Lạm phát Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh
Tốc độ lạm phát của Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua bất ngờ sụt xuống 3,2%, mức thấp nhất trong 20 tháng
Tốc độ lạm phát của Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua bất ngờ sụt xuống mức thấp nhất trong 20 tháng, hãng tin Reuters cho biết. Chuyển biến này được đánh giá là sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh đầy mạnh nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế đang trên đà suy giảm.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố hôm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nước này trong tháng 2 vừa qua chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức dự báo 3,4% của giới phân tích và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% mà Bắc Kinh đặt ra cho cả năm nay. Tháng 1, lạm phát của Trung Quốc là 4,5%.
“Dữ liệu mới nhất về lạm phát của Trung Quốc phản ánh sự giảm nhiệt của giá cả sau năm mới âm lịch, nhất là giá thực phẩm. Thống kê này ủng hộ quan điểm của chúng tôi về việc Trung Quốc sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ”, chuyên gia kinh tế Kevin Lai thuộc công ty Daiwa tại Hồng Kông phát biểu trên Reuters.
Mức lạm phát tháng 2 của Trung Quốc phần nào xoa dịu những lo ngại của giới đầu tư toàn cầu về nguy cơ “hạ cánh cứng” của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cách đây ít hôm, thị trường toàn cầu đã phản ứng bi quan khi Trung Quốc giảm mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2012 xuống còn 7,5%, mức thấp nhất trong 8 năm.
“Các nhà quan sát vẫn thường đặt ra những kịch bản về kinh tế Trung Quốc ‘hạ cánh cứng’. Nhưng điều này chưa hề xảy ra”, ông Tim Condon, chuyên gia nghiên cứu kinh tế châu Á tại ngân hàng ING Singapore, nhận định. Theo ông Condon, GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng ít nhất 8,5% trong năm nay, mức hợp lý để xem kinh tế Trung Quốc là “hạ cánh mềm”.
Một cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia do hãng tin Reuters thực hiện vào tháng 12 năm ngoái dự báo, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ cắt giảm 2 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại trong năm 2012. Trong tháng 2 vừa qua, PBoC đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm, sau khi cắt giảm 0,5 điểm phần trăm vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, hầu như không có chuyên gia nào dự báo Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ.
Trong khi đó, một nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới khác là Brazil hôm qua đã mạnh tay hạ lãi suất với mức giảm 0,75 điểm phần trăm nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo giới phân tích, trừ trường hợp giá hàng hóa cơ bản thế giới tăng vọt, lạm phát ở Trung Quốc sẽ không tăng trong năm nay. Ước tính, nhóm lương thực-thực phẩm chiếm khoảng 30% giá trị rổ hàng hóa tính giá tiêu dùng tại Trung Quốc.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố hôm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nước này trong tháng 2 vừa qua chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức dự báo 3,4% của giới phân tích và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% mà Bắc Kinh đặt ra cho cả năm nay. Tháng 1, lạm phát của Trung Quốc là 4,5%.
“Dữ liệu mới nhất về lạm phát của Trung Quốc phản ánh sự giảm nhiệt của giá cả sau năm mới âm lịch, nhất là giá thực phẩm. Thống kê này ủng hộ quan điểm của chúng tôi về việc Trung Quốc sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ”, chuyên gia kinh tế Kevin Lai thuộc công ty Daiwa tại Hồng Kông phát biểu trên Reuters.
Mức lạm phát tháng 2 của Trung Quốc phần nào xoa dịu những lo ngại của giới đầu tư toàn cầu về nguy cơ “hạ cánh cứng” của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cách đây ít hôm, thị trường toàn cầu đã phản ứng bi quan khi Trung Quốc giảm mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2012 xuống còn 7,5%, mức thấp nhất trong 8 năm.
“Các nhà quan sát vẫn thường đặt ra những kịch bản về kinh tế Trung Quốc ‘hạ cánh cứng’. Nhưng điều này chưa hề xảy ra”, ông Tim Condon, chuyên gia nghiên cứu kinh tế châu Á tại ngân hàng ING Singapore, nhận định. Theo ông Condon, GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng ít nhất 8,5% trong năm nay, mức hợp lý để xem kinh tế Trung Quốc là “hạ cánh mềm”.
Một cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia do hãng tin Reuters thực hiện vào tháng 12 năm ngoái dự báo, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ cắt giảm 2 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại trong năm 2012. Trong tháng 2 vừa qua, PBoC đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm, sau khi cắt giảm 0,5 điểm phần trăm vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, hầu như không có chuyên gia nào dự báo Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ.
Trong khi đó, một nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới khác là Brazil hôm qua đã mạnh tay hạ lãi suất với mức giảm 0,75 điểm phần trăm nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo giới phân tích, trừ trường hợp giá hàng hóa cơ bản thế giới tăng vọt, lạm phát ở Trung Quốc sẽ không tăng trong năm nay. Ước tính, nhóm lương thực-thực phẩm chiếm khoảng 30% giá trị rổ hàng hóa tính giá tiêu dùng tại Trung Quốc.