng tổng mức đầu tư.
Cụ thể, việc thay đổi phương án nhà ga từ hai tầng thành ba tầng so với thiết kế cơ sở và có cầu vượt cho người đi bộ, dù giảm được 43,1 triệu USD giải phóng nhưng tăng 84,2 triệu USD so với bước lập dự án. Ngoài ra, khi triển khai thiết kế kỹ thuật, căn cứ khảo sát địa chất phải xử lý nền đất yếu tại khu depot khiến chi phí xử lý là 13,54 triệu USD, dù tư vấn lập dự án là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải không đề xuất phương án xử lý đất yếu cho khu vực này.
Bên cạnh đó, do chưa giải phóng mặt bằng được đường vào depot nên tổng thầu được Bộ Giao thông Vận tải cho thuê thêm bãi đúc dầm, huy động thêm thiết bị khiến phải bổ sung kinh phí 10,16 triệu USD. Với việc điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox để giảm chi phí sơn vỏ tàu, theo Bộ sẽ tăng thêm 3,19 triệu USD.
Dự án đầu tư ban đầu chưa tính chi phí ăn ở, đi lại cho các học viên, gồm đi đào tạo vận hành khai thác ở nước ngoài, nên phải bổ sung cho hạng mục này thêm 2,91 triệu USD vào 5 triệu USD dự tính trước đó.
Cũng theo Bộ Giao thông Vận tải, với lý do biến động giá nguyên, nhiên vật liệu, tỉ giá hối đoái, chế độ, chính sách trong thời gian thực hiện dự án và khối lượng, đơn giá chưa tính chính xác trong bước thiết kế cơ sở khiến dự án bổ sung khoảng 95 triệu USD. Còn do công tác giải phóng mặt bằng và di dời công trình kỹ thuật chậm, chi phí xây lắp tăng dẫn tới thuế VAT tăng, lãi vay, bảo hiểm vốn vay, phí các loại cũng tăng theo dự kiến cần bổ sung khoảng 88,3 triệu USD.
Trước thực tế đó, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó. Trong đó, các khoản phát sinh lớn nhất tại dự án là chi phí xây dựng, tăng 221 triệu USD, chi phí thiết bị tăng 20 triệu USD, chi phí giải phóng mặt bằng tăng 25 triệu USD.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, sau chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính đàm phán với phía Trung Quốc để vay thêm.
Còn về chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan, ông Trường cho biết sẽ xem cụ thể vì liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng chậm và nhiều vấn đề vướng mắc trong dự án. Bộ sẽ xem xét để xử lý từng việc cụ thể sau khi làm rõ từng nội dung liên quan.
Dự án khởi công vào tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD, trong đó vay vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD. Gói thầu chính của dự án là thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Dự kiến tuyến đường sẽ khai thác vào tháng 6/2015.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo kiểm điểm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc chất lượng thiết kế cơ sở hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, kéo dài thời gian thi công làm tăng tổng mức đầu tư lên tới 339 triệu USD.
Cùng với đó là phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với phía Trung Quốc để bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án này.
Theo lý giải của ban quản lý dự án, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thực hiện, kinh nghiệm của ban quản lý dự án và năng lực nhà thầu đã khiến dự án chậm trễ, đội vốn đầu tư.
Trong khi đó, báo cáo Thủ tướng mới đây, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc bổ sung, phát sinh một số hạng mục và chậm giải phóng mặt bằng làm thời gian thực hiện dự án kéo dài đã làm tăng tổng mức đầu tư.
Cụ thể, việc thay đổi phương án nhà ga từ hai tầng thành ba tầng so với thiết kế cơ sở và có cầu vượt cho người đi bộ, dù giảm được 43,1 triệu USD giải phóng nhưng tăng 84,2 triệu USD so với bước lập dự án. Ngoài ra, khi triển khai thiết kế kỹ thuật, căn cứ khảo sát địa chất phải xử lý nền đất yếu tại khu depot khiến chi phí xử lý là 13,54 triệu USD, dù tư vấn lập dự án là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải không đề xuất phương án xử lý đất yếu cho khu vực này.
Bên cạnh đó, do chưa giải phóng mặt bằng được đường vào depot nên tổng thầu được Bộ Giao thông Vận tải cho thuê thêm bãi đúc dầm, huy động thêm thiết bị khiến phải bổ sung kinh phí 10,16 triệu USD. Với việc điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox để giảm chi phí sơn vỏ tàu, theo Bộ sẽ tăng thêm 3,19 triệu USD.
Dự án đầu tư ban đầu chưa tính chi phí ăn ở, đi lại cho các học viên, gồm đi đào tạo vận hành khai thác ở nước ngoài, nên phải bổ sung cho hạng mục này thêm 2,91 triệu USD vào 5 triệu USD dự tính trước đó.
Cũng theo Bộ Giao thông Vận tải, với lý do biến động giá nguyên, nhiên vật liệu, tỉ giá hối đoái, chế độ, chính sách trong thời gian thực hiện dự án và khối lượng, đơn giá chưa tính chính xác trong bước thiết kế cơ sở khiến dự án bổ sung khoảng 95 triệu USD. Còn do công tác giải phóng mặt bằng và di dời công trình kỹ thuật chậm, chi phí xây lắp tăng dẫn tới thuế VAT tăng, lãi vay, bảo hiểm vốn vay, phí các loại cũng tăng theo dự kiến cần bổ sung khoảng 88,3 triệu USD.
Trước thực tế đó, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó. Trong đó, các khoản phát sinh lớn nhất tại dự án là chi phí xây dựng, tăng 221 triệu USD, chi phí thiết bị tăng 20 triệu USD, chi phí giải phóng mặt bằng tăng 25 triệu USD.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, sau chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính đàm phán với phía Trung Quốc để vay thêm.
Còn về chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan, ông Trường cho biết sẽ xem cụ thể vì liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng chậm và nhiều vấn đề vướng mắc trong dự án. Bộ sẽ xem xét để xử lý từng việc cụ thể sau khi làm rõ từng nội dung liên quan.
Dự án khởi công vào tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD, trong đó vay vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD. Gói thầu chính của dự án là thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Dự kiến tuyến đường sẽ khai thác vào tháng 6/2015.