Lạm phát tháng 9 của Việt Nam thấp nhất 15 năm
Tính từ đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng cả nước mới chỉ tăng 0,4%
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2015 tiếp tục giảm 0,21% so với tháng trước, bằng mức giá của cùng tháng năm trước. Tính từ đầu năm, CPI cả nước mới chỉ tăng 0,4%.
Xét trong dãy số liệu từ năm 1998 trở lại đây, CPI tháng 9 năm nay đang ở mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua, trong khi CPI cả 9 tháng thì thấp nhất trong vòng 10 năm.
Việc CPI cả nước tiếp tục giảm không quá bất ngờ với nhiều người bởi cách đây vài ngày, hai đầu tầu kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và Tp.HCM đều đã công bố CPI giảm tương ứng 0,1% và 0,47% so với tháng trước.
Xét diễn biến giá của các nhóm hàng trong tháng, từ các quyết định mang tính hành chính, CPI tháng này chịu sự tác động chính của hai nhóm diễn biến trái chiều là giao thông và giáo dục.
Đến hẹn lại lên, giá học phí của các cấp tại các tỉnh thành trong cả nước lại điều chỉnh tăng tương đối trong tháng 9.
Trong tháng, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 1,24% so với tháng trước. Mức tăng này tuy thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 6,38% của nhóm giáo dục tháng 9/2014 nhưng lại là nhóm có mức tăng cao nhất trong tháng 9 năm nay.
Ở chiều ngược lại, do tác động liên tiếp của các đợt giảm giá xăng dầu ngày 19/8 và 3/9 vừa qua, chỉ số giá nhóm giao thông đã giảm 3,17% so với tháng trước.
Theo quan sát, mặc dù giá xăng dầu các loại đã giảm khá mạnh trong thời gian qua nhưng giá vé vận tải hành khách các loại dù có giảm nhưng ở mức không đáng kể, nhất là cước taxi gần như không đổi so với tháng trước.
Cũng do tác động của giá xăng dầu, chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cũng giảm tương đối ở mức 0,68% so với tháng trước. Trong khi giá các loại vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép biến động nhẹ nên ít ảnh hưởng đến chỉ số giá của nhóm thì giá gas, dầu hỏa giảm đáng kể đã tác động mạnh lên mức giảm của chỉ số chung của nhóm.
Một điểm cần chú ý trong tháng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống - nhóm có quyền số lớn nhất sự biến động của nó ảnh hưởng khá lớn đến chỉ số chung. Trong tháng, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,24%, thực phẩm giảm 0,14% và ăn uống ngoài gia đình giảm 0,02%.
Tiếp đà giảm của các tháng trước, giá các mặt hàng lương thực tiếp tục giảm do nguồn cung ổn định trong khi tình hình xuất khẩu gạo chưa có dấu hiệu cải thiện. Hiện tại, lượng lúa gạo tồn kho trên cả nước đủ đáp ứng được các nhu cầu trong và ngoài nước.
Trong tháng, do ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ đã cùng tăng ở các mức tương ứng 3,54% và 2,71% so với tháng trước.
Xét trong dãy số liệu từ năm 1998 trở lại đây, CPI tháng 9 năm nay đang ở mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua, trong khi CPI cả 9 tháng thì thấp nhất trong vòng 10 năm.
Việc CPI cả nước tiếp tục giảm không quá bất ngờ với nhiều người bởi cách đây vài ngày, hai đầu tầu kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và Tp.HCM đều đã công bố CPI giảm tương ứng 0,1% và 0,47% so với tháng trước.
Xét diễn biến giá của các nhóm hàng trong tháng, từ các quyết định mang tính hành chính, CPI tháng này chịu sự tác động chính của hai nhóm diễn biến trái chiều là giao thông và giáo dục.
Đến hẹn lại lên, giá học phí của các cấp tại các tỉnh thành trong cả nước lại điều chỉnh tăng tương đối trong tháng 9.
Trong tháng, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 1,24% so với tháng trước. Mức tăng này tuy thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 6,38% của nhóm giáo dục tháng 9/2014 nhưng lại là nhóm có mức tăng cao nhất trong tháng 9 năm nay.
Ở chiều ngược lại, do tác động liên tiếp của các đợt giảm giá xăng dầu ngày 19/8 và 3/9 vừa qua, chỉ số giá nhóm giao thông đã giảm 3,17% so với tháng trước.
Theo quan sát, mặc dù giá xăng dầu các loại đã giảm khá mạnh trong thời gian qua nhưng giá vé vận tải hành khách các loại dù có giảm nhưng ở mức không đáng kể, nhất là cước taxi gần như không đổi so với tháng trước.
Cũng do tác động của giá xăng dầu, chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cũng giảm tương đối ở mức 0,68% so với tháng trước. Trong khi giá các loại vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép biến động nhẹ nên ít ảnh hưởng đến chỉ số giá của nhóm thì giá gas, dầu hỏa giảm đáng kể đã tác động mạnh lên mức giảm của chỉ số chung của nhóm.
Một điểm cần chú ý trong tháng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống - nhóm có quyền số lớn nhất sự biến động của nó ảnh hưởng khá lớn đến chỉ số chung. Trong tháng, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,24%, thực phẩm giảm 0,14% và ăn uống ngoài gia đình giảm 0,02%.
Tiếp đà giảm của các tháng trước, giá các mặt hàng lương thực tiếp tục giảm do nguồn cung ổn định trong khi tình hình xuất khẩu gạo chưa có dấu hiệu cải thiện. Hiện tại, lượng lúa gạo tồn kho trên cả nước đủ đáp ứng được các nhu cầu trong và ngoài nước.
Trong tháng, do ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ đã cùng tăng ở các mức tương ứng 3,54% và 2,71% so với tháng trước.