Lạm phát tiếp tục leo thang ở Trung Quốc
CPI của Trung Quốc trong tháng 1 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 4,6% trong tháng 12/2010
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 1 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 4,6% trong tháng 12/2010.
Hãng tin Reuters cho biết, mức lạm phát tháng 1 của Trung Quốc thấp hơn mức kỳ vọng 5,3% của giới phân tích, nhưng áp lực về giá cả tiếp tục gia tăng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có thể sẽ buộc Ngân hàng Trung ương nước này thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ. Tháng 1 đã là tháng thứ 4 liên tiếp tốc độ lạm phát vượt mục tiêu mà Bắc Kinh đề ra.
“Mức tăng CPI thấp hơn dự báo trong tháng 1 của Trung Quốc cần được xem xét với thái độ thận trọng, vì những chỉ báo và diễn biến gần đây vẫn cho thấy sự đeo bám của những rủi ro lạm phát” chuyên gia kinh tế Connie Tse thuộc công ty Forecast PTE tại Singapore nhận xét.
Một bằng chứng về áp lực lạm phát gia tăng tại Trung Quốc là lạm phát lõi - không tính tới giá thực phẩm - đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 1, so với mức tăng 2,1% trong tháng 12/2010. Đây là mức tăng mạnh nhất của lạm phát lõi tại Trung Quốc trong vòng ít nhất 6 năm trở lại đây.
Giá lương thực-thực phẩm tháng 1 tăng tới 10,6%, đánh dấu tháng thứ 4 liên tục tăng với tốc độ trên 10%.
Ngoài ra, chỉ số giá bán buôn (PPI) của Trung Quốc trong tháng 1 tăng 6,6%, so với mức tăng 5,9% trong tháng 12, đồng thời vượt mức dự báo 6,1% của giới phân tích.
Cùng với việc công bố thống kê lạm phát tháng 1, Tổng cục Thống kê Trung Quốc ngày 15/2 cũng thông báo thay đổi lớn trong việc tính toán CPI. Theo đó, nhóm nhà đất được áp dụng một tỷ trọng lớn hơn trong rổ hàng hóa tính CPI, trong khi tỷ trọng nhóm lương thực-thực phẩm được giảm xuống. Sự điều chỉnh này được áp dụng từ tháng 1/2011.
Theo thông lệ, cứ 5 năm một lần, Trung Quốc điều chỉnh tỷ trọng các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính CPI. Nhiều nhà phân tích cho rằng, cách điều chỉnh lần này sẽ làm giảm con số tăng CPI, nhưng Tổng cục Thống kê Trung Quốc lại tuyên bố, sự điều chỉnh trên thực tế khiến CPI tăng thêm 0,024%. Do vậy, thống kê về CPI lần này của Trung Quốc không khỏi khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về mức độ đáng tin cậy.
Tờ Wall Street Journal cho rằng, với cách tính mới, chỉ số CPI của Trung Quốc tháng 1 lẽ ra phải tăng 5,1%, thay vì tăng 4,9% như công bố chính thức.
Ngày 8/2 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tăng lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong 6 tuần nhằm chống sự leo thang của lạm phát. Đây cũng là lần tăng lãi suất thứ ba của Trung Quốc kể từ tháng 10 năm ngoái tới nay.
Theo các nhà phân tích, tình trạng dư thừa tiền mặt trong nền kinh tế Trung Quốc, một phần xuất phát từ thặng dư thương mại khổng lồ, là một nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự leo thang giá cả của nước này. Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại nhiều khu vực của Trung Quốc cũng đang đe dọa nghiêm trọng tình hình sản xuất lương thực, làm các áp lực về giá cả thêm căng thẳng.
Một đồng Nhân dân tệ mạnh hơn được cho là có thể là một vũ khí hữu hiệu cho Bắc Kinh trong công cuộc chống lạm phát, vì sẽ làm giảm thặng dư thương mại và giảm giá hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa phát đi tín hiệu nào cho thấy họ sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng tỷ giá đồng nội tệ.
Hãng tin Reuters cho biết, mức lạm phát tháng 1 của Trung Quốc thấp hơn mức kỳ vọng 5,3% của giới phân tích, nhưng áp lực về giá cả tiếp tục gia tăng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có thể sẽ buộc Ngân hàng Trung ương nước này thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ. Tháng 1 đã là tháng thứ 4 liên tiếp tốc độ lạm phát vượt mục tiêu mà Bắc Kinh đề ra.
“Mức tăng CPI thấp hơn dự báo trong tháng 1 của Trung Quốc cần được xem xét với thái độ thận trọng, vì những chỉ báo và diễn biến gần đây vẫn cho thấy sự đeo bám của những rủi ro lạm phát” chuyên gia kinh tế Connie Tse thuộc công ty Forecast PTE tại Singapore nhận xét.
Một bằng chứng về áp lực lạm phát gia tăng tại Trung Quốc là lạm phát lõi - không tính tới giá thực phẩm - đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 1, so với mức tăng 2,1% trong tháng 12/2010. Đây là mức tăng mạnh nhất của lạm phát lõi tại Trung Quốc trong vòng ít nhất 6 năm trở lại đây.
Giá lương thực-thực phẩm tháng 1 tăng tới 10,6%, đánh dấu tháng thứ 4 liên tục tăng với tốc độ trên 10%.
Ngoài ra, chỉ số giá bán buôn (PPI) của Trung Quốc trong tháng 1 tăng 6,6%, so với mức tăng 5,9% trong tháng 12, đồng thời vượt mức dự báo 6,1% của giới phân tích.
Cùng với việc công bố thống kê lạm phát tháng 1, Tổng cục Thống kê Trung Quốc ngày 15/2 cũng thông báo thay đổi lớn trong việc tính toán CPI. Theo đó, nhóm nhà đất được áp dụng một tỷ trọng lớn hơn trong rổ hàng hóa tính CPI, trong khi tỷ trọng nhóm lương thực-thực phẩm được giảm xuống. Sự điều chỉnh này được áp dụng từ tháng 1/2011.
Theo thông lệ, cứ 5 năm một lần, Trung Quốc điều chỉnh tỷ trọng các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính CPI. Nhiều nhà phân tích cho rằng, cách điều chỉnh lần này sẽ làm giảm con số tăng CPI, nhưng Tổng cục Thống kê Trung Quốc lại tuyên bố, sự điều chỉnh trên thực tế khiến CPI tăng thêm 0,024%. Do vậy, thống kê về CPI lần này của Trung Quốc không khỏi khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về mức độ đáng tin cậy.
Tờ Wall Street Journal cho rằng, với cách tính mới, chỉ số CPI của Trung Quốc tháng 1 lẽ ra phải tăng 5,1%, thay vì tăng 4,9% như công bố chính thức.
Ngày 8/2 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tăng lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong 6 tuần nhằm chống sự leo thang của lạm phát. Đây cũng là lần tăng lãi suất thứ ba của Trung Quốc kể từ tháng 10 năm ngoái tới nay.
Theo các nhà phân tích, tình trạng dư thừa tiền mặt trong nền kinh tế Trung Quốc, một phần xuất phát từ thặng dư thương mại khổng lồ, là một nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự leo thang giá cả của nước này. Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại nhiều khu vực của Trung Quốc cũng đang đe dọa nghiêm trọng tình hình sản xuất lương thực, làm các áp lực về giá cả thêm căng thẳng.
Một đồng Nhân dân tệ mạnh hơn được cho là có thể là một vũ khí hữu hiệu cho Bắc Kinh trong công cuộc chống lạm phát, vì sẽ làm giảm thặng dư thương mại và giảm giá hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa phát đi tín hiệu nào cho thấy họ sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng tỷ giá đồng nội tệ.